Bạn hiểu gì về bệnh lao? Người bị HIV có nguy cơ lây nhiễm Lao cao hơn hay không? | Medlatec

Bạn hiểu gì về bệnh lao? Người bị HIV có nguy cơ lây nhiễm Lao cao hơn hay không?

Lao được gọi là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới bởi tính lây lan và khả năng gây chết người với tỷ lệ rất cao. Vậy bạn đã hiểu rõ về bệnh Lao hay chưa? Nếu bị mắc HIV người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao hơn hay không? Bài sau đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về vấn đề này!


20/10/2020 | Bệnh lao hạch được chẩn đoán bởi những phương pháp nào?
06/08/2020 | Thông tin y khoa cơ bản về bệnh lao màng phổi
06/08/2020 | Làm sao để phát hiện vi khuẩn gây bệnh lao màng phổi?

1. Lao là bệnh gì?

Lao là hiện tượng khi cơ thể bạn bị vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào gây ra căn bệnh lao. Thông thường bệnh lao sẽ xuất hiện ở cơ quan hô hấp vì loại virus này sẽ dễ lây lan trong không khí.

Bệnh lao được gọi là căn bệnh chết người với mức lây lan nhanh khủng khiếp. Vào năm 2016, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra con số tử vong do lao gây ra và gióng lên hồi chuông cảnh báo cho toàn nhân loại khi ca tử vong do Lao thậm chí còn cao hơn căn bệnh thế kỷ AIDS.

Bệnh lao dễ lây nhiễm trong cộng đồng nếu không được điều trị

Năm 2016, ca tử vong do bệnh Lao thậm chí còn cao hơn căn bệnh thế kỷ AIDS

Triệu chứng của bệnh lao:

  • Bị ho nhiều, có thể kéo dài hơn 3 tuần nhưng không thuyên giảm. Có thể có triệu chứng ho đờm, ho khan và thậm chí ho ra máu.

  • Cơ thể hay cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, giảm cân nhiều.

  • Xuất hiện các cơn sốt nhẹ, đau mỏi người, đau tức ngực, khó thở,...

Các loại bệnh lao thường gặp:

Như chúng ta đã biết thì khi nhắc đến bệnh lao hầu như mọi người sẽ nghĩ đến lao phổi. Tuy nhiên, bệnh lao cũng có thể xuất hiện ở những bộ phận khác của cơ thể con người như: Lao màng não, lao kê (vi khuẩn làm ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết), ngoài ra vi khuẩn lao còn có thể gây hại cho hệ niệu dục, khớp.

Khi cơ thể bị  bệnh lao sẽ xuất hiện tổn thương ở nhiều vùng, có thể ho ra máu, suy hô hấp,... Nếu vi khuẩn lao xuất hiện ở bộ phận xương khớp thì sau này người bệnh có nguy cơ bị gù, cứng khớp, vẹo cột sống hay nghiêm trọng hơn cả đó là tàn tật suốt đời. Nguyên nhân dẫn tới bệnh lao phổi?

Bệnh lao đã và vẫn đang là một trong những căn bệnh có sức tàn phá sức khỏe con kinh khủng nhất. Vậy căn bệnh này là do nguyên nhân nào gây ra?

Do tác động môi trường: 

Đây là nguyên nhân khách quan nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng mắc bệnh lao. Môi trường bị ô nhiễm như khói bụi các phương tiện giao thông, các thiết bị công trình, không khí ẩm ướt, khói độc hại từ các nhà máy hóa chất, chất thải độc hại bị đẩy ra nguồn nước,... bất kì yếu tố môi trường nào bị thay đổi, bị ô nhiễm đều sẽ là bàn đẩy thuận lợi cho các vi khuẩn virus xâm nhập dễ dàng vào cơ thể con người, không ngoại trừ vi khuẩn lao.

Do bị lây nhiễm từ người mắc bệnh: 

Bệnh lao được cho là căn bệnh lây lan rất nhanh và dễ dàng bởi chúng được không khí ưu ái làm phương tiện lây lan bệnh dịch. Chính vì vi khuẩn Lao lây qua không khí nên người nào tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh lao sẽ có khả năng cao bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các giọt bắn khi trò chuyện, hắt hơi, ho,... Ngoài ra, việc sử dụng chung đồ đạc hoặc ăn uống chung đồ ăn với người bệnh cũng có thể bị nhiễm bệnh (trong trường hợp lượng vi khuẩn lớn).

Do bị nhiễm HIV: 

Rất nhiều ý kiến cho rằng người bị nhiễm HIV sẽ bị mắc bệnh lao. Ý kiến này không hoàn toàn đúng nhưng cũng không thể khẳng định là sai! Người bị nhiễm HIV nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy, trong đó có bệnh lao. HIV khiến cho sức đề kháng của con người sa sút trầm trọng. Các cơ quan, hệ thống, các bộ phận hay nội tạng của con người đều bị ảnh hưởng. HIV cũng tạo điều kiện cho các yếu tố “ngoài bang" tấn công cơ thể, chính điều này đã khiến cho vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (vi khuẩn gây ra bệnh lao) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người bệnh hơn bình thường.

Người bệnh bị nhiễm HIV có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lao

Người bệnh bị nhiễm HIV có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lao

2. Bệnh lao có thể chữa khỏi được không?

Khi đã có chẩn đoán chính xác bị mắc bệnh lao thì ngoài việc điều trị bệnh ra thì người bệnh cũng nên thực hiện các biện pháp sau để giúp bệnh tình thuyên giảm hoặc hạn chế những biến chứng của bệnh:

  • Luôn tuân thủ giờ giấc uống thuốc do bác sĩ chỉ định.

  • Có thể tìm kiếm và mua những hộp chia thuốc để có thể theo dõi chính xác lịch bác sĩ đã kê đơn.

  • Thực hiện việc tái khám đúng hẹn.

  • Tìm hiểu và hỏi han về việc kiêng cữ trong ăn uống và nắm rõ được người bệnh có bị tác dụng phụ của thuốc hay không.

  • Giữ gìn vệ sinh cả ở nhà và nơi công cộng vì việc lây nhiễm cho người khác là không hề tốt đẹp gì.

  • Trong trường hợp có các triệu chứng như sốt cao, lạnh người, hay các triệu chứng dị ứng thuốc thì phải lập tức liên hệ với các bác sĩ đang điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh lao hiệu quả:

  • Tuân thủ việc tiêm phòng bệnh lao từ bé. Hiện nay, việc tiêm phòng bệnh lao thường được nhà nước ưu tiên tuyệt đối, tháng đầu tiên sau khi bé được sinh đã có thể được tiêm phòng bệnh lao phổi.

Tiêm phòng cho trẻ nhỏ để phòng chống bệnh lao

Tiêm phòng cho trẻ nhỏ để phòng chống bệnh lao

  • Luôn luôn sử dụng khẩu trang khi ở nơi công cộng.

  • Để ý khi hắt hơi, ho phải che tay lại và vệ sinh sạch sẽ với nước rửa tay sát khuẩn.

  • Người bị mắc bệnh lao không nên ngủ chung với người khác, tránh lây nhiễm.

  • Không nên dùng chung đồ cá nhân với bệnh nhân.

  • Vi khuẩn lao dễ dàng phát triển ở môi trường ẩm thấp vì vậy nên giữ cho nơi ở của người bệnh thoáng mát và có ánh nắng.

  • Chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý, chăm chỉ tập thể dục thể thao, tránh các chất kích thích độc hại,... tất cả đều sẽ giúp phòng ngừa bệnh lao một cách hiệu quả.

Điều trị bệnh lao?

Hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh lao. Người bệnh nên được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể để có thể ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng về sau. Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lao thường sẽ kéo dài ít nhất là 6 tháng, một khoảng thời gian khá lâu, vì vậy bệnh nhân phải thực hiện nghiêm ngặt sự chỉ định từ bác sĩ điều trị.

Bệnh tình có thể sẽ giảm rõ rệt sau 4 - 6 tuần đầu, tuy nhiên việc bệnh tái phát là rất cao, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Bên cạnh đó, người thân có tiếp xúc với bệnh nhân cũng cần được theo dõi sức khỏe liên tục để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh tình rộng hơn.

Nếu bạn đọc hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu nào có thể là biểu hiện của căn bệnh này thì hãy liên hệ ngay tới số 1900565656 - số tổng đài của bệnh viện MEDLATEC.  Bạn đọc có thể tới thăm khám bệnh viện tại 2 cơ sở ở Hà Nội tại BVĐK MEDLATEC - số 42 Nghĩa Dũng và PKĐK MEDLATEC Tây Hồ - Số 99 Trích Sài. Bệnh viện MEDLATEC đã có kinh nghiệm hơn 24 năm trong giới y khoa với đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên nghiệp, tận tâm. Bệnh viện còn có cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tiên tiến đảm bảo sẽ là nơi bạn và gia đình có thể tin tưởng tuyệt đối.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp