Bướu giáp đơn thuần: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị bệnh | Medlatec

Bướu giáp đơn thuần: Nguyên nhân triệu chứng và cách trị bệnh

Bướu giáp đơn thuần hay còn gọi là bướu cổ lành tính. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng bệnh vẫn cần được điều trị sớm để hạn chế những ảnh hưởng đến chất lượng sống. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bướu cổ đơn thuần trong bài viết sau.


20/04/2023 | Các phương pháp xét nghiệm bướu cổ từ sớm để phòng ngừa hiệu quả
05/09/2022 | Tổng hợp những món ăn tốt cho người bị bướu cổ
16/08/2021 | Có thai khi đang điều trị bướu giáp nguy hiểm không và nên làm gì
04/11/2020 | Những thông tin cần biết về bệnh bướu giáp nhân

1. Bướu giáp đơn thuần là do những nguyên nhân nào?

Hiện tượng tuyến giáp sưng lên nhưng không phải do tế bào ung thư, tình trạng viêm nhiễm, đồng thời tuyến giáp không tăng hoặc giảm hoạt động bất thường, không thay đổi hormone tuyến giáp được gọi là bướu giáp đơn thuần

Bướu giáp đơn thuần là bệnh lành tính

Bướu giáp đơn thuần là bệnh lành tính

Tuy rằng đây là bệnh lành tính nhưng cũng không nên chủ quan. Với những trường hợp bướu cổ kích thước lớn sẽ tác động và làm tổn thương dây thần kinh, chẳng hạn như tình trạng liệt dây thần kinh phrenic và dây thần kinh thanh quản,... 

Hơn nữa, nếu để bướu phát triển, bệnh nhân cũng sẽ gặp rất nhiều rắc rối, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày như tình trạng khàn tiếng, khó nuốt, gây khó khăn khi ăn uống và về lâu dài có thể dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. 

Có nhiều nguyên nhân gây bướu giáp lành tính và dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất: 

- Thiết i-ốt: I-ốt rất cần thiết đối với tuyến giáp trong hoạt động sản xuất các loại hormone. Việc bổ sung quá ít i-ốt có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone và cấy trúc của tuyến giáp, từ đó gây ra bướu cổ lành tính. Đây cũng chính là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. 

- Bệnh Graves: Khi mắc chứng bệnh rối loạn tự miễn này, cơ thể người bệnh có xu hướng kích thích tuyến giáp sản xuất hormone quá mức, dẫn đến cường giáp và kích thước của tuyến giáp cũng sẽ tăng trưởng bất thường. 

- Nhân giáp: Những tế bào tuyến giáp phát triển không đồng đều có thể tạo nên các khối nhân, u giáp lành tính. Nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được làm rõ, nhưng các nhà khoa học cho rằng nó có thể liên quan đến yếu tố di truyền, chế độ ăn và môi trường sống. 

- Phụ nữ đang trong quá trình mang thai cũng có thể bị bướu cổ đơn thuần. Nguyên nhân là do cơ thể sản xuất nhiều hormone giải phóng gonadotropin, kích thích hoạt động của tuyến giáp và khiến kích thước của tuyến này to hơn bình thường.

- Do viêm tuyến giáp vì một số nguyên nhân như nhiễm vi khuẩn, virus hoặc rối loạn tự miễn,...

- Ngoài những nguyên nhân nêu trên, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bướu giáp đơn thuần, chẳng hạn như:

+ Nữ giới, nhất là người đang mang thai, sau tuổi 40, đang trong độ tuổi mãn kinh,... thường có nguy cơ mắc phải các vấn đề về tuyến giáp cao hơn nam giới. 

+ Nếu trong gia đình có người mắc bệnh về tuyến giáp thì các thành viên còn lại cũng có nguy cơ bị bệnh. 

+ Một số loại thuốc điều trị cũng làm tăng nguy cơ bị bướu cổ đơn thuần. 

+ Tiếp xúc bức xạ.

2. Triệu chứng của bệnh bướu giáp đơn thuần

Bướu giáp đơn thuần sẽ biểu hiện theo 2 hình thức:

- Bướu giáp lan tỏa: Là những trường hợp kích thước tuyến giáp lớn đều ra.

- Bướu giáp nhân, có thể là 1 hoặc nhiều nhân. 

Người bệnh thường xuất hiện khối u ở cổ gây nuốt nghẹn

Người bệnh thường xuất hiện khối u ở cổ gây nuốt nghẹn

Với những trường hợp đơn nhân, người bệnh thường có một khối u ở giữa cổ, không dính vào da và ấn vào không thấy đau, có thể là dạng u mềm hoặc chắc và di động theo nhịp nuốt. 

Với những trường hợp đa nhân, người bệnh sẽ có nhiều khối tròn ở vùng cổ với kích thước từ 0.5cm đến vài centimet.

Bệnh nhân mắc bướu giáp lành tính đều không bị đau và không có triệu chứng rõ ràng. Phần lớn tình cờ được chẩn đoán bệnh khi khám sức khỏe tổng quát. Khi bướu to lên có thể gây chèn ép những tổ chức xung quanh và gây ra những triệu chứng như sau: 

+ Gây khó thở khi chèn ép vào khí quản. 

+ Gây khàn tiếng, khó nói. 

+ Phù mặt, cổ, ngực,... nếu bướu gây chèn ép tĩnh mạch chủ. 

3. Bướu giáp đơn thuần có cần phẫu thuật không?

Tùy thuộc vào từng người bệnh, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể về phương pháp điều trị. 

- Với những trường hợp bướu giáp lan tỏa: Bác sĩ thường kê đơn thuốc điều trị. Phần lớn bệnh nhân đều đáp ứng tốt với phương pháp này. 

Dùng thuốc để điều trị bướu giáp lành tính

Dùng thuốc để điều trị bướu giáp lành tính

- Với những trường hợp bướu cổ có đơn nhân hoặc đa nhân: Người bệnh cũng được chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên, sau một thời gian, nếu phương pháp điều trị này không mang lại kết quả tốt, thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. 

Thông thường, phát hiện sớm thì kết quả điều trị với thuốc sẽ tốt hơn. Nếu bệnh nhân để lâu mới đi khám thì vùng quanh nhân bướu sẽ dễ bị xơ hóa và không đáp ứng với thuốc. 

Bên cạnh đó, những trường hợp bướu giáp đa nhân cũng nên điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nếu:

+ Kích thước bướu to khiến người bệnh khó thở, chèn ép các cơ quan khác,..

+ Bướu có tình trạng xuất huyết. 

+ Bướu gây khàn tiếng ở người bệnh lớn tuổi.

Tuy nhiên, với những bé gái đang trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai mắc phải tình trạng bướu giáp đơn thuần, dạng phình giáp lan tỏa thì thường không có chỉ định mổ vì tình trạng này được đánh giá là một hiện tượng sinh lý. 

4. Các phương pháp phòng ngừa bướu giáp đơn thuần

Để phòng ngừa bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau: 

- Bổ sung lượng i-ốt cần thiết bằng các loại thực phẩm như muối, sữa, bánh mì,... để không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hormone của tuyến giáp. 

- Hạn chế ăn những loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp như cải bắp, súp lơ, cải xoăn,... Trong những loại rau này có chứa Goitrogens, gây  kích thích bướu phát triển. Dù khi nấu chín rau, những chất này có thể bị bất hoạt nhưng bạn vẫn không nên ăn quá nhiều. 

Cần bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều i-ốt để phòng tránh bướu cổ

Cần bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều i-ốt để phòng tránh bướu cổ

- Hạn chế tiếp xúc với những yếu tố độc hại từ môi trường. 

Bệnh bướu giáp đơn thuần không gây nguy hiểm nhưng cũng có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh, do đó cần điều trị càng sớm càng tốt. Nếu có biểu hiện nghi ngờ bệnh và có nhu cầu thăm khám, mới quý khách hàng liên hệ đến Chuyên khoa Nội tiết của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên sẽ tư vấn và hướng dẫn đặt lịch khám cho bạn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp