Bệnh chân tay miệng là một căn bệnh khá phổ biến, tính lây lan cao và thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Cách nhận biết, phương pháp điều trị hay các biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng trẻ em như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về tình trạng này qua bài viết sau đây!
14/11/2020 | Tổng quan những thông tin cần biết về bệnh chân tay miệng 20/04/2020 | Hỗ trợ điều trị bệnh tê chân tay nhờ các bài tập đơn giản 26/03/2013 | Đề phòng bệnh chân tay miệng biến chứng
1. Bệnh chân tay miệng là gì?
Bệnh chân tay miệng là bệnh lý do virus thuộc họ Picornaviridae trong hệ tiêu hóa gây ra. Virus Enterovirus týp 71 (EV71) và virus Coxsackievirus (nhóm A16) là nguồn cơn chủ yếu gây bệnh. Thông thường bệnh được bắt gặp ở những trẻ em từ 6 tháng tuổi cho đến 5 năm tuổi và có thể phát bệnh bất kì thời gian nào trong năm khi có điều kiện thuận lợi cho virus có hại phát triển.
Bệnh chân tay miệng trẻ em có các triệu chứng bệnh ban đầu khá giống với các bệnh ngứa da thông thường vì vậy không ít các bậc phụ huynh đã chủ quan trong việc điều trị bệnh, dẫn tới việc bệnh trở nặng và khó chữa trị dứt điểm. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh tình đặc trưng mà các bậc cha mẹ cần biết:
Xuất hiện ban đỏ trên da: triệu chứng này thường sẽ được phát hiện từ sớm (từ một đến hai ngày đầu tiên đã xuất hiện), các nốt phát ban ban đầu sẽ có màu hồng nhạt và chỉ có kích thước vài mm nhưng sẽ dần chuyển sang màu đỏ có bọng nước. Những nốt phỏng sẽ tập trung chủ yếu vào các vùng lòng bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân, mông và sẽ lan rộng dần nếu không được chữa trị sớm. Đặc biệt, các vùng bị ban đỏ này lại không gây ngứa ngáy, đau nhức hay khó chịu cho trẻ nhiều vì vậy sẽ khiến bố mẹ càng chủ quan.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh chân tay miệng trẻ em là phát ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân,...
Miệng trẻ bị viêm loét: các vết ban đỏ không chỉ xuất hiện ở ngoài da của bé mà thậm chí còn phát triển trong khoang miệng, lưỡi và sẽ bị vỡ ra tạo thành các vết lở loét gây nhiều khó chịu cho trẻ. Việc ăn thức ăn, uống nước hay thậm chí nói chuyện cũng dễ khiến các vết loét trong miệng bị trầy xước, gây đau đớn cho trẻ. Tình trạng loét miệng có thể sẽ bị lầm tưởng giống tình trạng viêm, nhiệt miệng thông thường tuy nhiên ba mẹ tuyệt đối không được coi thường các triệu chứng nhỏ lẻ mà không đưa bé đi khám.
Ngoài ra, bệnh chân tay miệng trẻ em cũng có thể được phát hiện khi trẻ có những triệu chứng kèm theo như chán ăn, hay mệt mỏi, sốt nhẹ, ho, đau họng, đau bụng,...
2. Có thể chữa khỏi bệnh chân tay miệng trẻ em không?
Với nền y học cực kỳ phát triển như hiện nay thì việc điều trị bệnh chân tay miệng trẻ em là không hề khó khăn nhưng phải có phương pháp điều trị bệnh khoa học chứ không được tùy tiện sử dụng các biện pháp dân gian để chữa trị. Bệnh lý do virus gây ra thường sẽ không có một loại thuốc nào đặc trị nhưng sẽ có rất nhiều biện pháp chữa trị các triệu chứng và các biến chứng do bệnh tạo ra như:
-
Sử dụng các loại thuốc hạ sốt cho trẻ khi phát hiện thân nhiệt trẻ tăng cao, giảm nguy cơ gây biến chứng tới các bộ phận khác và cũng sẽ giúp trẻ thấy dễ chịu hơn. Thông thường thân nhiệt trẻ em sẽ cao hơn người trưởng thành vì vậy chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt khi thân nhiệt trẻ cao trên 38.5 độ.
-
Thường xuyên bổ sung nước cho bé hoặc có thể uống thêm nước điện giải (hydrite hay oresol)
-
Tăng cường các loại thực phẩm hoặc uống trực tiếp các loại vitamin (đặc biệt là vitamin C), kẽm,... giúp giảm viêm loét trong vòm miệng.
-
Trong trường hợp miệng trẻ đang bị viêm loét thì các bậc phụ huynh phải cho trẻ vệ sinh miệng trước và sau khi ăn bằng dung dịch glycerin borat. Ngoài ra, các bố mẹ cũng có thể sử dụng gel rơ miệng như kamistad hay zyttee để sát khuẩn miệng và giúp giảm đau.
-
Trong các trường hợp bệnh chuyển biến nặng, gây ra các cơn co giật thì cần phải dùng thuốc phenobarbital, tránh tình trạng bệnh tình gây biến chứng tới hệ thần kinh, não bộ.
Bên cạnh đó, nếu biểu hiện bệnh tình của bé không thuyên giảm thì các bậc phụ huynh nên nhờ tới sự trợ giúp từ các bác sĩ có chuyên môn cao để tìm hiểu bệnh tình, tránh xảy ra những rủi ro không đáng có.
Bổ sung nước đầy đủ khi trẻ bị bệnh chân tay miệng
3. Các biện pháp phòng ngừa bệnh chân tay miệng trẻ em?
Bệnh chân tay miệng trẻ em được coi là căn bệnh có tần suất xuất hiện rất nhiều bởi sự lây lan dễ dàng của bệnh. Chính vì vậy, bất kỳ lúc nào các bậc phụ huynh cũng cần bảo vệ sức khỏe của bé bằng các phương pháp phòng ngừa bệnh như:
-
Tạo cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, đúng cách với xà phòng sát khuẩn, đặc biệt là trước và sau khi ăn hay đi vệ sinh. Giúp trẻ chăm sóc răng miệng hàng ngày bằng việc đánh răng và nước súc miệng.
Tạo thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng cho trẻ nhỏ giúp ngăn ngừa bệnh chân tay miệng
-
Ba mẹ nên thường xuyên vệ sinh các đồ dùng của trẻ, các loại đồ chơi.
-
Hạn chế tối đa việc sử dụng chung đồ đạc cá nhân như cốc uống nước, bàn chải, khăn mặt,...
-
Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, dễ dàng đẩy lùi bệnh tật.
-
Các bậc phụ huynh cũng nên cho trẻ luyện tập thể dục nhẹ nhàng từ nhỏ để có sức khỏe hơn, sức đề kháng cũng sẽ được nâng cao.
-
Khả năng lây lan của bệnh chân tay miệng trẻ em rất cao vì vậy cần hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc trực tiếp với các bạn đang bị bệnh.
-
Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc uống, việc kiêng cữ để tránh tình trạng có các biến chứng không mong muốn.
Để biết thêm các thông tin chi tiết hơn về bệnh chân tay miệng trẻ em và tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất thì các bậc phụ huynh hãy nhờ tới sự trợ giúp từ các y bác sĩ với thâm niên cao trong ngành từ bệnh viện MEDLATEC. Bệnh viện hiện có 3 cơ sở tại các điểm trên địa bàn Hà Nội đều có cơ sở hạ tầng hiện đại, các thiết bị y tế tiên tiến cùng với sự tận tâm của các y bác sĩ trong viện sẽ giúp gia đình bạn tự tin đặt trọn niềm tin.
Hotline của bệnh viện: 1900 56 56 56!