Có thể nói, bệnh tê chân tay là một trong những bệnh lý con người hay gặp phải. Khi mắc bệnh sinh hoạt và công việc thường bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế, người bệnh luôn mong muốn tìm ra các phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Một lời khuyên nhỏ đó là: bệnh nhân bị tê tay chân có thể thực hiện một số bài tập, kết hợp chế độ ăn uống hợp lý để mau chóng khỏi bệnh.
20/04/2020 | Bị tê tay chân do nguyên nhân nào - Liệu có ảnh hưởng sức khỏe? 05/04/2017 | Tê tay chân - Coi chừng thiếu vitamin B12 29/03/2017 | Những nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến tê tay
1. Nguyên nhân gây bệnh tê chân tay
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu được những tác nhân nào gây bệnh tê chân tay ở con người, từ đó ta mới tìm ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến con người bị tê bì chân tay, song các bác sĩ đã chỉ ra 3 nguyên nhân chính, đó là tê bì tay chân do sinh lý và do bệnh lý. Trong đó, hầu hết mọi người bị tê tay, tê chân là do yếu tố sinh lý.
1.1. Nguyên nhân sinh lý
Tê bì tay chân có thể xảy ra do nguyên nhân sinh lý.
Cụ thể, trong cuộc sống hàng ngày đôi khi chúng ta vận động sai tư thế, điều này dẫn đến hiện tượng tê bì tay chân. Ví dụ như khi bạn quỳ, ngồi quá lâu thì máu không thể lưu thông và khiến chúng ta cảm thấy như ngàn mũi kim đang đâm vào chân. Cảm giác này thực sự khó chịu.
Ngoài ra, tâm lý căng thẳng mệt mỏi hoặc cơ thể nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết cũng là những lý do khiến con người hay bị tê chân, tê tay.
Để khắc phục tình trạng này, các bạn nên cố gắng thu xếp thời gian nghỉ ngơi, cân bằng giữa công việc và thư giãn, như vậy bạn sẽ có tinh thần thoải mái, vui vẻ. Bên cạnh đó, khi thời tiết thay đổi đột ngột, chúng ta hãy giữ ấm cơ thể, đồng thời thường xuyên ngâm chân thư giãn, việc này kích thích máu lưu thông rất tốt.
1.2. Nguyên nhân bệnh lý
Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, tê tay chân là dấu hiệu con người đang mắc bệnh lý nghiêm trọng. Một trong số đó ta có thể kể đến như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm hoặc bệnh liên quan đến tim mạch. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan nếu thấy triệu chứng tê chân tay xảy ra thường xuyên.
2. Dấu hiệu của bệnh
Để biết mình có đang bị bệnh tê chân tay không, chúng ta cần nắm được một số triệu chứng thường gặp của bệnh. Đầu tiên, người bệnh sẽ cảm thấy đầu ngón tay, ngón chân tê như có ngàn mũi kim đâm. Thậm chí, một số người còn bị chuột rút rất khó chịu.
Người mắc bệnh tê chân tay có cảm giác tê buốt như bị ngàn mũi kim đâm vào.
Càng ngày, tình trạng tê bì lại càng nghiêm trọng hơn, mức độ tê buốt nặng hơn, diễn ra thường xuyên hơn. Vận động hàng ngày của người bệnh trở nên dần khó khăn, bạn không thể cầm nắm đồ vật hoặc đi lại bình thường.
3. Những bài tập dành cho người mắc bệnh tê chân tay
Khi bị bệnh tê chân tay, người bệnh chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống rất nhiều. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể kết hợp thực hiện một số bài tập giúp máu lưu thông, cơ thể khỏe khoắn hơn.
3.1. Tập luyện yoga
Có lẽ, yoga không còn là hình thức rèn luyện sức khỏe xa lạ đối với chúng ta, các bài tập rất nhẹ nhàng và đem lại hiệu quả cao. Người mắc bệnh tê chân tay có thể thử tập, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về kết quả thu được đấy!
Để có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, các bạn nên tìm học các lớp dạy yoga chuyên nghiệp để được thầy cô hướng dẫn cụ thể, bài bản và đúng cách. Phương pháp này cần sự kiên trì để thu được kết quả cao nhất.
3.2. Đi bộ
Bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến xương khớp thường không thể vận động mạnh, vì vậy đi bộ nhẹ nhàng là cách vừa đơn giản, vừa hiệu quả. Trong khi đi bộ, các bạn hãy cố gắng duy trì tốc độ vừa phải, nhịp nhàng tránh đi quá nhanh gây mất sức và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các bác sĩ thường khuyến khích chúng ta đi bộ vào buổi sáng và chiều tối. Tuy nhiên các bạn cần cẩn thận, tránh lựa chọn thời điểm trời quá sớm hoặc quá tối, lúc này chúng ta rất dễ bị cảm lạnh vì dính sương.
3.3. Mát - xa
Khi bị bệnh tê chân tay, người bệnh nên được mát - xa tay chân thường xuyên để kích thích lưu thông máu trong cơ thể. Người bệnh có thể thực hiện mát - xa từ cổ chân lên đùi và ngược lại, mát - xa từ cổ tay đến vai và ngược lại. Thời điểm phù hợp nhất để thực hiện đó là trước giờ đi ngủ từ 20 - 30 phút. Phương pháp này không những giảm tình trạng tê bì tay chân mà còn giúp bạn có giấc ngủ thoải mái hơn.
Mát - xa chân tay là cách giúp máu lưu thông hiệu quả.
Ngoài ra, có rất nhiều bài tập đem lại hiệu quả cho bệnh nhân, ví dụ như bơi lội, bởi vì cơ bắp, mạch máu, dây thần kinh được giải phóng và không bị đè nén. Như vậy, tình trạng tay chân bị tê thuyên giảm đáng kể.
4. Chế độ dinh dưỡng dành cho người tê bì tay chân
Bệnh nhân bị tê bì tay chân cũng có thể là do thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu, chúng ta cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để giúp tình trạng bệnh suy giảm.
Vitamin D và vitamin K những dinh dưỡng cần thiết cho con người, đặc biệt là các bệnh nhân mắc bệnh tê chân tay. Theo nghiên cứu, người bị bệnh xương khớp cần bổ sung đầy đủ vitamin D để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp. Có rất nhiều thực phẩm giàu vitamin D và K, ví dụ như: trứng, cá, đậu nành hoặc rau cải xoăn,…
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân bổ sung thêm canxi cho cơ thể, đây là chất có lợi cho xương khớp. Một số thực phẩm giàu canxi là hải sản, chuối, sữa, bạn nên tham khảo để bổ sung vào bữa ăn của mình.
Để xương khớp khỏe mạnh, không bị thiếu canxi và chậm lão hóa, con người nên sử dụng các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa. Chất dinh dưỡng này có trong thành phần của nhiều loại thực phẩm, ta có thể kể đến như: quả ớt chuông, việt quất, cherry,…
Bệnh nhân hãy tìm hiểu các loại thực phẩm có ích cho sức khỏe
Để tăng cường sức khỏe, giảm tình trạng tê bì chân tay, mỗi người cũng nên bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh việc tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm chức năng cũng là cách hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc có hiệu quả tốt.
Có thể nói, bệnh tê chân tay khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Để tình trạng bệnh thuyên giảm, bạn hãy kết hợp các bài tập nhẹ nhàng và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, bệnh nhân đừng quên thực hiện các chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.