Để tiêu diệt chủng vi khuẩn Hp trong dạ dày, người bệnh cần phải thực hiện nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị tiêu chuẩn của bác sĩ đưa ra. Tuy nhiên việc điều trị hiện nay vẫn chưa mang lại hiệu quả cao do người bệnh chưa có sự quan tâm đúng cách, kiến thức về bệnh cũng hạn hẹp. Bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ chia sẻ phác đồ điều trị Hp mới nhất hiện nay để bệnh nhân tham khảo.
30/05/2020 | Virus HPV là gì và con đường lây nhiễm chính 07/05/2020 | Vi khuẩn HP là gì và cần làm gì khi nhiễm vi khuẩn HP? 17/04/2020 | Giải đáp từ A đến Z về vi khuẩn HP
1. Tìm hiểu về vi khuẩn Hp
Hiện nay, theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Hp là một trong số chủng vi khuẩn gây lây nhiễm phổ biến nhất, chỉ xếp sau vi khuẩn gây sâu răng. Nhiều thống kê về số người nhiễm khuẩn Hp ở các nước phát triển chiếm từ 25 - 35% còn các nước đang phát triển, nước có điều kiện vệ sinh kém, tỷ lệ nhiễm có thể đạt 75%, một con số đáng báo động.
vi khuẩn Hp là tác nhân gây ra các bệnh lý dạ dày phổ biến nhất hiện nay
Hp là tên viết tắt của Helicobacter Pylori, sinh sống và phát triển trong dạ dày người gây ra các bệnh dạ dày mạn tính. Vi khuẩn Hp thuộc loại xoắn khuẩn gram âm, tồn tại được trong môi trường acid đậm đặc như dạ dày (hiếm khí, thiếu oxy) bằng cách sản sinh ra Urease, tấn công lớp niêm mạc dạ dày gây tổn thương, viêm, lở loét. Tuy nhiên, có thể điều trị dứt điểm nếu tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị Hp của bác sĩ chuyên khoa.
2. Vi khuẩn Hp lây nhiễm như thế nào?
Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm cao giữa người với người thông qua các con đường khác nhau. Các con đường xâm nhập vào dạ dày của vi khuẩn Hp tiêu biểu:
Miệng
Dùng chung các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày như ly uống nước, bàn chải đánh răng,... có thể dẫn đến việc lây nhiễm vi khuẩn từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Vi khuẩn Hp có thể lây qua nước bọt, vì vậy các hành động như gắp thức ăn cho nhau, cử chỉ thân mật như hôn cũng có thể làm bệnh lây lan.
Phân - miệng
Vi khuẩn Hp được đào thải ra ngoài qua phân, do đó nếu không vệ sinh sạch có thể làm tăng khả năng lây lan bệnh trong cộng đồng. Nếu vô tình phân dính vào tay và không được rửa sạch bằng xà phòng thì sẽ giúp vi khuẩn dễ dàng bám lên thức ăn, đi vào dạ dày.
Thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm Hp. Chính vì vậy mà bạn cần phải cẩn thận với các loại thực phẩm hàng ngày, nhất là các quán ăn vỉa hè, quán ăn vặt,...
Thực phẩm bẩn làm tăng nguy cơ nhiễm Hp
Dụng cụ y tế
Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến nhiễm khuẩn là các dụng cụ y tế không đảm bảo vô khuẩn. Các thiết bị nội soi dạ dày, nội soi tai, mũi, họng,... bị nhiễm khuẩn nhưng không được vệ sinh tiệt trùng sau khi sử dụng cũng được xem là tác nhân làm lây lan mầm bệnh.
3. Các loại thuốc sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn Hp
Tây y là một trong những giải pháp hiệu quả mà nhiều bệnh nhân lựa chọn để loại bỏ vi khuẩn Hp trong dạ dày. Một số thuốc được Bộ y tế khuyến cáo sử dụng, kết hợp với một phác đồ điều trị Hp riêng đối với tình trạng của từng bệnh nhân để mang lại hiệu quả cao gồm:
Amoxicillin
Đây là một loại kháng sinh phổ rộng được sử dụng nhiều trong điều trị các loại bệnh nhiễm khuẩn hiện nay. Kháng sinh amoxicillin được dùng với mục đích ngăn ngừa và ức chế quá trình sinh trưởng của vi khuẩn Hp. Thông thường kháng sinh này sẽ được dùng kết hợp với một số loại kháng sinh khác để điều trị bệnh, ngăn ngừa tái phát tình trạng loét dạ dày.
Clarithromycin
Đây là loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid có tác dụng ngăn chặn sự nhiễm trùng do vi khuẩn, cản trở quá trình phát triển của Hp trong dạ dày. Clarithromycin không có tác dụng với virus, do đó cần phải hiểu rõ cơ chế tác dụng, tránh sử dụng tràn lan gây ra hiện tượng kháng kháng sinh.
Metronidazol
Đây là thuốc thuộc nhóm tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí. Thuốc metronidazol được dùng với một số loại kháng sinh, có tác dụng điều trị vi khuẩn Hp một cách hiệu quả.
Levofloxacin
Đây là thuốc kháng khuẩn tổng hợp được sử dụng khá phổ biến. Thuốc được sử dụng để loại bỏ chủng vi khuẩn Hp trong dạ dày bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Khi uống thuốc điều trị Hp cần hỏi ý kiến bác sĩ
Các thuốc khác dùng để điều trị bệnh lý dạ dày
-
Bismuth subcitrate là thuốc sử dụng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thuốc sẽ tạo ra một lớp màng nhầy bao bọc niêm mạc tránh các tác động của vi khuẩn. Bismuth subcitrate thường được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày cấp và mạn tính, hội chứng khó tiêu,...
-
Nhóm thuốc ức chế bơm proton như: Pantoprazole,Rabeprazole,... dùng để điều tiết giảm tiết acid dịch vị.
Việc tuân thủ theo phác đồ điều trị vi khuẩn Hp của bác sĩ chuyên khoa là điều mà tất cả các bệnh nhân cần thực hiện. Tùy vào tình trạng nhiễm khuẩn của từng bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị Hp phù hợp.
Thông thường để mang lại hiệu quả điều trị cao, các bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp giữa 2 hoặc nhiều loại kháng sinh cùng với thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc trị bệnh lý dạ dày.
Sử dụng kết hợp kháng sinh và nhiều loại thuốc kháng trong phác đồ điều trị Hp
Sự kết hợp kháng sinh và thuốc trong điều trị cho hiệu quả có thể lên đến 90% các trường hợp nhiễm khuẩn. Hiện nay, phác đồ điều trị Hp được nhiều bác sĩ sử dụng theo hướng dẫn của đại học Gastroenterology của Hoa Kỳ như sau:
-
Liều tiêu chuẩn PPI, esomeprazole, clarithromycin 500mg 2 lần/ngày, amoxicillin 1000mg 2 lần/ngày. Sử dụng từ 10 đến 14 ngày liên tục.
-
Liều tiêu chuẩn PPI, clarithromycin 500mg 2 lần/ngày, metronidazole 500mg 2 lần/ngày.
-
Bismuth subsalicylate 525 mg, metronidazol 250mg , tetracycline 500mg, ranitidine 150mg hoặc liều chuẩn PPI, uống 4 lần/ngày. Liệu trình từ 10 - 14 ngày. Cụ thể khi cần sử dụng phác đồ 3 thuốc, 4 thuốc hay phác đồ thay thế,... thì tùy từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn.
Sau một liệu trình, để xác định hiệu quả của mỗi phác đồ, bệnh nhân sẽ được kiểm tra thông qua xét nghiệm hơi thở hoặc xét nghiệm kháng nguyên phân. Đối với các trường hợp kiểm tra loại bỏ vi khuẩn Hp, nội soi dạ dày hay xét nghiệm máu thường ít được chỉ định do thiếu độ chính xác. Với các bệnh nhân không được loại trừ vi khuẩn Hp sẽ được bác sĩ chỉ định với một phác đồ điều trị khác.
Loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn Hp trong dạ dày không phải điều dễ dàng do chúng có tính kháng cao. Tuy nhiên, dù khó nhưng không phải là không thể. Vì vậy để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị Hp của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi thuốc đột ngột khiến bệnh nặng hơn.