Thủy đậu (còn được gọi là phỏng rạ, trái rạ) là loại bệnh truyền nhiễm thường gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành. Nhìn chung, đây là một căn bệnh lành tính, tuy nhiên một số trường hợp vẫn bị ảnh hưởng bởi các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não. Vậy chúng ta cần làm gì để phòng chống căn bệnh này?
18/03/2020 | Thủy đậu có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả 16/03/2020 | Giá vacxin thủy đậu 2020 cập nhật mới nhất 14/03/2020 | Bị thủy đậu phải làm sao và cách phòng tránh hiệu quả 14/03/2020 | Thủy đậu bệnh học - Những kiến thức cơ bản dưới góc nhìn y khoa
1. Bệnh thủy đậu là gì?
Để nắm được cách phòng tránh bệnh, trước tiên chúng ta cần hiểu nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu và những biểu hiện thường gặp. Có thể nói, đây là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính với tốc độ lây lan nhanh chóng. Nguyên nhân gây ra bệnh đó là do virus Varicella Zoster tấn công vào cơ thể con người, đặc biệt là thông qua hệ hô hấp.
Virus lây nhiễm từ người qua người khi bạn tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân khi họ ho, hắt xì hoặc chất dịch của mụn nước trên bề mặt da. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng chỉ ra rằng nếu như bạn dùng chung đồ cá nhân như bàn chải, quần áo với người mắc bệnh thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Người phụ nữ mắc bệnh phỏng rạ trong giai đoạn mang thai cũng có thể lây nhiễm bệnh cho con, nguy hiểm hơn, con trẻ có khả năng bị dị tật cao. Trong đó, thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để virus sinh sản, phát triển và lây nhiễm.
Virus thủy đậu có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau
Tất cả mọi người đều có thể trở thành bệnh nhân thủy đậu nếu không biết tự bảo vệ sức khỏe bản thân. Trong đó, trẻ em, người có hệ miễn dịch kém là đối tượng chủ yếu mà virus hướng tới. Vì bệnh lây lan trực tiếp giữa người với người cho nên tốc độ lây nhiễm cao và có nguy cơ bùng phát dịch, khó kiểm soát.
Thông thường, người bệnh sẽ bình phục và khỏi bệnh nếu được điều trị trong khoảng từ 1 - 2 tuần. Đặc biệt, hầu hết những người từng mắc căn bệnh này hiếm khi tái mắc bệnh, bởi vì hệ miễn dịch có khả năng sinh ra kháng nguyên chống lại sự tấn công của virus. Tuy nhiên, đối với một vài người có hệ miễn dịch kém, virus gây bệnh vẫn tồn tại trong hệ thần kinh và hình thành bệnh Zona.
2. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh nhân mắc thủy đậu
Vậy khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ trải qua những giai đoạn này của bệnh, các triệu chứng biểu hiện như thế nào? Bình thường, người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn chính và các triệu chứng thường kéo dài trong khoảng từ 10 - 20 ngày. Đó là thời kỳ khởi phát, toàn phát và cơ thể hồi phục.
Trong giai đoạn đầu tiên, virus mới tấn công vào cơ thể nên chúng ta sẽ không thấy các triệu chứng rõ rệt, những biểu hiện của bệnh đôi khi khiến bạn lầm tưởng rằng mình đang bị cảm cúm. Một số triệu chứng thường gặp đó là: sốt nhẹ, đau nhức đầu, cơ thể mỏi mệt. Ngoài ra, bệnh nhân phỏng rạ cũng thấy nhiều vết phát ban đỏ xuất hiện trên da.
Bệnh nhân thủy đậu có thể khỏi bệnh trong vòng 1 đến 2 tuần
Giai đoạn này kéo dài từ 1 - 2 ngày, bạn nên theo dõi những dấu hiệu của cơ thể và đi khám để được điều trị sớm. Như vậy, bệnh sẽ không có các diễn biến phức tạp và không lây lan trong cộng đồng.
Sang đến giai đoạn toàn phát, chúng ta bắt đầu cảm nhận được những triệu chứng rõ rệt nhất. Trên nền ban đỏ xuất hiện mụn phỏng nước, nếu như mụn vỡ ra thì chất dịch lây lan và hình thành mụn ở các phần da khác. Vì thế, tất cả mọi bộ phận trên cơ thể đều xuất hiện mụn nước, đặc biệt là tay, lưng, mặt,… Ngoài ra, bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt cao hơn, đau nhức đầu và các cơ.
Trong giai đoạn này, bệnh nhân nên đi khám và điều trị để kiểm soát tình trạng, mức độ nhiễm bệnh. Bởi vì, nếu không được điều trị đúng cách, mụn nước sẽ ra tăng kích thước, dễ bội nhiễm. Nguy hiểm hơn, bạn có thể bị nhiễm trùng huyết và một số biến chứng khác. Vì thế, chúng ta không nên chủ quan rằng phỏng rạ là bệnh lành tính mà không quan tâm, chăm sóc điều trị kịp thời.
Bệnh nhân không nên gãi làm cho nốt mụn nước vỡ ra và lây lan sang vùng da khác
Sau một thời gian được điều trị, tình trạng bệnh sẽ dần được cải thiện, bạn sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi, các nốt mụn nước tự vỡ, khô và bong vảy. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian cơ thể phục hồi, người bệnh cố gắng dùng thuốc bôi có tác dụng trị sẹo, thâm để ngăn chặn nguy cơ bị sẹo do các nốt mụn nước để lại. Lưu ý: không sử dụng cho trẻ em và giai đoạn toàn phát của bệnh.
3. Điều trị bệnh phỏng rạ như thế nào?
Chắc hẳn rất nhiều người quan tâm tới việc điều trị và chăm sóc người bệnh trong thời gian bị Bệnh thủy đậu. Đối với vấn đề điều trị bệnh, cách tốt nhất đó là sử dụng dung dịch, cream có tính chất sát trùng để bôi trực tiếp lên các nốt mụn nước, lưu ý là chúng ta hạn chế làm vỡ các nốt mụn, tránh tình trạng lây lan.
Căn bệnh này vốn được biết đến là một căn bệnh truyền nhiễm, tốc độ lây lan nhanh chóng, vì thế bệnh nhân nên được cách ly trong thời kỳ toàn phát để tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh. Ngoài ra, người thân trong gia đình tuyệt đối không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người đang mắc bệnh.
Bác sĩ khuyên bệnh nhân nên dùng dung dịch có tính sát trùng bôi trực tiếp lên nốt mụn nước
Trong thời gian mắc bệnh, cơ thể người bệnh rất yếu vì vậy nên hạn chế ra đường, tránh gió cẩn thận. Bởi vì gió lạnh có thể khiến cho tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn rất nhiều. Khi vệ sinh cơ thể, bạn nên lưu ý sử dụng nước ấm, tránh kỳ cọ mạnh trên làn da làm cho các nốt mụn nước vỡ và lây lan sang những vùng da xung quanh.
4. Cách phòng tránh bệnh phỏng rạ
Trước sự lây lan nhanh chóng của bệnh phỏng rạ hay thủy đậu, chúng ta cần thực hiện các biện pháp gì để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh? Trên thực tế, các phòng chống bệnh thủy đậu hiệu quả nhất đó là tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện nay, tất cả trẻ em đều được tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh khi đủ 12 tháng tuổi.
Để chủ động bảo vệ sức khỏe cho em bé, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi lịch tiêm phòng và thực hiện đầy đủ.
Cách để phòng bệnh hiệu quả nhất đó là tiêm vắc xin
Có thể nói, chủ động tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho trẻ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho em bé và những người thân xung quanh. Nếu như bạn không may mắc bệnh, đừng chủ quan mà hãy đi khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Có như vậy, chúng ta mới tránh nguy cơ lây nhiễm cho mọi người và giảm khả năng bị biến chứng nguy hiểm.