Cảnh báo các cấp độ suy tim và mức độ nguy hiểm của nó | Medlatec

Cảnh báo các cấp độ suy tim và mức độ nguy hiểm của nó

Suy tim là bệnh lý có thể gây nên những biến chứng khó lường cho sống. Bệnh sẽ có cơ hội chậm tiến triển nếu được phát hiện và điều trị từ giai đoạn sớm. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ về các cấp độ suy tim và mức độ nguy hiểm của nó để bạn đọc hiểu hơn về bệnh lý này.


27/05/2021 | Bệnh suy tim có chữa được không? Điều trị như thế nào?
25/05/2021 | Suy tim cấp: triệu chứng nhận diện bệnh điển hình nhất
22/04/2021 | 5 dấu hiệu suy tim do cao huyết áp theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ

1. Bệnh suy tim - nguyên nhân và triệu chứng nhận biết

1.1. Thế nào là suy tim

Suy tim tức là tim bị yếu đi nên không thể bơm máu đi nuôi cơ thể hiệu quả được và máu vận chuyển tới tim cũng như tới khắp cơ thể cũng chậm mức bình thường. Bệnh lý này xuất phát từ sự bất thường trong cấu trúc hoặc chức năng của tim.

1.2. Nguyên nhân gây suy tim là gì

Thường thì suy tim xuất phát từ các yếu tố sau:

- Mắc bệnh động mạch vành.

- Một số vùng tim bị chết và có sẹo do cơn nhồi máu cơ tim khiến cho khả năng co bóp của tim bị giảm.

các cấp độ suy tim

Bệnh động mạch vành là một trong những nguyên nhân gây suy tim

- Lạm dụng rượu bia nên mắc bệnh cơ tim.

- Bệnh cao huyết áp mạn làm tăng áp lực lên tim, khiến tim phải làm việc quá sức trong một khoảng thời gian dài.

- Mắc bệnh tim bẩm sinh. 

- Bị bệnh hẹp hoặc hở van tim.

- Các bệnh lý mãn tính như: tiểu đường, suy thận, tuyến giáp.

- Rối loạn nhịp tim trong thời gian dài. 

- Dùng một số loại thuốc đặc biệt, thuốc trị ung thư.

- Bệnh viêm cơ tim.

1.3. Triệu chứng nào cho thấy bị suy tim

1.3.1. Suy tim trái

- Triệu chứng cơ năng:

+ Khó thở: ban đầu chỉ là khó thở khi gắng sức nhưng về sau càng ngày cơn khó thở càng tăng lên, phải ngồi mới thở được.

+ Ho: thường ho khan vào ban đêm hoặc khi làm quá sức. Một số ít trường hợp bị ho có đờm kèm theo máu.

- Triệu chứng thực thể:

+ Thăm khám tim nhận thấy mỏm tim hơi lệch sang trái.

+ Nhịp tim nhanh hơn mức bình thường.

+ Thăm khám nghe thấy tiếng tim đập như tiếng ngựa phi hoặc thấy một tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm.

+ Khám phổi thấy ran ẩm rải rác ở hai bên đáy phổi. 

1.3.2. Suy tim phải

- Triệu chứng cơ năng:

+ Khó thở: tùy từng trường hợp mà người bệnh thường xuyên thấy khó thở, chỉ khác nhau về mức độ khó thở nhiều/ít mà thôi. Cơn khó thở ngày một nặng và không có các cơn kịch phát.

+ Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau tức vùng hạ sườn phải.

Các triệu chứng điển hình của bệnh suy tim

Các triệu chứng điển hình của bệnh suy tim

- Triệu chứng thực thể:

+ Bề mặt gan nhẵn, gan to đều, bờ gan tù, sờ vào gan thấy đau hoặc có những cơn đau gan tự phát.

+ Tĩnh mạch cổ nổi thành sợi to.

+ Da và niêm mạc bị tím do máu ở trệ ở ngoại biên.

+ Phù ở hai chân sau đó phù toàn thân hoặc còn bị tràn dịch các màng.

+ Tiểu ít, nước tiểu có màu sậm.

+ Nghe nhịp tim thấy nhanh và như có tiếng ngựa phi.

1.3.4. Suy tim toàn bộ

Trong các cấp độ suy tim thì đây chính là suy ở mức độ nặng nên người bệnh có triệu chứng:

- Toàn thân phù.

- Thường xuyên khó thở.

- Áp lực tĩnh mạch cao, tĩnh mạch cổ nổi sợi rất to.

- Gan ngày càng to.

- Có tình trạng chướng cổ, tràn dịch màng tim hoặc màng phổi.

- Huyết áp kẹt do huyết áp tối thiểu tăng còn huyết áp tối đa hạ.

- Chụp X-quang thấy toàn bộ quả tim to lên.

- Thực hiện điện tâm đồ có thể thấy dày hai thất.

2. Thận trọng trước những nguy hiểm của bệnh suy tim

Suy tim dù ở cấp độ mấy thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và dễ đẩy người bệnh đứng trước những biến chứng nguy hiểm. Tùy vào cấp độ suy tim mà mức độ nguy hiểm do bệnh gây ra có sự khác nhau. Cấp độ suy tim càng cao thì rủi ro biến chứng càng lớn.

Những biến chứng nguy hiểm do suy tim có thể kể đến như:

- Tràn dịch màng, phù phổi cấp

Một lượng dịch lớn bị ứ lại ở phổi do suy tim nên người bệnh bị phù phổi cấp, khó thở và ho khan.

- Rối loạn nhịp tim gây đột tử

Rung thất, nhịp tim nhanh quá và nhịp nhanh thất rất dễ gây đột tử.

- Nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Do nhịp tim quá nhanh, nhịp nhanh thất và rung thất nên nguy cơ đột tử rất cao.  Ngoài ra, suy tim còn gây tắc động mạch não, động mạch vành do có sự xuất hiện của các cục máu đông nên dễ bị đột quả và nhồi máu cơ tim.

- Hỏng van tim

Một thời gian dài tim phải làm việc quá sức nên dây chằng xung quanh nó bị đứt, giãn ra và van tim bị hỏng.

- Thiếu máu

Suy giảm chức năng thận do suy tim khiển cơ thể không sản xuất đủ hormone tạo hồng cầu nên người bệnh dễ bị thiếu máu. 

- Gan, thận bị tổn thương

Do không được cung cấp đủ máu nên chức năng gan, thận là đào thải độc tố, nước, muối ra ngoài cơ thể bị giảm đi. Mặt khác, khả năng vận chuyển máu của tim giảm nên gan phải tăng kích thước để chứa máu, cứ như vậy hình thành xơ và suy gan. 

- Rối loạn nhịp tim: 

Nhịp tim đập nhanh hoặc chậm một cách bất thường làm nhịp tim nhanh thất, rung thất, rung nhĩ,...

Các cấp độ suy tim theo cách phân chia của Hội tim mạch học New York

Các cấp độ suy tim theo cách phân chia của Hội tim mạch học New York

3. Các cấp độ suy tim cần lưu ý

Hiện nay có rất nhiều cách phân loại các cấp độ suy tim như sau:

3.1. Cấp độ suy tim theo Hiệp hội tim mạch học New York

Hiệp hội tim mạch New York (NYHA) đánh giá mức độ suy tim dựa trên mức độ hoạt động thể lực và triệu chứng cơ năng của người bệnh nhân, từ đó chia thành 4 cấp độ:

- Độ 1

Đây là suy tim tiềm tàng vì người bệnh vẫn có khả năng hoạt động thể lực và sinh hoạt như người bình thường, không hề có dấu hiệu mệt mỏi, khó thở hay hồi hộp.

- Độ 2

Cấp độ này suy tim nhẹ, người bệnh mới chỉ bị một số hạn chế nhất định trong hoạt động thể lực và sinh hoạt hàng. Các triệu chứng suy tim chỉ xuất hiện khi gắng sức như: đánh trống ngực, mệt mỏi, khó thở,...

- Độ 3

Đây là cấp độ suy tim trung bình nặng vì các hoạt động thể lực cũng như sinh hoạt thường ngày của người bệnh đã bị hạn chế đi khá nhiều. Người bệnh thường thấy mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực,... dù hoạt động rất nhẹ và thường xuyên phải vào viện điều trị.

- Độ 4

Ở cấp độ này thì suy tim đã nặng nên người bệnh sẽ thấy khó chịu trong mọi hoạt động sinh hoạt hay thể lực hàng ngày.

3.2. Cấp độ suy tim theo giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị 

Đây là các cấp độ suy tim của ACC/AHA 2013. Dựa theo thời điểm bệnh xuất hiện và tiến triển của bệnh, suy tim chia thành 4 giai đoạn:

- Giai đoạn A

Các triệu chứng suy tim không hề có nhưng người bệnh lại lại có các yếu tố nguy cơ cao với suy tim như: béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường,...

- Giai đoạn B

Các triệu chứng suy tim vẫn chưa có nhưng lại có bệnh lý làm ảnh hưởng đến cấu trúc của tim như: thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim,...

- Giai đoạn C

Đã xuất hiện các triệu chứng gây tổn thương cấu trúc tim hoặc liên quan đến bệnh làm cấu trúc tim tổn thương. Các triệu chứng ấy gồm: khó thở, gắng sức kém, tim đập nhanh, ho đêm nhiều,…

- Giai đoạn D

Người bệnh đã phải dùng đến các phương pháp điều trị đặc biệt dành cho bệnh nhân suy tim.

Nhìn chung, dù phân loại các cấp độ suy tim như thế nào thì đây vẫn là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Khám sức khỏe định kỳ được xem là phương pháp được khuyến cáo nên thực hiện để kịp thời phát hiện các bất thường tim mạch trong đó có bệnh suy tim để có phương án điều trị từ sớm thì sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ biến chứng xấu cho sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Mọi thông tin cần tìm hiểu thêm về các cấp độ suy tim bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng giải đáp chính xác và cặn kẽ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp