Chân tay miệng là bệnh lý truyền nhiễm đặc biệt phổ biến ở trẻ. Trong khi đó, bệnh có tốc độ lây lan nhanh và rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, ba mẹ cần bổ sung kiến thức và tìm hiểu cách phòng chân tay miệng cho trẻ sao cho hiệu quả.
20/05/2022 | Bỏ túi địa chỉ khám chân tay miệng cho trẻ uy tín, chất lượng cao 08/05/2022 | Chẩn đoán và quá trình điều trị chân tay miệng có thể bạn chưa biết 16/03/2021 | Bị bệnh chân tay miệng kiêng gì để mau khỏi?
1. Khái quát bệnh
Trước khi tìm hiểu các biện pháp phòng chân tay miệng cho trẻ, chúng ta sẽ điểm qua bệnh tay chân miệng là gì, có những triệu chứng nào?
Bệnh chân tay miệng là gì?
Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxsackievirus gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa với tốc độ rất nhanh, thậm chí có khả năng trở thành dịch lớn.
Chân tay miệng xảy ra quanh năm, nhưng cao điểm là từ tháng 2 - 5 và từ tháng 9 - 12. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi; ít gặp hơn ở trẻ lớn.
Trẻ em dưới 5 tuổi, đang đi học mẫu giáo rất dễ bị lây nhiễm tay chân miệng
Dấu hiệu nhận biết chân tay miệng ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết chân tay miệng ở trẻ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, cụ thể như sau:
-
Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 - 7 ngày. Trẻ có thể chưa có các biểu hiện cụ thể.
-
Tiếp đến là giai đoạn khởi phát kéo dài khoảng 1 - 2 ngày. Trẻ mệt mỏi, sốt nhẹ, ăn uống kém, nước dãi chảy liên tục và tiêu chảy vài lần trong ngày.
-
Từ 3 - 10 ngày sau đó bắt đầu là giai đoạn toàn phát. Lúc này, trẻ có những triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng, phát ban ở lòng bàn tay/chân hoặc mông,… Trường hợp bị nặng, trẻ có thể bị mê sảng, co giật, hôn mê và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
-
Giai đoạn lui bệnh, thường là ngày thứ 8 - 10, nếu trẻ được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời sẽ hồi phục hoàn toàn, không gặp biến chứng.
Trẻ bị chân tay miệng có dấu hiệu điển hình là phát ban ở lòng bàn tay và chân
2. Phòng chân tay miệng cho trẻ
Trong danh sách các loại vắc xin phòng ngừa bệnh thì chưa có đầu vắc xin dành cho bệnh chân tay miệng. Ngoài ra, bệnh cũng chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị. Do đó, ba mẹ cần chủ động phòng chân tay miệng cho trẻ bằng các biện pháp sau.
Rửa tay thường xuyên cho trẻ
Rửa tay sạch lần trong ngày. Đặc biệt là sau khi trẻ vừa ra ngoài về hay trước khi ăn, hay khi vừa đi vệ sinh xong. Với người lớn chăm bé cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh cẩn thận, nhất là những người trực tiếp chăm sóc trẻ.
Thực hiện ăn chín uống sôi
Dụng cụ ăn uống của trẻ phải được vệ sinh và cất trữ cẩn thận. Có thể tráng hoặc trụng nước sôi trước khi sử dụng cho trẻ ăn. Khu vực bếp nấu luôn được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp. Ngoài ra, đảm bảo ăn chín uống sôi, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn chế biến sẵn hoặc được bán sẵn ngoài tiệm.
Luôn giữ gìn vệ sinh khu vực bếp nấu và tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi
Không mớm thức ăn cho trẻ
Một số người có thói quen thổi và mớm thức ăn cho con. Để phòng chân tay miệng cho trẻ, bạn cần loại bỏ thói quen này. Cùng với đó, không bốc tay rồi đút cho trẻ, cũng không để trẻ tự ý bốc thức ăn rồi cho vào miệng.
Không để trẻ đưa tay lên miệng hay ngậm đồ chơi
Trẻ em dưới 5 tuổi thường có thói quen ngậm đồ chơi hoặc cho tay vào miệng, mũi. Bạn cần hướng dẫn trẻ không được lặp lại các hành vi này. Ngoài ra các món đồ này cũng cần làm sạch, rửa thường xuyên. Có thể vệ sinh bằng các dung dịch lành tính, hoặc dung dịch Cloramin B 2%.
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên
Để phòng chân tay miệng cho trẻ, bạn cần vệ sinh nhà cửa bằng chất diệt khuẩn, ít nhất là mỗi tuần 1 lần. Các vị trí trẻ thường sờ đến như cửa, cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà,… cũng cần lưu ý và lau chùi thường xuyên hơn. Đây vừa là cách phòng tay chân miệng, vừa hạn chế nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác.
Vệ sinh nhà cửa, rửa sạch đồ chơi là biện pháp phòng chân tay miệng và các bệnh truyền nhiễm khác
Tránh tiếp xúc với các đối tượng nguy cơ
Trẻ có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu, lại chưa biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân nên rất dễ nhiễm bệnh. Do đó, nếu trong nhà có người bị hoặc nghi bị tay chân miệng, cần cách ly trẻ với người này. Đối với người bệnh, đồ dùng cá nhân phải để riêng và được vệ sinh sạch sẽ. Phân và chất thải phải được thu gom và xử lý cẩn thận.
Cho trẻ nghỉ học và đến viện nếu nghi ngờ trẻ bị bệnh
Nếu nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng, nên cho trẻ nghỉ học tạm thời và đưa trẻ đến bệnh viện. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ lây lan sang các bạn cùng lớp, cũng như có hướng điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp trẻ mắc bệnh thì cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc và hướng điều trị. Ngay cả khi trẻ đã khỏi bệnh thì cũng cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé.
Trẻ nghi bị tay chân miệng cần được đến bệnh viện khám
Đồng thời, tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chân tay miệng cho trẻ. Thông thường, sau khi khỏi bệnh trẻ sẽ tạo được miễn dịch tự nhiên với chủng virus gây bệnh. Nhưng không loại trừ trường hợp tái nhiễm nếu lây nhiễm các chủng virus khác.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu hơn về các biện pháp phòng chân tay miệng cho trẻ. Nếu trẻ mắc bệnh và gặp những vấn đề bất thường về sức khỏe, ba mẹ có thể đưa bé đến khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Tại đây, qua kiểm tra và thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Cơ sở vật chất hiện đại, khang trang cùng sự tận tâm, nhiệt tình, chuyên nghiệp từ đội ngũ Y - Bác sĩ và nhân viên chắc chắn sẽ mang đến sự an tâm, hài lòng và tin tưởng cho ba mẹ.
Vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn, hỗ trợ đặt lịch khám nhanh chóng, tiện lợi.