Zona thần kinh là loại bệnh da liễu do virus thường xuất hiện vào mùa xuân, gây ra tình trạng đau bỏng, ngứa rát và mọc mụn nước. Hầu hết trường hợp triệu chứng bệnh sẽ biến mất sau khoảng 1 tháng, tuy nhiên nếu không điều trị tốt, biến chứng bệnh có thể kéo dài, thậm chí dẫn tới mất thính giác và thị giác. Vậy cách chữa bệnh zona thần kinh biến chứng thế nào?
22/08/2020 | Biến chứng bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không? 22/08/2020 | Tổng hợp những dấu hiệu bệnh zona thần kinh điển hình nhất 22/08/2020 | Zona thần kinh ở mắt: nguyên nhân, cách điều trị bệnh hiệu quả
1. Bệnh zona thần kinh có thể gây biến chứng gì?
Những biến chứng mà virus zona thần kinh có thể gây ra gồm:
1.1. Nhiễm trùng da
Bội nhiễm là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân zona thần kinh do việc điều trị sai cách hoặc không kịp thời. Vùng da tổn thương lúc này có dấu hiệu sưng và đau rát hơn, cần sớm can thiệp y tế và điều trị.
Nhiễm trùng da ở bệnh nhân zona thần kinh khá thường gặp
1.2. Đau dây thần kinh
Biến chứng này thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi, khi virus tấn công gây viêm nhiễm dây thần kinh, ảnh hưởng đến đường truyền xung nhịp của dây. Triệu chứng đau đớn xuất hiện theo cơn, thường kéo dài ở tai và có thể ảnh hưởng đến thính giác.
1.3. Hội chứng Ramsay Hunt
Zona thần kinh có thể gây biến chứng liệt dây thần kinh ngoại biên, hay còn gọi là hội chứng Ramsay Hunt. Người bệnh bị mất hoặc suy giảm thính giác, cảm giác đau tai kéo dài, tê liệt và lệch 1 bên mặt. Thông thường biến chứng này sẽ suy giảm sau điều trị 1 thời gian nhưng người bệnh không nên chủ quan.
1.4. Biến chứng mắt
Zona thần kinh ảnh hưởng đến dây thần kinh mắt có thể gây các biến chứng tổn thương giác mạc, giảm thị lực, viêm giác mạc, thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.
2. Cách chữa bệnh zona thần kinh biến chứng
Hiện tại vẫn chưa có biện pháp điều trị hoàn toàn bệnh zona thần kinh bởi virus gây bệnh không bị tiêu diệt hoàn toàn mà vẫn cư trú trong các gốc thần kinh. Virus có thể tái hoạt động gây bệnh trở lại khi sức đề kháng cơ thể yếu, hệ miễn dịch không thể ngăn chặn chúng.
Để điều trị triệu chứng và phòng ngừa biến chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để rút ngắn thời gian khỏi bệnh và tăng cường sức khỏe chống lại virus. Một số loại thuốc được dùng như:
Thuốc kháng virus
Loại thuốc này chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ điều trị, thuốc giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh, giúp kiềm chế virus gây biến chứng nặng.
Thuốc giảm đau
Zona thần kinh gây nhiều đau đớn kéo dài cho bệnh nhân, vì thế sử dụng thuốc giảm đau sẽ được chỉ định tùy vào mức độ bệnh. Thông thường, trẻ nhỏ bị zona thần kinh không gặp triệu chứng đau nặng, càng lớn tuổi, dây thần kinh càng dễ bị virus tấn công gây viêm, hậu quả là cơn đau kéo dài. Thuốc giảm đau thường dùng là Naproxen, Ibuprofen hay Acetaminophen.
Chỉ dùng thuốc giảm đau khi có chỉ định bác sĩ
Thuốc bôi Capsaicin
Thuốc bôi dùng trực tiếp lên vùng da bị zona thần kinh giúp giảm đau, nhanh lành vết thương. Khi bôi ở khu vực gần mắt phải cẩn thận, tránh thuốc dính vào mắt hoặc theo mồ hôi chảy vào mắt.
Thuốc kháng sinh
Trong trường hợp zona thần kinh bị nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ ngăn ngừa vi khuẩn bội nhiễm. Vì vậy chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có tình trạng này, còn zona thần kinh thông thường thuốc sẽ không có tác dụng với virus.
Thuốc chống co giật, động kinh
Nhiều trường hợp người bệnh bị đau dây dây thần kinh sẽ cần dùng loại thuốc này.
Thuốc gây tê
Thuốc gây tê giúp giảm đau tại chỗ nhanh chóng, tuy nhiên cần cân nhắc cẩn thận và xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Thuốc gây tê có nhiều dạng như dạng dung dịch, dạng bột, miếng dán,…
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Thuốc này cũng có tác dụng giảm đau nhưng có nhiều tác dụng phụ nên chỉ dùng khi thực sự cần thiết.
Bên cạnh đó, các bài thuốc nam sử dụng dược liệu tự nhiên cũng có khả năng ngăn ngừa sẹo và biến chứng khác do zona thần kinh gây ra hiệu quả. Bạn có thể dùng hỗn hợp mật ong nguyên chất với dầu dừa theo tỉ lệ 1/1 để đắp lên vùng da bị zona. Ngoài ra, nước uống nha đam và đường phèn cũng giúp zona thần kinh nhanh khỏi và không để lại biến chứng.
Mật ong là thảo dược thiên nhiên thường dùng chữa bệnh zona
3. Biện pháp phòng ngừa biến chứng zona thần kinh
Cách phòng ngừa biến chứng bệnh hiệu quả nhất đó là điều trị sớm và tích cực ngay khi phát hiện bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu hoặc chuyên khoa thần kinh. Một số biện pháp phòng ngừa bạn có thể tham khảo như:
3.1. Vệ sinh vùng da bị zona sạch sẽ
Vùng da phát ban, nổi mụn nước do zona thần kinh rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh sạch sẽ hay bị cọ sát vào quần áo, dính nước bẩn. Cần giữ vùng da zona sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh sát khuẩn bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
3.2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, nhất là các loại Vitamin khoáng chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch đảm bảo chống lại virus tấn công gây bệnh.
3.3. Tập thể dục thể thao
Tập thể dục thể thao cũng là cách nâng cao sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng zona thần kinh cũng như nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên cần lựa chọn bài tập phù hợp với sức khỏe, tránh va chạm đến vùng da tổn thương gây đau đớn, viêm nhiễm và nguy cơ biến chứng nặng hơn.
Tăng cường sức khỏe giúp ngăn ngừa biến chứng zona
3.4. Giữ môi trường sống sạch sẽ
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng cá nhân cũng như môi trường sống và làm việc là cách giúp bảo vệ sức khỏe của chính bạn và mọi người xung quanh. Biện pháp này cũng được khuyến cáo trong phòng ngừa bệnh dịch nói chung và zona thần kinh nói riêng.
Cần lưu ý khi vệ sinh cơ thể, hạn chế dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa trực tiếp lên vùng da bị phát ban, nổi mụn rộp do zona thần kinh. Việc làm này có thể gây nhiễm trùng và lây lan bệnh sang các vùng cơ thể khác hoặc người khác tiếp xúc gần.
Như vậy, cách chữa bệnh zona thần kinh biến chứng không quá khó khăn nhưng cần thực hiện nghiêm túc, tích cực. Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc điều trị zona và biến chứng thành công. Nếu cần tư vấn, khám và điều trị bệnh tại Chuyên khoa Thần kinh Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56.