Triệu chứng bị ho nhưng không sốt là một hiện tượng phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, đi kèm với tình trạng này sẽ là những biểu hiện như sổ mũi, sốt. Nhưng cũng có những trường hợp bị ho mà không có sốt. Cùng xem bác sĩ giải thích thế nào về hiện tượng này và cách khắc phục nhé.
06/06/2023 | Thuốc giảm ho cho trẻ: nên dùng thế nào cho đúng cách? 12/05/2023 | Top các loại thuốc giảm ho hiệu quả được chỉ định phổ biến 13/04/2023 | Người bị ho có ăn được thịt gà không?
1. Ho là gì?
Đây là một phản ứng tự nhiên khi cơ thể để tống các chất gây kích thích, chất nhầy từ đường hô hấp ra ngoài.
Có thể phân loại tình trạng này như sau:
-
Ho khan không có dịch nhầy và thường xảy ra trong nhiều trường hợp như hen suyễn, dị ứng, bệnh về đường hô hấp, tim mạch, hoặc cảm COVID-19.
-
Ho có đờm khi bị cúm, viêm phổi, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Bên cạnh đó, cơn ho cũng có thể được phân loại dựa trên mức độ và thời gian mắc bệnh:
-
Ho cấp tính là khi cơn ho kéo dài dưới 3 tuần.
-
Ho bán cấp tính kéo dài từ 3 đến 8 tuần và thậm chí sau khi hồi phục vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng còn sót lại của cơn ho.
-
Ho mạn tính kéo dài 8 tuần trở lên, xuất phát từ bệnh lý hô hấp mạn tính.
Ho bán cấp tính có thể kéo dài từ 3 đến 8 tuần
2. Nguyên nhân gì gây ra tình trạng bị ho nhưng không sốt?
Đôi khi, ho không nhất thiết phải đi kèm với sốt. Có nhiều nguyên nhân bị ho mà không có sốt.
Do bị cảm lạnh thông thường
Do cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ thấp với các biểu hiện điển hình: hắt hơi, đau họng, chảy nước mũi,... Các triệu chứng của cảm lạnh thường là nhẹ đến trung bình, có thể kèm theo sốt hoặc không. Một số triệu chứng phổ biến của cảm lạnh bao gồm nghẹt mũi, hắt hơi, viêm họng, đau đầu và đau cơ.
Bệnh cảm lạnh thường tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần kể từ khi bắt đầu mắc bệnh và thường không cần can thiệp y tế. Nhưng đối với người có hệ miễn dịch yếu, thuốc có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng của bệnh.
Ho có thể do bị cảm lạnh
Ho kéo dài có thể dẫn đến hậu quả là nhiễm trùng đường hô hấp
Các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp, ngay cả khi đã chữa trị khỏi vẫn có thể khiến người bệnh vẫn có thể bị ho kéo dài. Vì vậy, bệnh nhân nên sử dụng các loại thuốc điều trị như:
Trào ngược dạ dày thực quản
Dịch vị dạ dày chứa axit trào ngược lên thực quản khiến niêm mạc thực quản bị kích thích và từ đó gây ho. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp khó khăn khi nuốt, cảm giác ợ chua, vị khó chịu trong miệng, buồn nôn, nghẹn ở cổ họng và đau tức ngực.
Cách để điều trị tình trạng này là người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bằng cách trong bữa ăn không nên ăn quá nhiều, tránh ăn những món cay nóng, món ăn chứa nhiều dầu mỡ, tránh ăn trước giờ đi ngủ, không sử dụng bia rượu và không hút thuốc lá.
Do chảy dịch mũi sau
Đây là hiện tượng dịch nhầy chảy xuống phía sau xoang mũi và cổ họng, kích thích cổ họng và gây ra ho không kèm theo sốt. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác như viêm họng, hôi miệng và cảm giác buồn nôn. Vì vậy, bạn cần thường xuyên rửa mũi để thông thoáng xoang mũi, uống đủ nước.
Hãy để mũi luôn thông thoáng
Ngoài ra, triệu chứng ho không kèm sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm dị ứng, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhiều nguyên nhân khác.
Nếu sau khi thực hiện những biện pháp trên mà triệu chứng ho không giảm, bệnh nhân nên đến khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị, cũng như được kê đơn thuốc giúp giảm ho do trào ngược dạ dày thực quản mà không gây sốt.
3. Nên làm gì khi bị ho nhưng không sốt?
Để khắc phục triệu chứng ho không sốt, bệnh nhân cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bên cạnh đó, cũng cần áp dụng cách phòng ngừa.
-
Cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng hàng ngày, bao gồm tăng cường việc ăn rau và hoa quả tươi để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
-
Tạo cho căn phòng của mình một không gian thông thoáng, sạch sẽ và tránh các tác nhân dẫn đến dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa và lông thú cưng.
-
Thường xuyên rửa sạch mũi họng, súc miệng sau ăn bằng nước muối loãng để làm sạch khoang miệng, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị viêm nhiễm trong đường hô hấp.
-
Có thể sử dụng các loại thực phẩm như chanh, mật ong, gừng, cam thảo hoặc lá húng chanh để pha nước uống hàng ngày, nhằm sát khuẩn, kháng viêm và giảm kích ứng cho cổ họng.
-
Cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể để giúp làm dịu các triệu chứng đau họng, giảm tình trạng ho và làm loãng đờm.
-
Tạo thói quen hít thở sâu để cải thiện hô hấp.
-
Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá để tránh mắc các bệnh như viêm phổi và viêm phế quản.
Thuốc lá không có lợi đối với cơ thể
Triệu chứng bị ho nhưng không sốt không quá nguy hiểm nhưng cũng gây khó chịu, mất ngủ và ảnh hưởng đến công việc và giao tiếp hàng ngày. Ngoài các cách phòng ngừa được đề cập ở trên, bạn có thể dùng thuốc giảm ho được kê đơn bởi bác sĩ. Nếu triệu chứng ho không giảm và kèm theo các biểu hiện bất thường khác, bạn nên đến đi khám ngay.
Nếu chưa biết địa chỉ khám nào uy tín, bạn có thể đến Chuyên khoa Hô hấp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu tận tâm thăm khám và sử dụng các thiết bị, máy móc hiện đại để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện cũng đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP, giúp cho các xét nghiệm đánh giá sức khỏe được thực hiện nhanh chóng và chính xác.
Quý vị có thể gọi điện đến tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn sức khỏe hoặc hướng dẫn đặt lịch khám.