Suy tim cấp: triệu chứng nhận diện bệnh điển hình nhất | Medlatec

Suy tim cấp: triệu chứng nhận diện bệnh điển hình nhất

Suy tim cấp là tình trạng suy tim xảy ra đột ngột, có thể do bệnh lý tim mạch tiến triển hoặc biến chứng sức khỏe như: nhiễm trùng, thiếu máu, tăng huyết áp,… Suy tim cấp có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không cấp cứu kịp thời, các trường hợp nhẹ cần điều trị duy trì và phòng ngừa tái phát cũng như tiến triển nặng.


22/04/2021 | 5 dấu hiệu suy tim do cao huyết áp theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
06/04/2021 | Suy tim mất bù: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
02/04/2020 | Xét nghiệm NT-pro BNP, dấu ấn không thể thiếu trong chẩn đoán bệnh suy tim

1. Suy tim cấp là gì?

Suy tim cấp là tình trạng suy tim xảy ra đột ngột với triệu chứng điển hình là giảm cung lượng tim hệ thống và sung huyết phổi. Bệnh nhân suy tim cấp cần được đánh giá tình trạng và cấp cứu nhanh nhất để xử lý triệu chứng, ngừa biến chứng và phục hồi hoạt động của tim trở lại bình thường.

Suy tim cấp là biến chứng tim nguy hiểm

Suy tim cấp là biến chứng tim nguy hiểm

Có đến 80% trường hợp suy tim cấp xảy ra ở bệnh nhân suy tim mạn, chỉ có 20% nhập viện do mới khởi phát. Nguyên nhân gây suy tim cấp mới khởi phát thường là các biến chứng sức khỏe như: thiếu máu, nhiễm trùng, suy thận, rối loạn nhịp tim, sốc thuốc, tăng huyết áp không kiểm soát,… 

Bệnh nhân suy tim cấp sau khi nhập viện cần được xử lý tình trạng phù phổi cấp và sốc tim trước nhằm cứu sống bệnh nhân, duy trì dấu hiệu sinh tồn. Sau đó mới điều trị nguyên nhân và phục hồi hoạt động của tim, tránh suy tim cấp tiếp tục tái phát.

2. Suy tim cấp gây triệu chứng gì?

Đặc điểm xuất hiện triệu chứng của suy tim cấp là khởi phát nhanh, đột ngột, nguy hiểm có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không cấp cứu. Suy tim cấp đi kèm với phù phổi cấp và sốc tim là nguyên nhân dẫn đến tử vong.

Suy tim cấp có thể gây tử vong do biến chứng giảm tưới máu và tuần hoàn

Suy tim cấp có thể gây tử vong do biến chứng giảm tưới máu và tuần hoàn

Vì thế nhận biết sớm triệu chứng bệnh để đưa bệnh nhân nhập viện và cấp cứu là việc quan trọng để cứu sống bệnh nhân. Triệu chứng suy tim cấp bao gồm:

Triệu chứng liên quan đến quá tải thể tích

  • Tình trạng khó thở đi kèm với ho, thở khò khè, thường tăng khi hoạt động gắng sức và kịch phát về đêm khi nằm.

  • Tình trạng chán ăn, đầy bụng.

  • Tình trạng phù, tê bì, lạnh chân và bàn chân.

Triệu chứng liên quan đến giảm tưới máu mô

Lượng máu cung cấp từ tim giảm nên bệnh nhân sẽ thấy mệt đột ngột, cảm giác không còn sức lực làm việc hay suy nghĩ. Cùng với đó là dấu hiệu tụt huyết áp, lạnh tay chân, thay đổi tri giác, choáng váng, mất tập trung, lú lẫn, thậm chí ngất xỉu.

Nếu suy tim cấp xảy ra ở bệnh nhân có nền bệnh lý tim mạch thì nguy cơ sốc tim rất cao. Sốc tim có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu y tế, hỗ trợ thở và tuần hoàn.

3. Điều trị suy tim cấp như thế nào?

Đánh giá tình trạng suy tim cấp ban đầu rất quan trọng để định hướng điều trị cấp cứu và phục hồi. Những bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, sốc tim cần được chuyển đến bộ phận để hồi sức tích cực càng sớm càng tốt. 

Đánh giá đúng tình trạng giúp điều trị suy tim cấp hiệu quả hơn

Đánh giá đúng tình trạng giúp điều trị suy tim cấp hiệu quả hơn

Với trường hợp suy tim cấp nhẹ hơn, biến chứng không nguy hiểm thì vẫn cần tiếp tục theo dõi, đánh giá dấu hiệu sinh tồn. Cùng với đó là chẩn đoán xác định nguyên nhân và điều trị.

3.1. Cấp cứu phù phổi cấp

Đầu tiên, bệnh nhân cần được đánh giá nhanh qua triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ có thể ngay lập tức triển khai các phương pháp cấp cứu phục hồi lại cung lượng tim. Các phương pháp lâm sàng có thể được triển khai song song hoặc sau khi tim bệnh nhân hồi phục.

Khi đã đánh giá được tình trạng phù phổi cấp, các biện pháp được áp dụng điều trị gồm:

  • Thở oxy để hỗ trợ thở.

  • Đặt khí nội quản, thở oxy bằng máy nếu mức độ giảm oxy trong máu nặng, không đáp ứng điều trị.

  • Đặt đường truyền tĩnh mạch các loại thuốc tiêm lợi tiểu, thuốc vận mạch,…

  • Siêu lọc máu.

  • Hỗ trợ tuần hoàn bằng cơ học.

  • Điều trị nguyên nhân.

Khi tình trạng phù phổi cấp đã được phục hồi, việc chẩn đoán xác định nguyên nhân gây suy tim cấp và phù phổi cấp sẽ được tiến hành. Điều này giúp điều trị có hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.

3.2. Cấp cứu sốc tim

Suy tim cấp rất dễ gây ra tình trạng sốc tim do tổn thương các bộ phận như: van tim, cơ tim, buồng tim hoặc do rối loạn nhịp tim. Chỉ có khoảng 20% trường hợp sốc tim xuất phát từ dị tật hoặc tổn thương cơ học như thủng vách liên thất, hở 2 lá cấp.

Sốc tim cần được hỗ trợ thở và tuần hoàn

Sốc tim cần được hỗ trợ thở và tuần hoàn

Trước khi điều trị, cần đánh giá tình trạng sốc tim bằng cách:

  • Khám thực thể và thăm hỏi triệu chứng.

  • Đánh giá huyết động bằng huyết áp tâm thu, chỉ số cung lượng tim và áp lực đổ đầy thất trái.

  • Thăm dò cận lâm sàng: X-quang ngực, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, siêu âm tim, xét nghiệm công thức máu, điện tim đồ, xét nghiệm men tim, men gan, khí máu động mạch,…

Khi xác định được tình trạng sốc tim, điều trị khắc phục hiệu quả bằng các biện pháp:

  • Thở oxy.

  • Đặt nội khí quản kết hợp thở bằng máy.

  • Đặt bóng đối quang động mạch chủ.

  • Dùng thuốc vận mạch truyền tĩnh mạch.

  • Tái thông mạch vành nguyên nhân gây sốc tim là do nhồi máu cơ tim.

  • Hỗ trợ tuần hoàn bằng cơ học: hệ thống màng trao đổi oxy ngoài cơ thể, dụng cụ hỗ trợ thất,…

3.3. Điều trị duy trì

Khi bệnh nhân được cấp cứu khỏi các biến chứng nguy hiểm gây tử vong, cần tiếp tục theo dõi và điều trị duy trì để cải thiện huyết động, thể tích và các triệu chứng lâm sàng khác. Cùng với đó, cần điều trị phòng ngừa suy tim mạn tiến triển.

Tình trạng bệnh có nhiều biến động, vì thế cần liên tục theo dõi cân nặng, huyết động và thể tích dịch xuất nhập, từ đó có biện pháp chăm sóc tích cực, điều chỉnh thuốc phù hợp.

Bệnh nhân suy tim cấp cần theo dõi và điều trị duy trì

Bệnh nhân suy tim cấp cần theo dõi và điều trị duy trì

Suy tim cấp là cấp cứu tim mạch nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nếu bệnh nhân không được chẩn đoán, tiếp cận điều trị cấp cứu nhanh chóng. Suy tim cấp thường xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh nền tim mạch, do đó các bệnh nhân này cần tích cực điều trị và theo dõi. Như vậy mới có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm suy tim cấp tái phát gây tử vong cho bệnh nhân. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp