Bệnh đau dạ dày ngày càng trở nên phổ biến hơn. Để điều trị bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh còn phải kết hợp với lối sống khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh. Vậy đau dạ dày nên ăn gì? Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn lựa chọn những thực phẩm để quá trình điều trị bệnh có thể diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.
02/06/2020 | Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và cách chăm sóc người bệnh 30/05/2020 | Tham khảo các thuốc điều trị HP đau dạ dày mới nhất 20/05/2020 | Những tác nhân gây bệnh viêm dạ dày bạn không thể chủ quan
1. Những điều cần biết về bệnh đau dạ dày
Rất nhiều người Việt mắc bệnh đau dạ dày và xu hướng người trẻ mắc bệnh cũng ngày càng tăng nhanh. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
Vi khuẩn HP: Phần lớn các loại vi khuẩn khác không có khả năng phát triển trong dạ dày mà sẽ bị tiêu diệt bởi chất axit do niêm mạc dạ dày tiết ra. Tuy nhiên, vi khuẩn HP lại có khả năng tồn tại ở trong môi trường axit đậm đặc của dạ dày người. Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh đau dạ dày vì nó có thể sản sinh ra chất làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Những trường hợp này nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới ung thư.
Căng thẳng cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày.
Lạm dụng thuốc: Tự ý sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh liều cao cũng là nguyên nhân khiến tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi cho dạ dày và dẫn đến bệnh đau dạ dày.
Căng thẳng: Khi căng thẳng kéo dài, dạ dày của bạn sẽ tăng co bóp và tiết dịch vị, dẫn tới tình trạng mất cân bằng độ PH và gây viêm loét dạ dày.
Sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và còn làm tăng bài tiết axit dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Sinh hoạt không khoa học: Một số thói quen như ăn quá no, hoặc quá đói, ăn quá khuya, ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, sử dụng thực phẩm không đảm bảo,… cũng dẫn tới bệnh về dạ dày.
Một số triệu chứng của bệnh đau dạ dày như: chướng bụng, đầy hơi, ăn không ngon, ợ hơi, ợ chua, xuất huyết dạ dày, đau thượng vị, ho kéo dài, rối loạn bài tiết phân.
2. Người bệnh đau dạ dày nên ăn gì?
Chuối: Đây là loại thực phẩm rất tốt cho người dạ dày vì chuối sẽ giúp trung hòa hàm lượng axit trong dịch dạ dày, đồng thời giảm nguy cơ viêm tấy và sưng phồng đường ruột. Bên cạnh đó, pectin có trong chuối rất có lợi đối với người bị rối loạn tiêu hóa như táo bón và tiêu chảy. Tuy nhiên, chỉ nên ăn chuối lúc no và ăn những quả chuối già, chín vừa.
Chuối rất tốt cho người mắc bệnh dạ dày.
Táo: Ngoài chuối, táo cũng là một nguồn chứa nhiều pectin rất có lợi cho sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, đặc biệt tốt với những trường hợp bị táo bón.
Đu đủ: Loại quả này có chứa Enzyme papain và chymopapain giúp thúc đẩy quá trình sản sinh ra các loại axit lành mạnh và kích thích hệ tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu cho người mắc bệnh dạ dày.
Gừng: Đây được coi là phương thuốc khá hiệu quả đến điều trị những cơn đau dạ dày. Bệnh nhân có thể sử dụng gừng tươi hoặc dùng kẹo gừng hay uống trà gừng cũng mang lại hiệu quả rất tốt.
Cơm trắng: Một số thực phẩm nhiều chất xơ như gạo, bánh mì sẽ khiến cho người bệnh dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn.
Sữa chua có thể làm giảm tình trạng khó tiêu cho người mắc bệnh dạ dày.
Sữa chua: Không chỉ thơm ngon, dễ ăn, tiện lợi, sữa chua còn là một loại thực phẩm rất tốt để hỗ trợ hệ tiêu hóa, đồng thời giảm bớt tình trạng khó tiêu cho người đau dạ dày.
Rau thì là: Loại rau này có chứa anethole, kích thích hệ tiêu hóa rất tốt. Bên cạnh đó, thì là cũng có chứa axit aspartic rất hữu ích trong việc chống đầy hơi.
Khoai tây: Loại củ này giúp bổ sung kali và làm giảm cơn đau cũng như một số triệu chứng khó tiêu và đầy hơi. Đặc biệt, khoai tây còn có chứa cellulose giúp làm trung hòa lượng axit trong dạ dày. Nên ăn khoai đã nấu chín nhừ.
Cải xanh: Loại rau này có lượng chất xơ dồi dào và có chứa isothiocyanate sulforaphane, đây là một hợp chất có khả năng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn H. pylori gây tổn thương dạ dày.
Tỏi: Đây là loại gia vị phổ biến trong căn bếp và rất tốt cho sức khỏe. Tỏi có tác dụng kháng khuẩn và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chỉ nên ăn vừa đủ, tránh lạm dụng.
Khoai lang: Trong khoai lang có chứa nhiều kali và magie, lại có chỉ số đường thấp nên rất tốt cho dạ dày. Nhưng bạn không nên ăn quá nhiều.
Đậu bắp: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu bắp có chứa nhiều vitamin B, C, E, và nhiều dưỡng chất khác. Chất nhầy có trong đậu có tác dụng bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, đồng thời ngăn ngừa những nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, bên cạnh đó hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày.
Nghệ và mật ong rất tốt cho người bị bệnh dạ dày.
Nghệ và mật ong: Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc rất tốt dành cho người bị bệnh dạ dày. Trong khi nghệ có khả năng chống viêm, giảm tiết dịch vị, thì mật ong lại có tác dụng điều hòa nồng độ axit tại dạ dày.
Những thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, axit folic, canxi, sắt, kẽm, magie: Đó là những loại ngũ cốc, rau củ có màu xanh đậm và màu đỏ. Bạn nên bổ sung những loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn để cải thiện sức khỏe dạ dày.
Lưu ý:
Ngoài việc bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày, bạn nên kiêng những loại thực phẩm dưới đây:
-
Thực phẩm chứa nhiều chất béo và dầu mỡ, vì những loại thực phẩm này có thể làm tăng thêm tình trạng khó tiêu.
-
Thực phẩm cay, nóng.
-
Các loại rau sống.
-
Thực phẩm có tính axit cao vì có thể kích ứng niêm mạc dạ dày.
-
Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Bệnh dạ dày là bệnh dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm vì thế bạn phải thật kiên trì và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Hãy cố gắng duy trì một thói quen sống lành mạnh và một chế độ ăn khoa học để cải thiện tình trạng bệnh.
Nếu xuất hiện một số biểu hiện nghi ngờ bệnh, bạn có thể gọi tới số hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn chi tiết.