Thủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân. Tuy không có triệu chứng nặng nề nhưng người mắc dễ bị nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, thậm chí có thể dẫn đến viêm não, nhiễm trùng huyết,… Vậy người bị thủy đậu bao lâu thì khỏi, cần chú ý gì trong ăn uống để bệnh nhanh khỏi,… Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
04/03/2020 | Vắc xin thủy đậu giá bao nhiêu và nên tiêm ở đâu uy tín? 28/02/2020 | Những câu hỏi thường gặp về thủy đậu ở trẻ em 20/02/2020 | Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán bệnh Thủy đậu
1. Thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Varicella - Zoster. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến là đối tượng trẻ em đang đi học. Tùy vào thể trạng người mắc và dựa vào từng thời kỳ phát triển mà bệnh mất khoảng 1 - 3 tuần để xuất hiện những triệu chứng, dấu hiệu cụ thể, cho đến khi toàn phát và khỏi hẳn trong khoảng 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài lên đến 14 ngày nếu bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu.
Bệnh được chia thành 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Ủ bệnh
Diễn ra trong khoảng 10 - 15 ngày. Đối với những trường hợp có hệ miễn dịch kém như người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai, người đang bị bệnh, trẻ nhỏ,… thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn.
Giai đoạn 2: Khởi phát
Thường kéo dài 24 - 48 giờ với các triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, đau cơ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, những nốt ban màu hồng nổi lên.
Tính từ giai đoạn khởi phát nhìn thấy trên da đến khi khỏi bệnh thì bệnh trái rạ mất khoảng 10 - 20 ngày, có thể rút ngắn thời gian bệnh nếu chăm sóc tốt.
Giai đoạn 3: Toàn phát
Ở giai đoạn này, trên cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện các nốt mụn nước như những hạt đậu, bên trong mụn nước có dịch đặc như mủ. Những nốt mụn nước này mọc kín trên cơ thể, thậm chí mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn phát sốt, buồn nôn, đau cơ, cơ thể mệt mỏi,…
Giai đoạn 4: Hồi phục
Sau 7 - 10 ngày phát bệnh, nếu người bệnh kiêng cử tốt và dùng đúng thuốc sẽ khỏi bệnh, các mụn nước sẽ khô lại và bong vẩy.
2. Bị thủy đậu rồi có bị lại không?
Như đã đề cập, thủy đậu là bệnh có liên quan đến một loại virus mang tên Varicella - zoster, đây là loại virus có khả năng tấn công cơ thể nhiều lần, trên nhiều đối tượng khác nhau do có tính lây truyền. Tuy nhiên, sự bùng phát trái rạ thường chỉ xảy ra với bệnh nhân một lần duy nhất trong đời vì sau khi nhiễm, hệ miễn dịch ở người sẽ tự miễn dịch hoặc tự có kháng thể với virus.
Tin vui cho những người đã từng mắc bệnh thủy đậu đó là bệnh chỉ thường xảy ra một lần trong suốt cuộc đời
Thế nhưng, trong tương lai ở những trường hợp hệ miễn dịch kém, sức khỏe yếu, nhất là bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư, phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ, thủy đậu có thể tái phát trở lại. Bởi virus varicella zoster vẫn còn trú ngụ trong cơ thể, nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể tái hoạt động, là nguyên nhân gây nên bệnh zona thần kinh (tái kích hoạt virus thủy đậu).
3. Bị thủy đậu nên ăn gì để nhanh lành bệnh?
Người bệnh trái rạ cần phải cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, có thể uống nước lọc, nhưng tốt nhất nên uống nước ép trái cây từ chanh, cam, bơ, dâu tây, kiwi, dưa hấu,… vì chứa hàm lượng vitamin cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Bệnh nhân thủy đậu cũng nên ăn nhiều rau xanh như: cải bắp, cà rốt, rau bina, dưa chuột, bông cải, giá sống, cà chua,… Đồng thời người mắc bệnh trái rạ cũng nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm, magie, canxi để kích thích hệ miễn dịch.
Nếu bị mọc mụn nước trong miệng thì nên chọn những thức ăn mềm, lỏng và nhạt. Ví dụ như: cháo, khoai tây nghiền, nước canh, súp sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, người bị bệnh thủy đậu cũng đừng quên bổ sung vào thực đơn hằng ngày một số món ăn như canh thanh nhiệt, canh nấu từ rau ngót và thịt heo, cháo đậu đỏ thịt heo, ý dĩ, nước rau sam, nước kim ngân hoa, nước tam đậu, cam thảo,…
Trái cây chứa nhiều vitamin C rất tốt cho người mắc bệnh trái rạ
4. Hướng dẫn phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả trong mùa dịch
- Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nên tắm bằng xà bông diệt khuẩn; đồng thời thường xuyên lau dọn nơi ở, giữ cho không khí khô thoáng.
- Bổ sung hàm lượng vitamin C dồi dào cho cơ thể, nhất là vitamin C có trong trái cây tươi.
- Cần cách ly hoàn toàn với người mắc bệnh trái rạ, tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân với bệnh nhân như bàn chải đánh răng, lược, khăn tắm,…
- Tiêm vắc xin phòng ngừa là là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
- Thực hiện sàng lọc để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tránh lây lan cho cộng đồng.
5. Địa chỉ thực hiện sàng lọc các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mùa Đông Xuân uy tín, chất lượng
Không chỉ bệnh trái rạ, các dịch bệnh mùa Đông Xuân như Cúm A, Cúm B, Quai bị, Rubella, Sốt xuất huyết,… đều có tính lây nhiễm rất cao và bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Điều đáng chú ý là triệu chứng ban đầu của chúng như sốt nhẹ, ho, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, sổ mũi,… là khá giống với những dấu hiệu ban đầu của đại dịch Covid - 19 khiến nhiều người vô cùng hoang mang, lo lắng. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên tiến hành sử dụng gói xét nghiệm sàng lọc các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mùa Đông Xuân của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bởi những ưu điểm vượt trội như sau:
Với gói sàng lọc này, khách hàng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích thiết thực như:
-
Khách hàng không cần đến bệnh viện, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh chéo.
-
Nhận trả kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác bằng nhiều hình thức khác nhau: qua email, số điện thoại, tra cứu trên máy tính hoặc điện thoại qua ứng dụng iCNM,…
-
Chỉ tốn 10.000 đồng cho mỗi lần đi lại lấy mẫu và trả kết quả tại nhà.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết kỳ này sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa bổ ích về bệnh thủy đậu cũng như cách phòng bệnh hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc dịch bệnh mùa Đông Xuân, xin vui lòng liên hệ đến MEDLATEC qua số điện thoại 1900 565656 để được tư vấn và hỗ trợ.