Bệnh chân tay miệng là bệnh gì? Cách điều trị chân tay miệng như thế nào là tốt nhất? Tất cả những thông tin về căn bệnh này đều sẽ được Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cập nhật ngay trong nội dung sau đây.
16/03/2021 | Bị bệnh chân tay miệng kiêng gì để mau khỏi? 02/03/2021 | Trẻ bị chân tay miệng kiêng gì, phương pháp chữa như thế nào để mau khỏi? 29/01/2021 | Bệnh chân tay miệng trẻ em có thể chữa trị dứt điểm được không? 14/11/2020 | Tổng quan những thông tin cần biết về bệnh chân tay miệng
1. Bệnh chân tay miệng là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách điều trị chân tay miệng thì đầu tiên bạn cần phải biết đây là bệnh gì. Bệnh chân tay miệng là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Chúng cũng có khả năng phát triển thành dịch chân tay miệng do một loại virus đường ruột gây nên.
Khái niệm về bệnh chân tay miệng
Nguyên nhân chính gây bệnh gồm có hai nhóm tác nhân bao gồm Coxsackievirus A16 và loại Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính của căn bệnh được thể hiện thông qua các tổn thương ở ngoài da, phần niêm mạng dưới tổn thương dạng phỏng nước (tập trung chủ yếu ở niêm mạc miệng), lòng bàn tay - bàn chân, mông và gối cũng bị tổn thương.
Bệnh thường lây lan qua đường tiêu hóa thông qua nước bọt, bị phỏng nước và phân của người nhiễm bệnh. Vì vậy, đối với các yếu tố sinh hoạt tập thể thường là những yếu tố có nguy cơ lây truyền bệnh cao, dễ phát triển nhanh thành ổ dịch.
2. Bệnh tay chân miệng và các biến chứng khác
Dịch bệnh chân tay miệng có thể xuất hiện và bắt gặp quanh năm. Tuy nhiên, vào các thời điểm từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12 hàng năm bệnh lại có xu hướng tăng lên nhanh hơn. Nếu không điều trị chân tay miệng đúng và kịp thời thì bệnh có thể biến chứng nặng do EV71 gây nên. Các biến chứng thường sẽ bao gồm:
-
Biến chứng não bộ: Bị viêm não, bị viêm thân não, bị viêm não tủy hay bị viêm màng não.
-
Các biểu hiện giật mình, hay ngủ gà, cơ thể bứt rứt, bước đi loạng choạng, các chi bị run, mắt thì nhìn ngược, nhãn cầu bị rung giật, co giật hay hôn mê,...
-
Biến chứng về tim mạch và đường hô hấp như: Bị viêm cơ tim, bị phù phổi cấp, huyết áp tăng cao, bị suy tim hay bị trụy mạch đều có thể dẫn đến tình trạng tử vong vô cùng nhanh chóng nếu bệnh nhân không được điều trị một cách kịp thời.
Các biến chứng thường có của bệnh
3. Quá trình chẩn đoán bệnh chân tay miệng
Trước khi đi vào điều trị chân tay miệng, bác sĩ sẽ tiến hành quá trình chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Việc chẩn đoán sẽ được dựa vào những biểu hiện lâm sàng lẫn cận lâm sàng.
Thường sẽ xuất hiện trong khoảng từ 1 ngày đến 2 ngày với một số triệu chứng phổ biến như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, bị đau họng, cảm giác biếng ăn hay bị tiêu chảy. Giai đoạn toàn phát thường sẽ kéo dài từ 3 ngày đến 10 ngày với một số triệu chứng điển hình có thể kể đến như:
-
Loét miệng: Người bệnh sẽ xuất hiện một số vết loét đỏ hoặc bị phỏng nước ở vùng niêm mạc miệng, lợi hoặc lưỡi. Những triệu chứng này khiến cho miệng bị đau dẫn đến tình trạng bỏ ăn ở trẻ, tiết nước bọt tăng lên, trẻ quấy khóc thường xuyên.
-
Phát ban ở trên da dưới dạng phỏng nước: Các vết phát ban này thường sẽ xuất hiện ở trong lòng bàn tay, chân, gối hoặc mông. Chúng tồn tại trên da khoảng 1 tuần rồi sau đó biến mất để lại các vết thâm. Có rất ít tình trạng các vết này bị loét hoặc bị bội nhiễm.
-
Các biểu hiện toàn thân: Bị sốt nhẹ, buồn nôn, trong trường hợp bé sốt cao thì cần chú ý vì các biến chứng có thể xảy ra dễ hơn.
Chẩn đoán bệnh tay chân miệng thông qua các triệu chứng lâm sàng
Giai đoạn lui bệnh thường sẽ từ 3 đến 5 ngày sau đó. Trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn nếu không xuất hiện biến chứng nào. Bác sĩ cũng sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm RT-PCR hoặc tiến hành phân lập virus để có thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương án điều trị chân tay miệng phù hợp.
4. Phương án điều trị chân tay miệng
Để điều trị chân tay miệng đạt hiệu quả, cả bác sĩ lẫn người bệnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc:
-
Hiện nay, y học vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng, vì vậy quá trình điều trị chủ yếu là giải quyết các triệu chứng đồng thời đảm bảo sức đề kháng tốt hơn cho các bé.
-
Người nhà cần theo dõi để phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng.
-
Luôn luôn đảm bảo dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ, giúp trẻ tăng thể trạng tốt hơn.
Trong quá trình điều trị chân tay miệng, các bậc phụ huynh cần chú ý những vấn đề sau đây:
Các biện pháp điều trị chân tay miệng cho trẻ
-
Đảm bảo bé được vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
-
Bé cần được nghỉ ngơi điều độ, tránh xa các chất kích thích có hại.
-
Khi bé có biểu hiện sốt cao từ 38,5 độ C trở lên thì ba mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt ngay lập tức (có thể là paracetamol hoặc ibuprofen).
-
Bù nước cho thông qua dung dịch điện giải oresol.
-
Trong trường hợp bé bị loét miệng họng thì sử dụng dung dịch glycerin borat để lau sạch miệng cho bé trước và sau khi ăn xong. Gel rơ miệng được sử dụng với mục đích sát khuẩn, đồng thời giảm đau để cho bé ăn uống được dễ dàng hơn trong quá trình điều trị chân tay miệng.
-
Bổ sung thêm vitamin C, kẽm cùng với thuốc tăng cường sức đề kháng để cho bé được phục hồi nhanh hơn.
-
Cần đưa bé đi tái khám ngay nếu bé sốt cao hơn 39 độ C hoặc sốt cao liên tục không giảm, hoặc sốt có kèm theo co giật, khó thở hoặc thở nhanh hay mệt lả người. Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác cũng cần chú ý như bé bị giật mình, thường hay quấy khóc, khó ngủ, tình trạng nôn kéo dài, khi bước đi bị loạng choạng, da bị tái màu, xuất hiện các vân tím, vã mồ hôi,...
Khi trẻ xuất hiện những biểu hiện biến chứng nặng thì cần được điều trị chuyên sâu và vào khoa hồi sức theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, bé cũng cần được theo dõi các vấn đề về mạch, nhiệt độ, huyết áp hay nhịp thở,... để được đảm bảo an toàn hơn.
5. Thăm khám và điều trị chân tay miệng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Việc chẩn đoán và điều trị chân tay miệng cho bé hiện đang được các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm. Vậy nên, ba mẹ cần đưa bé đến khám tại những địa chỉ y tế uy tín. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ được các bậc phụ huynh vô cùng tin tưởng với hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh việc thăm khám và điều trị bệnh cùng đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia giỏi, đầu ngành.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ thăm khám uy tín cho phụ huynh yên tâm hơn
Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại nên ba mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh cũng như cách điều trị chân tay miệng mà bạn cần biết. Khi nắm rõ được bản chất của căn bệnh này sẽ giúp các bậc phụ huynh bình tĩnh hơn và chu đáo hơn trong quá trình chăm sóc con em mình đang bị bệnh.