Khi thời tiết bắt đầu bước vào thời kỳ nắng nóng, các loại dịch bệnh ở trẻ rất dễ bùng phát, đặc biệt trong số đó có bệnh tay chân miệng. Các mẹ cần biết được những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng để kịp thời chữa trị và ngừa ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở trẻ.
06/05/2021 | Biểu hiện qua từng cấp độ của bệnh tay chân miệng 26/04/2021 | Tìm hiểu lý do vì sao tay chân miệng ở trẻ em lại nguy hiểm? 19/04/2021 | Hỏi đáp: Bệnh tay chân miệng khi nào cần đến viện?
1. Thông tin thêm về bệnh
Trước khi tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng, bạn cần biết rõ về tình trạng và nguyên nhân gây ra căn bệnh này là gì.
Vào mùa hè, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh tay chân miệng, đây là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Việc tiếp xúc với nước bọt, dịch phỏng nước hoặc phân của người bệnh có thể khiến bản thân nhiễm phải tay chân miệng.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc chân tay miệng rất cao
Căn bệnh truyền nhiễm này có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên, đối tượng chủ yếu mắc phải chính là trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều đó là do ở độ tuổi này, sức đề kháng của các bé còn yếu, chưa thể chống lại sự tấn công của những loại virus gây bệnh. Một nguyên nhân khác gây bệnh chính là đây là lứa tuổi trẻ em tiếp xúc với môi trường của các trường mẫu giáo. Yếu tố môi trường này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển và lây nhiễm nhanh chóng từ người sang người.
Ở phần lớn bệnh nhân mắc tay chân miệng sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian phát triển bệnh và cũng không quá nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn cần cẩn thận và làm theo phác đồ điều trị của bác sĩ khi có dấu hiệu mắc phải tay chân miệng. Bởi sự chủ quan trong quá trình điều trị và chăm sóc sau khi mắc bệnh có thể dẫn đến việc kéo dài dai dẳng của bệnh và những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
2. Những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng
Dấu hiệu nhận biết của bệnh nhân tay chân miệng có thể được chia ra thành những giai đoạn phát triển của bệnh.
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn này kéo dài trong khoảng từ 3 đến 7 ngày, với những dấu hiệu không rõ rệt. Chính điều này khiến cho các ông bố bà mẹ chủ quan hoặc nhầm lẫn với những căn bệnh khác liên quan đến đường hô hấp. Một số dấu hiệu thường thấy ở giai đoạn ủ bệnh ở trẻ là:
Bé có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ trong giai đoạn ủ bệnh
-
Xuất hiện những cơn sốt nhẹ, thoáng qua.
-
Đau họng và miệng tiết nước bọt liên tục.
-
Tình trạng chán ăn kéo dài.
-
Tiêu chảy ở dạng nhẹ.
-
Ở một số trường hợp, trẻ có thể nổi hạch ở cổ hoặc hàm dưới.
Giai đoạn khởi phát
Trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày đầu khởi phát bệnh, bề mặt da của trẻ bắt đầu xuất hiện những nốt ban đỏ với đường kính 2 - 3 mm. Những nốt ban này có thể phát triển ở bất cứ đầu, thường tập trung vùng lòng bàn tay, bàn chân, xung quanh miệng. Ngoài ra, chúng sẽ tiến triển thành những nốt ban đỏ dạng phỏng nước.
Những nốt phát ban và phỏng nước xuất hiện
Những vết loét ở phía miệng loét gây cảm giác đau đớn cho trẻ khiến bé trở nên lười ăn, quấy khóc và kêu đau khoang miệng. Những lúc này bố mẹ cần chú ý con trẻ để không bị nhầm với những bệnh viêm loét thông thường ở miệng.
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn toàn phát của bệnh kéo dài khoảng từ 3 đến 10 ngày với những dấu hiệu điển hình dễ nhận biết như:
-
Loét miệng.
-
Toàn thân nổi phát ban ở dạng phỏng nước.
-
Trẻ dễ sốt cao, nôn ói.
-
Trong giai đoạn này, trẻ cũng có thể gặp nguy cơ mắc phải những biến chứng liên quan đến hệ thần kinh, hô hấp và tim mạch.
Ngoài ra, những dấu hiệu nhận biết nghiêm trọng trẻ có thể gặp phải khi mắc tay chân miệng như:
Tình trạng quấy khóc liên tục báo hiệu bệnh đang bước vào giai đoạn trở nặng
Khi bệnh tay chân miệng của bé bắt đầu trở nặng, trẻ có thể quấy khóc liên tục cả đêm hoặc từng cơn. Đây là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Và khi trẻ quấy khóc liên tục kèm theo dấu hiệu thở khò khè, khó ngủ hoặc ngủ li bì thì bé cần được bố mẹ đưa nhập viện ngay lập tức.
Khi bệnh tay chân miệng chuyển sang độ 2, bé có thể xuất hiện triệu chứng sốt cao (từ 39 độ trở lên) hoặc kéo dài liên tục trên 2 ngày, không thể hạ sốt được bằng thuốc. Trong trường hợp này, bố mẹ không nên cho bé dùng thuốc hạ sốt mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mà cần được nhập viện và điều trị kịp thời để bé tránh gặp phải những biến chứng liên quan đến tim mạch.
Đây là một triệu chứng cảnh báo cho bạn biết rằng các biến chứng trên hệ thần kinh bắt đầu xuất hiện ở trẻ bị tay chân miệng. Bé cần được theo dõi và quan sát tần suất xuất hiện của những lần bị giật mình (đánh giá trong khoảng 30 phút). Đối với những trẻ bị tay chân miệng ở thể nặng, bé có thể bị giật mình chới với hoặc giật nảy người khi đang ngủ thiu thiu (cần được phân biệt với giật nảy mình khi đang ngủ sâu), đi loạng choạng, không vững hoặc tay chân yếu và người bị run từng cơn.
3. Cách chăm sóc bệnh tay chân miệng ở trẻ
Sau khi tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng và xác định được trẻ đang mắc căn bệnh đó, bạn cần biết cách điều trị bệnh ở trẻ.
Hiện nay, tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị, bác sĩ sẽ dựa vào tình hình thực tế của trẻ để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Đối với những trẻ xuất hiện tình trạng sốt cao, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Những nốt phỏng nước được xử lý bằng cách sử dụng thuốc giảm đau và thuốc bôi sát khuẩn tại những vị trí bị vỡ mụn nước. Nếu như những nốt phỏng nước trong khoang miệng bị vỡ ra, bé cần được sát khuẩn bằng nước muối sinh lý 0.9%.
Bố mẹ cần hòa dung dịch sát khuẩn như nước lá trầu hoặc chè xanh cùng với nước để vệ sinh cơ thể cho bé. Đó là những loại nước có khả năng hạ nhiệt và sát khuẩn rất tốt, giúp hạn chế được tình trạng viêm nhiễm của những nốt phỏng nước đã bị vỡ ra. Nhưng lưu ý rằng, bố mẹ không nên dùng lá trầu không hoặc lá chè để chà lên những nốt phỏng, bởi như thế có thể khiến tình trạng của trẻ nặng hơn.
Cho bé ăn những thức ăn dạng lỏng để hạn chế tình trạng đau rát trong khoang miệng
Những vết loét trong khoang miệng gây nên tình trạng đau rát khiến trẻ lười ăn. Bởi vậy, các mẹ cần cho bé sử dụng những loại thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt và thuận tiện cho việc tiêu hóa giúp bé cảm thấy ăn một cách thoải mái, hạn chế tình trạng đau rát trong quá trình ăn.
Hy vọng rằng thông tin về những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng và những thông tin xung quanh căn bệnh có thể giúp cho bạn nhận biết trẻ nhà mình có mắc phải căn bệnh lây nhiễm đó hay không và xử lý nó như thế nào.
Nguyên nhân, cách chăm sóc và theo dõi trẻ em mắc bệnh tay chân miệng
Hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khi nghi ngờ bé nhà mình mắc phải tay chân miệng để bé được nhận điều trị kịp thời tránh tình trạng phát sinh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Bố mẹ có thể liên hệ theo hotline 1900565656 để nhận được sự tư vấn của các nhân viên y tế của bệnh viện nếu có bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh lây nhiễm này.