Nội soi phế quản hiện được thực hiện phổ biến trong sàng lọc và điều trị ung thư phổi, ngoài ra cũng có nhiều mục đích y học khác. Các kỹ thuật nội soi phế quản giúp bác sĩ quan sát được bên trong phế quản và đường dẫn khí, cho phép phát hiện chính xác các tổn thương liên quan.
24/08/2021 | Bị hen phế quản nhất định phải biết cách dùng thuốc hít hen phế quản 17/08/2021 | Các nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt ở trẻ em 14/08/2021 | Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm phế quản dạng hen
1. Các kỹ thuật nội soi phế quản phổ biến hiện nay
Nội soi phế quản thực hiện bằng việc đưa một ống nội soi nhỏ, đầu có gắn camera qua miệng, mũi hoặc đường mở khí quản. Từ hình ảnh camera siêu nhỏ thu được, bác sĩ có thể quan sát được bề mặt bên trong phế quản và đường dẫn khí, cũng phát hiện được tổn thương hoặc các dấu hiệu bất thường.
Theo sự phát triển của y học, ngày càng có nhiều cải tiến để giúp kỹ thuật nội soi phế quản bớt gây khó chịu, đau đớn và cũng tăng hiệu quả chẩn đoán bệnh. Theo loại ống nội soi phế quản sử dụng, kỹ thuật này được chia thành 2 loại bao gồm:
1.1. Nội soi phế quản ống cứng
Ống cứng với đầu gắn camera được đưa vào thực quản có thể gây tổn thương mặc dù có nhiều cải thiện giúp bảo vệ đường dẫn khí so với trước kia. Phương pháp này thích hợp khi cần lấy dị vật trong đường hô hấp, ống cứng dễ điều khiển hơn với bác sĩ.
Ngoài ra, kỹ thuật nội soi phế quản ống cứng cũng có thể áp dụng kết hợp để đốt điện, kiểm soát chảy máu trong trường hợp mất máu nhiều do xuất huyết đường thở.
1.2. Nội soi phế quản ống mềm
Với ống nội soi mềm, bác sĩ sẽ dễ dàng điều khiển đưa ống nội soi phế quản vào các ngóc ngách nhỏ, các kênh của từng tiểu thùy phổi để phát hiện bất thường hơn. Chất lượng hình ảnh thu được từ nội soi phế quản ống mềm cũng rõ nét hơn, có giá trị chẩn đoán cao hơn.
Ống mềm được dùng phổ biến hơn trong nội soi phế quản hiện nay
Thời gian tiến hành nội soi phế quản ống mềm khá nhanh, thường chỉ mất 5 - 10 phút là đã đi hết các khu vực của đường hô hấp phế quản nên giảm khó chịu cho người bệnh. Hiện nay, nội soi phế quản ống mềm được sử dụng rộng rãi hơn cả do những ưu điểm này.
Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, nội soi phế quản ống cứng vẫn được chỉ định. Không phải bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện được nội soi, cần cẩn trọng hoặc ngăn ngừa biến chứng kết hợp nếu nội soi ở những người mắc bệnh như: huyết học, bệnh tim mạch,…
2. Chuyên gia giải đáp: Nội soi phế quản để làm gì?
Nội soi phế quản ra đời đã giúp ích rất nhiều cho các y bác sĩ trong việc chẩn đoán, điều trị và can thiệp điều trị nhiều bệnh lý hô hấp với tổn thương nằm sâu trong phế quản. Khi người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ của vấn đề về hô hấp, phổi hay đường dẫn khí, nội soi phế quản sẽ được chỉ định.
Ngoài ra, kỹ thuật này cũng được áp dụng trong điều trị một số bệnh và lấy dị vật đường thở do người bệnh không may nuốt phải. Dưới đây là những mục đích cơ bản của phương pháp nội soi phế quản:
-
Chẩn đoán, xác định vị trí và mức độ của ung thư phế quản, ung thư phổi,…
-
Lấy các dị vật trong đường hô hấp do không may nuốt phải hoặc bị sặc.
Nội soi phế quản có thể thực hiện lấy dị vật trong đường hô hấp
-
Chẩn đoán sớm các bệnh về phổi và đường hô hấp, nhất là khi dấu hiệu bệnh không rõ ràng như: viêm phế quản cấp hoặc mãn tính, viêm phổi, polyp hoặc u bất thường trong đường thở,…
-
Lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm chẩn đoán bệnh, cụ thể là mẫu mô đường thở hoặc mẫu đờm.
-
Xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng ho mãn tính, chảy máu đường thở, khó thở,… chưa tìm được nguyên nhân hoặc dai dẳng điều trị không khỏi.
-
Hỗ trợ điều trị các khối u trong đường hô hấp hoặc chứng hẹp đường hô hấp.
-
Điều trị xạ trị bên trong với bệnh nhân mắc ung thư đường hô hấp.
Có thể thấy, nội soi phế quản có thể được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau, đều đem đến giá trị chẩn đoán cao, điều trị hiệu quả và an toàn với người bệnh.
3. Nội soi phế quản có đau và khó chịu không?
Trong nội soi phế quản, ống nội soi cần được đưa qua mũi và miệng để đưa vào đường thở, vì thế nhiều người được chỉ định lo lắng về tổn thương hoặc biến chứng có thể gặp phải. Việc đưa ống nội soi phế quản này ít nhiều sẽ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, nhưng trước đó bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc gây mê để giảm cảm giác này. Ngoài ra có thể dùng thêm thuốc an thần để bệnh nhân bớt sợ hãi làm tăng biến chứng khi nội soi.
Bệnh nhân có thể được dùng thuốc an thần trước khi nội soi
Nhìn chung, nội soi phế quản là thủ thuật can thiệp được đánh giá là khá an toàn, rất hiếm trường hợp xảy ra biến chứng. Thực hiện nội soi tại cơ sở y tế uy tín, chất lượng dịch vụ và kỹ thuật y tế tốt có thể ngăn ngừa gần như hoàn toàn nguy cơ biến chứng.
Một số biến chứng có thể gặp do nội soi phế quản bao gồm:
-
Bệnh nhân bị dị ứng với chất dùng trong ống soi phế quản hoặc các phần khác.
-
Đường dẫn khí co thắt gây ra hiện tượng khó thở, ngạt thở,…
-
Rối loạn tuần hoàn, rối loạn nhịp tim.
-
Chảy máu do ống nội soi phế quản gây tổn thương bên trong hoặc do sinh thiết lấy mẫu xét nghiệm.
-
Chảy máu, rách dây thanh quản do va chạm gây tổn thương của ống nội soi phế quản, thường gặp nếu nội soi sử dụng ống cứng.
-
Co thắt thanh quản, tràn khí màng phổi.
-
Một số trường hợp bị biến chứng viêm phổi.
Nội soi phế quản là kỹ thuật an toàn với sức khỏe của người thực hiện
Những biến chứng do nội soi phế quản này có thể được giải quyết với trang thiết bị y tế đầy đủ và bác sĩ thực hiện có kinh nghiệm. Vì thế, nếu được chỉ định bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện nội soi phế quản và chọn địa điểm nội soi uy tín¸ đảm bảo an toàn và kết quả chẩn đoán chính xác.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.