Cách vắt sữa bằng tay hiệu quả, sữa về nhanh dành cho các mẹ | Medlatec

Cách vắt sữa bằng tay hiệu quả sữa về nhanh dành cho các mẹ

Nguồn sữa mẹ không đủ để nuôi con khiến cho nhiều mẹ bị căng thẳng hoặc trầm cảm sau sinh. Nhằm mục đích giúp mẹ tự tin giải quyết được vấn đề, không bị áp lực nên sau đây chúng tôi hướng dẫn cách vắt sữa bằng tay hiệu quả nhanh chóng để mẹ có thêm nhiều sữa cho con yêu mỗi ngày.


18/07/2022 | Hướng dẫn cách hâm sữa mẹ đạt chuẩn, giữ trọn vẹn dinh dưỡng
09/12/2021 | Cách bảo quản sữa mẹ an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho con yêu
19/05/2020 | Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu và các lưu ý khi vắt sữa

1. Giải thích vắt sữa mẹ là gì?

Vắt sữa mẹ là cách làm được đánh giá khá cao trong trường hợp mẹ không thể cho con bú. Ngoài ra, vắt sữa còn được thực hiện khi mẹ không thể tiếp xúc trực tiếp với con để cho bú như: mẹ đang bị cách ly do các bệnh truyền nhiễm, bé sinh non hoặc đang được chăm sóc đặc biệt,... nhưng vẫn muốn cho con ăn sữa mẹ thay vì những loại sữa bột.

Vắt sữa mẹ thường được thực hiện bằng tay hoặc máy vắt sữa chuyên dụng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy hút sữa với kích cỡ và kiểu dáng khác nhau phù hợp với ngực của nhiều phụ nữ.

Cách vắt sữa bằng tay chiếm đại đa số vì thuận tiện và dễ dàng hơn so với máy

Cách vắt sữa bằng tay chiếm đại đa số vì thuận tiện và dễ dàng hơn so với máy

2. Hướng dẫn cách vắt sữa bằng tay đúng cách, hiệu quả

Cách vắt sữa bằng tay dành cho phụ nữ sau sinh được tiến hành như sau:

2.1. Dụng cụ chuẩn bị

Cốc hoặc bình sữa đã được rửa sạch sẽ, tiệt trùng và để cho khô nước; túi dùng để trữ sữa mẹ chuyên dụng (được bảo quản trong ngăn đá hoặc tủ đông); thìa nhỏ rửa sạch (dùng trong trường hợp vắt sữa ra cốc và đút sữa ngay sau khi vắt xong). 

2.2. Rửa tay

Các mẹ cần lưu ý là rửa tay thật sạch trước khi thực hiện cách vắt sữa bằng tay cho con. Trường hợp bạn rửa tay với nước lạnh, hãy để ấm tay một chút trước khi tiến hành chạm vào bầu vú. Bởi vì, nếu mẹ vắt sữa bằng tay lạnh thì thời gian thường lâu hơn. 

Lưu ý: Nếu bạn mới lần đầu thực hành vắt sữa mẹ và cảm thấy khó khăn khi thực hiện, hãy nhờ đến y tá hoặc người thân để giúp đỡ.

Trước khi tiến hành vắt sữa mẹ nên rửa tay thật sạch sẽ

Trước khi tiến hành vắt sữa mẹ nên rửa tay thật sạch sẽ

2.3. Đặt khăn ấm lên bầu vú

Bạn nhúng nhẹ một chiếc khăn tay sạch vào nước ấm và để lên bầu vú trong khoảng thời gian là 2 phút. Tuy rằng bước này không bắt buộc nhưng hỗ trợ tốt trong quá trình bạn tiến hành cách vắt sữa bằng tay. 

2.4. Mát xa đều đặn bầu vú

Để giúp chuẩn bị tốt nhất cho việc vắt sữa mẹ bằng tay, bạn có thể mát xa bầu vú bằng tay hoặc khăn mềm. Bạn hãy xoa bóp nhẹ, mát xa bầu vú ở hai bên để giúp cho bầu vú được thư giãn và sẵn sàng để tiết sữa.

2.5. Ngồi thẳng lưng

Tiếp đến là bắt đầu quá trình thực hiện cách vắt sữa bằng tay, trước tiên là bạn ngồi thẳng và hơi nghiêng người về phía trước. Tư thế này giúp cho mẹ luôn cảm thấy thoải mái và việc vắt sữa diễn ra một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra, thực hiện vắt sữa ở tư thế ngồi sẽ vắt được nhiều sữa hơn là khi bạn đang đứng hay đang nằm.

2.6. Đặt ngón tay lên trên túi sữa trong bầu ngực

Bạn hãy giữ tư thế ngón tay giống hình chữ “C” ở phía trên hoặc dưới núm vú. Bạn thực hiện cách vắt sữa bằng tay như sau:

  • Đặt ngón tay cái lên trên núm vú sao cho cách núm vú một khoảng 2.5 cm;

  • Đặt ngón tay trỏ bên dưới núm vú sao cho cách núm vú một khoảng 2.5 cm để thẳng hàng với ngón cái;

  • Bạn điều chỉnh vị trí của những ngón tay một cách thoải mái nhất và thích hợp cho từng cỡ ngực của phụ nữ

  • Bạn hãy giữ yên tay trên ngực trong tư thế như vậy

2.7. Sử dụng lực để ấn vào thành ngực

Bạn cần chú ý khi thực hiện cách vắt sữa bằng tay bạn hãy ấn nhẹ nhàng, từ từ và chắc chắn. Không nên dùng lực trực tiếp bóp vào bầu vú. Ngoài ra, tránh đè ép quá chặt hey kéo căng quầng vú vì điều này dễ khiến sữa khó tiết ra một cách dễ dàng. 

Thay vì vậy, bạn hãy dùng ngón cái và ngón trỏ để ấn trực tiếp vào mô ngực, hướng về phía thành ngực. Trong đó, các mẹ nên lưu ý những điều cơ bản và quan trọng sau:

  • Sử dụng ngón tay để ấn vào phía trong, không trực tiếp bóp ra bên ngoài, lăn không được miết các ngón tay;

  • Lăn các ngón tay về trước để tiến hành ép sữa từ tia sữa tại dưới quầng vú và núm vú;

  • Khép các ngón tay lại với nhau trong quá trình áp dụng cách vắt sữa bằng tay. Nếu ngón tay xòe ra sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả vắt sữa;

  • Trường hợp mẹ có bầu ngực lớn, hãy từ từ nâng nhẹ bầu ngực trước khi ấn vào thành ngực

2.8. Tiến hành vắt sữa 

Sử dụng ngón tay cái cùng các ngón tay khác để tạo một lực cuộn ra phía ngoài. Đồng thời hãy dùng lực cuộn này ép trực tiếp vào bầu ngực. Bạn có thể ấn, ép rồi thả lỏng từ từ. Khi đã quen tay, bạn dễ dàng áp dụng cách vắt sữa bằng tay như là nhịp điệu đang cho em bé bú. Điều này rất thuận lợi để quá trình vắt sữa ngày một dễ dàng hơn.

Lưu ý:

  • Ngực của mỗi người phụ nữ là không giống nhau nên bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ nhân viên Y tế hoặc tự mình tìm ra vị trí vắt được nhiều sữa nhất trên bầu ngực;

  • Bạn cũng có thể áp dụng thử cách vắt sữa bằng tay khi vừa mát xa rồi vắt sữa và mát xa, quá trình được lặp lại đều đặn

2.9. Bảo quản sữa được vắt trong bình 

Trường hợp vắt sữa để dùng dần cho con thì bạn cần thực hiện như sau:

  • Vắt sữa trực tiếp vào bình đựng để bảo quản;

  • Sử dụng phễu để bắt đầu rót sữa vào bình hoặc túi chứa sữa nếu cần thiết

  • Bạn nên dùng loại cốc có miệng rộng tương đối, ví dụ như là cốc uống cà phê hay lọ thủy tinh nhỏ. Khi đã vắt được sữa đầy vào cốc, bạn có thể thực hiện rót sữa vào bình hoặc túi đựng sữa để dự trữ, dùng dần cho bé. Túi đựng sữa nên ghi ngày, giờ để ưu tiên sử dụng.

Mẹ nên sử dụng đồ dùng là túi chuyên dụng để lưu trữ sữa

Mẹ nên sử dụng đồ dùng là túi chuyên dụng để lưu trữ sữa

2.10. Lặp lại cách vắt sữa bằng tay cho bầu vú còn lại

Tại mỗi bên vú, bạn hãy thay đổi các vị trí của ngón tay xê dịch một chút để thuận tiện vắt được toàn bộ sữa ở trong tuyến sữa. Ngoài ra, bạn có thể mát xa luân chuyển qua lại giữa hai bầu ngực giúp sữa được kích thích và tiết ra nhiều hơn.

3. Chú ý trong quá trình thực hiện cách vắt sữa bằng tay

Sau đây là những chú ý khi thực hiện vắt sữa mẹ bằng tay đặc biệt quan trọng:

  • Để khăn bên cạnh sử dụng lau sữa bị tràn hoặc nhỏ ra bên ngoài;

  • Kiên trì thực hiện nếu kết quả vắt sữa ban đầu không được như mong muốn vì mẹ cần cố gắng trong một vài lần thì quá trình vắt sữa mới thành công mỹ mãn.

  • Sử dụng bất kỳ tay nào mà bạn thuận để vắt sữa sao cho hiệu quả nhất.

Trước khi cho con ăn mẹ nên rã đông sữa bằng nước ấm

Trước khi cho con ăn mẹ nên rã đông sữa bằng nước ấm

Cách vắt sữa bằng tay nhìn chung khá đơn giản để thực hiện nhưng không phải ai cũng có thể thành công lần đầu. Tuy nhiên, hy vọng với các bước vắt sữa đúng chuẩn, khoa học mà MEDLATEC chia sẻ ở trên có thể giúp mẹ thực hiện tốt công việc này.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp