Bất kỳ ai cũng đều có khả năng bị liệt dây thần kinh số 7 vì những lý do khác nhau. Bệnh lý này gây ra triệu chứng méo miệng và liệt mặt; không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng giao tiếp của người bệnh mà còn để lại nhiều biến chứng không thể xem thường. Vậy khi đã bị liệt dây thần kinh số 7 có thể chữa khỏi không?
01/09/2021 | Đau đơn dây thần kinh: triệu chứng và cách điều trị 25/05/2021 | Liệt dây thần kinh tứ chi: nguyên nhân và cách điều trị
1. Liệt dây thần kinh số 7 - nguyên nhân và biểu hiện
1.1. Dây thần kinh số 7 là gì, vì sao bị liệt
Dây thần kinh số 7 là hỗn hợp dây thần kinh bao gồm nhiều chức năng có liên quan đến cảm giác, vị giác và vận động. Liệt dây thần kinh số 7 là bệnh lý mô tả tình trạng bị chèn ép và viêm nhiễm ở đây.
Lý do khiến cho dây thần kinh số 7 bị liệt chủ yếu là:
- Nhiễm lạnh đột ngột, trúng gió.
- Bệnh viêm tai - mũi - họng không được điều trị hiệu quả.
- Chấn thương xảy ra ở xương chũm, vùng thái dương,...
- Có bệnh lý ở nền sọ.
- Tiểu đường.
- Xơ vữa động mạch.
- Bệnh huyết áp.
Méo miệng về một bên là triệu chứng điển hình của bệnh liệt dây thần kinh số 7
Những đối tượng sau được xem là có nguy cơ cao hơn với bệnh liệt dây thần kinh số 7:
- Người có hệ miễn dịch bị suy giảm và sức khỏe yếu.
- Thai phụ.
- Thường xuyên trải qua tình trạng căng thẳng, thức khuya.
- Hay uống rượu bia.
- Người có tiền sử với bệnh xơ vữa động mạch, huyết áp.
- Hay phải đi sớm về khuya.
1.2. Biểu hiện nào cho thấy dây thần kinh số 7 bị liệt
Hầu hết các trường hợp bị liệt dây thần kinh số 7 sẽ có các biểu hiện:
- Tuyến lệ hoạt động không tốt, mí bị sụp, khô mắt, không thể nháy hoặc nhắm mắt.
- Miệng bên liệt khó mỉm cười, khó hoặc không thể khép lại, chảy dãi.
- Mặt bị xệ xuống hoặc hơi cứng bất thường, méo miệng lệch về một bên.
- Khóe miệng, vùng trán bị dị cảm.
- Bị đau quanh góc hàm, xương chũm, thái dương, tai.
- Vị giác bị thay đổi.
- Nhạy cảm hơn với âm thanh.
- Rối loạn lời nói hoặc khả năng nhai nuốt.
- Ở bên mặt bị liệt dễ bị đọng thức ăn, uống nước hay bị trào ra.
- Một bên mặt có cảm giác bị tê và yếu cơ hẳn đi.
- Nếu bị liệt dây thần kinh số 7 sau đợt nhiễm trùng zoster hay herpes simplex có thể gây ra những cơn đau dữ dội, nổi mụn nước ở lưỡi hoặc vòm miệng.
2. Bị liệt dây thần kinh số 7 có thể chữa khỏi không
2.1. Những ảnh hưởng do liệt dây thần kinh số 7 gây ra
Sở dĩ rất nhiều người quan tâm đến liệt dây thần kinh số 7 có thể chữa khỏi không là vì bệnh lý này gây ra rất nhiều hệ lụy. Ảnh hưởng ở mức độ nhẹ nhất mà bệnh gây ra đó là làm mất tính thẩm mỹ, khiến người bệnh bị tự ti trong giao tiếp và khó khăn trong thể hiện cảm xúc. Ở mức độ nặng hơn, bệnh có thể để lại nhiều di chứng nặng nề như:
Liệt dây thần kinh số 7 không điều trị sớm có thể biến chứng viêm giác mạc
- Biến chứng tại mắt: viêm giác mạc, lộn mí, viêm kết mạc, loét giác mạc. Đây là những biến chứng có thể đề phòng hoặc xử lý được bằng cách: đeo kính, khâu một phần hoặc toàn bộ sụn mí.
- Hội chứng co thắt nửa mặt sau liệt mặt: xảy ra ở những trường hợp nặng do sự phân bố lại thần kinh một phần.
- Đồng vận: người bệnh bị co cơ không tự chủ kết hợp cùng với các hoạt động tự chủ như khi nhắm mắt mép sẽ bị kéo lại. Biến chứng này không thể chữa khỏi được mà chỉ có thể giảm thiểu sự khó chịu bằng phục hồi chức năng.
- Hội chứng nước mắt cá sấu: ít xảy ra, triệu chứng điển hình là chảy nước mắt trong lúc ăn.
2.2. Khả năng chữa khỏi khi bị liệt dây thần kinh số 7 như thế nào
Bị liệt dây thần kinh số 7 có thể chữa khỏi không tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có những biến chứng như đã kể đến ở trên. Thống kê cho thấy có khoảng 70 - 80% bệnh nhân nếu được chữa trị sớm và chăm sóc đúng cách thì có thể khỏi bệnh sau 1 - 3 tháng. Người trẻ tuổi có khả năng hồi phục nhanh hơn khi được điều trị đúng hướng. Người cao tuổi thì thường chậm hồi phục hơn và có thể không khỏi hoàn toàn.
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa giúp người bệnh biết được liệt dây thần kinh số 7 có thể chữa khỏi không
Đối với những trường hợp bị liệt dây thần kinh số 7 ở mức độ nặng, áp dụng các biện pháp điều trị muộn thì rất khó khỏi và khoảng 80 - 90% trường hợp sẽ bị méo miệng khi cười. Đặc biệt, điều trị muộn có thể gây thoái hóa dây thần kinh, một số trường hợp còn có chiều hướng tiến triển xấu do điều trị sai cách.
Như vậy, liệt dây thần kinh số 7 có thể chữa khỏi không thì câu trả lời đó là hầu hết những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ và được chữa trị sớm thì khả năng khỏi bệnh là rất cao. Đối với những trường hợp này thì tùy vào từng bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp: nội khoa hoặc ngoại khoa.
- Điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng can thiệp nội khoa
+ Bác sĩ sẽ sử dụng nhiều nhóm thuốc khác nhau kết hợp cùng một số biện pháp khác để đạt được hiệu quả cao nhất, giúp phục hồi được chức năng của dây này.
+ Thuốc được dùng có thể là: các loại vitamin thuộc nhóm B, thuốc giãn mạch, thuốc kháng viêm.
+ Một số biện pháp khác: bấm huyệt, châm cứu, hồng ngoại, xoa bóp, sóng ngắn,... Bác sĩ sẽ tránh những kích thích quá mức để tránh xảy ra tình trạng co cứng cơ mặt.
- Điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng can thiệp ngoại khoa
Nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Những trường hợp phải can thiệp bằng phương pháp điều trị này chủ yếu là để loại trừ nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 như áp xe não, u não, có khối máu tụ, viêm tai xương chũm,...
Mức độ liệt dây thần kinh số 7 ở mỗi người không giống nhau. Vì thế muốn biết được chính xác tình trạng liệt dây thần kinh số 7 có thể chữa khỏi không cho từng bệnh nhân cụ thể thì cần phải đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Lưu ý rằng, ngay khi nghi ngờ có biểu hiện bị liệt dây thần kinh số 7 nên đến gặp bác sĩ ngay vì bệnh càng chữa sớm thì khả năng khỏi càng cao.
Những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây mang tính tổng quan để tham khảo về bệnh lý này. Với từng trường hợp cụ thể, nếu băn khoăn liệt dây thần kinh số 7 có thể chữa khỏi không, bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra, đánh giá và trả lời chính xác.