Phần lớn các trường hợp bị bỏng có thể phục hồi và không gây ảnh hưởng quá lớn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, những trường hợp bị bỏng nặng thì ngược lại. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những tổn thương, biến chứng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các cấp độ của bỏng cũng như cách xử trí khi không may bị bỏng.
14/03/2021 | Di chứng của bỏng có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao? 11/12/2020 | Trẻ bị bỏng nước sôi: các mức độ và cách xử lý đúng
1. Phân loại theo độ sâu của tổn thương bỏng
Những cấp độ của bỏng được phân ra dựa trên những tổn thương mà bỏng gây ra. Cụ thể như sau:
Cấp độ 1: Đây là những trường hợp mà người bệnh chỉ bị tổn thương nhẹ và vết bỏng chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì da ngoài cùng. Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bỏng ở cấp độ 1 bao gồm: Vùng da bị bỏng chỉ đỏ tấy nhẹ, sưng lên, bệnh nhân có đau rát, khi vết bỏng lành, da sẽ khô và có hiện tượng bong tróc. Những trường hợp này thường sẽ nhanh lành vết thương và khả năng để lại sẹo thấp.
Các trường hợp bị bỏng được chia thành nhiều cấp độ
Thông thường, những bệnh nhân bị bỏng ở cấp độ 1 vẫn có thể tự chăm sóc ở nhà bằng những cách đơn giản. Tuy nhiên, với những trường hợp bị bỏng ở vùng đầu gối, khuỷu tay, xương sống, vai hay cánh tay, hoặc những vùng cơ thể phức tạp khác thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, tránh những rủi ro không đáng có trong tương lai.
Cấp độ 2: Bệnh nhân bị bỏng ở cấp độ 2 khi tổn thương đã nghiêm trọng hơn, sẽ có hiện tượng da trở nên phồng rộp, da đỏ rát, đau nhức, có mụn nước. Tình trạng mụn nước vỡ ra có thể gây tiết dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chính vì thế, bệnh nhân cần được chăm sóc vết thương đúng cách để ngăn ngờ nguy cơ nhiễm trùng đồng thời giúp cho vết thương nhanh lành hơn.
Những trường hợp bị bỏng nhẹ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe
Cấp độ 3: Đây là mức độ bỏng rất nặng và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Những tổn thương không chỉ còn ở lớp da ngoài cùng mà đã lan rộng, sâu xuống các lớp sâu hơn dưới da và ảnh hưởng nhiều đến dây thần kinh cũng như các cơ quan bên trong cơ thể. Nếu diện tích bỏng càng rộng thì mức độ nguy hiểm càng lớn. Tình trạng bỏng trên 15% ở người lớn và 8% đối với trẻ em được coi là nghiêm trọng.
Những biểu hiện của bỏng cấp độ 3 là da bị bỏng có thể chuyển sang màu trắng, hoặc có vùng bị xém nâu sẫm. Nếu không được điều trị sẽ để lại những di chứng nghiêm trọng.Một số trường hợp nghiêm trọng hơn khi tình trạng bỏng lan vào xương và gân.
Cấp độ 4: tổn thương qua da và lớp mỡ dưới da tới cơ và xương ở dưới. Bỏng độ 4 cứng và như than cháy và có thể thấy các mạch máu bị tắc nghẽn rõ.
2. Hướng dẫn cách xử trí khi bị bỏng
Ở các cấp độ của bỏng, mỗi trường hợp bị bỏng sẽ có những cách xử trí khác nhau. Dưới đây sẽ là những cách giúp bạn giảm đau rát khi bị bỏng:
Sơ cứu bằng cách ngâm vết bỏng dưới nước mát
Trước hết, bạn cần vệ sinh vết thương, sau đó ngâm khoảng 5 phút dưới nước mát. Lưu ý không chườm đá hoặc ngâm nước quá lạnh vì có thể khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Có thể sử dụng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau.
Ngoài ra có thể sử dụng các loại kem dưỡng da để làm dịu vùng da bị tổn thương.
Sử dụng thuốc mỡ có chứa kháng sinh để thoa lên vết bỏng và có thể sử dụng gạc lỏng để bảo vệ toàn bộ xung quanh vết bỏng.
Với những trường hợp này, bạn cũng cần vệ sinh vết thương và ngâm trong chậu nước mát khoảng 15 phút. Mỗi ngày có thể đắp vải ướt lên vết bỏng khoảng 2 đến 3 phút.
Dùng ibuprofen hoặc acetaminophen khi cần giảm đau.
Có thể dùng thuốc mỡ để bôi trực tiếp lên vết bỏng và những nốt mụn nước.
Dùng băng gạc khô để che lên vết bỏng. Thay băng mỗi ngày và lưu ý cần rửa tay sạch trước khi thực hiện rửa vết bỏng.
Không nên gãi hay lột da vết bỏng để tránh nhiễm trùng.
Vì trong khoảng 1 năm, vùng da bị bỏng sẽ rất nhạy cảm với ánh nắng vì thế, bạn cần phải bảo vệ cẩn thận vùng da này.
Trong trường hợp, vết bỏng gây ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận khác trên cơ thể thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp bỏng nhẹ có thể tự điều trị tại nhà
Khi người bệnh bị bỏng quá nghiêm trọng cần loại bỏ trang phụ trên vết bỏng, không nhúng vết bỏng vào nước hay dùng thuốc bôi lên.
Sau đó, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu để được các bác sĩ xử lý kịp thời.
Lưu ý: Với những trường hợp bị bỏng do điện hoặc hóa chất thì càng phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
3. Phòng tránh nguy cơ bị bỏng
Để phòng tránh bỏng, bạn nên lưu ý những điều sau:
Nên cẩn thận trong lao động và tránh những nơi có nguy cơ bị bỏng.
Gia đình có trẻ nhỏ cần lưu ý, cẩn trọng hơn vì trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị bỏng trong sinh hoạt hàng ngày. Nên để trẻ tránh xa bếp, bật lửa, phích nước, bình ga,… và tất cả những đồ dùng có nguy cơ gây bỏng cao.
Dự trữ bình cứu hỏa trong nhà.
Khi tắm cho các bé, mẹ nên xả nguội trước, sau đó mới xả nước nóng.
Dùng ổ điện có nắp hay những loại ổ có lá cách điện bên trong.
Kiểm tra định kỳ để tránh trường hợp dây điện nổi bị hở điện và không nên để dây điện dài, loằng ngoằng trong nhà.
Khi tiếp xúc hóa chất tẩy rửa cần sử dụng găng tay.
Khi ra ngoài vào mùa hè nên sử dụng kem chống nắng và áo chống nắng.
Những người hút thuốc lá nên chú ý, sau khi hút, cần dập tắt lửa mới vứt đi.
Mỗi chúng ta cần trang bị những kiến thức về việc phòng tránh bỏng và biết cách xử trí cơ bản khi không may bị bỏng. Ở các cấp độ của bỏng khác nhau lại có những hướng xử lý khác nhau. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn có thể gọi đến số 1900565656 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết.