Sau sinh, hiện tượng tăng cân, tích mỡ, đặc biệt là mỡ bụng là nỗi lo của hầu hết chị em. Chính vì vậy, tìm ra được các bài tập giảm mỡ bụng sau sinh phù hợp để lấy lại một vòng eo thon gọn nhưng không gây ảnh hưởng tới cơ thể người mẹ là mong muốn của không ít người.
01/12/2022 | Bí kíp giúp vú căng tròn sau sinh 01/11/2022 | 4 cách chữa rạn da sau sinh bằng nghệ an toàn - hiệu quả 03/10/2022 | Hé lộ bí quyết để âm đạo sau sinh nhanh hồi phục
1. Mỡ bụng sau sinh được nhận biết như thế nào?
Để lựa chọn được bài tập giảm mỡ bụng sau sinh phù hợp, trước hết, chị em cần xác định đúng tình trạng cơ thể của mình.
Có một cơ thể cân đối, ngực nở, mông nở và eo thon luôn là mơ ước của hầu hết chị em. Tuy nhiên, thông thường, bụng là phần rất dễ bị tích mỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến cho vùng này mất đi sự thon gọn.
Mỡ vùng bụng có thể khiến cho mẹ sau sinh đau đầu
Vùng bụng là nơi tập trung các mô mỡ thuộc hai loại: mỡ nội tạng và mỡ dưới da. Trong đó, mỡ nội tạng bao bọc xung quanh các cơ quan thuộc nội tạng nên đây chính là lý do khiến cho chúng rất khó để có thể nhận biết. Trong khi đó, mỡ dưới da lại nằm ngay dưới bề mặt của da nên có thể biết qua việc quan sát và sờ nắn thông thường.
Thường thường, với những người có mỡ bụng sẽ tồn tại cả hai loại này, nhất là người mới sinh nở. Khi mỡ nội tạng nhiều, lớp mỡ ở dưới da sẽ bị đẩy ra phía ngoài, khiến bụng đã béo lại càng béo hơn.
Không những thế, với những mẹ sau sinh, do một thời gian mang thai, thai nhi lớn dần trong bụng, phần da bụng cũng đàn hồi, giãn nở theo và sau khi sinh con, chúng cần thời gian để co lại. Một số người do cơ địa nên việc co hồi chậm hoặc không được hoàn toàn như trước đây khiến cho bụng đã nhiều mỡ còn chùng nhão.
Với những lý do trên, các chị em đều mong muốn tìm được mọi cách để giảm mỡ bụng sau sinh. Song, để điều này thực sự mang lại hiệu quả, cần loại bỏ cả hai loại mỡ: mỡ dưới da và mỡ nội tạng.
2. Khi nào thì nên thực hiện các bài tập giảm mỡ bụng sau sinh?
Mặc dù giảm mỡ bụng sau sinh là nhu cầu và mong muốn của hầu hết chị em song khi thực hiện, cần quan tâm tới thời điểm hợp lý và phương pháp khoa học. Nguyên nhân là vì khi mới sinh, cơ thể người mẹ cần có thời gian để hồi phục sức khỏe nên vận động quá sớm, có thể gây ra nhiều nguy hiểm.
Cơ thể mẹ cần có thời gian để hồi phục
Chính vì vậy, thời gian thích hợp nhất để bạn quan tâm và thực hiện điều này với phụ nữ sinh thường là sau ít nhất 8 tuần trong điều kiện sức khỏe bình thường. Lúc này, cơ thể đã bắt đầu ổn định song lớp mỡ vẫn còn mềm nên việc tác động sẽ mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng hơn.
Với những người có sức khỏe chậm phục hồi hơn thì khoảng tới tháng thứ 5 hoặc 6 sẽ có thể thực hiện được, còn nếu muộn hơn nữa, hiệu quả mang lại sẽ không như ý muốn do mỡ đã cứng và chảy xệ.
Với những người sinh mổ, do vùng bụng chịu nhiều tác động nên tổn thương sẽ lâu lành, dễ gặp nhiều nguy cơ, cần nhiều thời gian để hồi phục. Bởi vậy, thời gian cần thiết để bắt đầu thực hiện ít nhất là 6 tháng sau sinh nếu sức khỏe cho phép. Nếu không thì cần chờ thêm một thời gian nữa.
3. Bài tập giảm mỡ bụng sau sinh hiệu quả cho mẹ
Sau sinh, việc thực hiện một cách chăm chỉ sẽ giúp cho các mẹ có thể nhanh chóng lấy lại vóc dáng săn chắc. Bạn có thể thực hiện các bài tập sau đây:
Bài tập nâng chân
Để thực hiện bài tập này, bạn cần nằm thẳng, ghi nhớ là giữ cho lưng luôn luôn áp chặt xuống sàn, bởi nếu cong lưng sẽ không hiệu quả và còn gây đau. Sau đó, bạn từ từ nâng hai chân hoặc lần lượt từng chân một lên xuống nhịp nhàng, lặp lại từ 10 đến 15 lần mỗi bên.
Bài tập đạp xe
Bạn cũng nằm với tư thế áp chặt lưng xuống sàn, duỗi thẳng hai chân rồi nâng gối lên luân chuyển từng chân, mô phỏng lại động tác đi xe đạp, lặp lại từ 10 tới 15 lần.
Bài tập gập eo
Bạn cũng nằm ngửa, duỗi thẳng tay hai bên với lòng úp xuống, gập gối thành góc 90 độ. Sau đó, từ từ nâng nửa thân trên lên rồi lại nằm xuống, lặp lại như vậy khoảng 10 lần. Khi tập động tác này, bạn cần lưu ý không sử dụng tay đè xuống sàn để đẩy cơ thể lên bởi như vậy sẽ không có hiệu quả.
Bài tập gập bụng ngược
Cũng với tư thế nằm ngửa, bạn đặt hai tay ra sau đầu rồi nâng chân lên sao cho đùi tạo với mặt đất một góc vuông, lưu ý giữ sát hai bàn chân vào nhau. Bạn di chuyển đầu gối về phía vai sao cho mông được nhấc lên khỏi mặt đất mà tư thế chân không thay đổi, giữ lại vài giây rồi lặp lại như ban đầu.
Bài tập plank
Đây là bài tập không phải chạy nhảy nhiều nhưng hiệu quả đốt mỡ lại rất tốt. Trước hết, bạn cần nằm úp trên sàn, đặt hai cẳng tay song song và cùi chỏ thẳng dưới vai. Sau đó, bạn nâng cơ thể lên khỏi sàn, chú ý không cong lưng hay cong mông mà phải tạo một đường thẳng từ đầu tới chân. Bạn giữ tư thế này càng lâu càng tốt.
Plank không cần vận động quá mạnh mà vẫn hiệu quả
Các bài tập yoga
Với yoga, bạn có thể thực hiện rất nhiều bài tập khác nhau để đạt được mục đích này, chẳng hạn như: tư thế con rùa, tư thế rắn hổ mang hoặc là chào mặt trời, chiến binh,...
4. Những lưu ý cho mẹ khi thực hiện các bài tập giảm mỡ bụng sau sinh
Một điều mà các mẹ cần lưu ý là việc giảm mỡ bụng không thể thành công nếu chỉ đơn thuần thực hiện các bài tập tác động lên vùng này. Muốn giảm mỡ bụng cần giảm mỡ toàn thân và thực hiện các bài tập tác động lên toàn thân, đồng thời chú trọng thêm các bài tập cho vùng bụng.
Bên cạnh đó, trước khi tập, cần khởi động kỹ càng để tránh các rủi ro có thể gặp như chuột rút, chấn thương. Đặc biệt với những người mới tập, nên thực hiện từ từ, chậm rãi từng bước, không gắng sức.
Cùng với tập luyện, một số hoạt động sau cũng bổ trợ rất tốt cho điều này, đó là:
-
Nuôi con bằng sữa mẹ, cho con bú một cách thường xuyên, liên tục.
-
Có thể dùng gừng và muối để mát - xa nhưng chú ý an toàn cho da.
-
Dùng lá ngải cứu để chườm.
-
Sử dụng một số loại thực phẩm như: bí đao luộc, ép nước uống, uống nhiều nước,....
Giảm cân cho mẹ sau sinh phải an toàn, khoa học
Ngoài ra, ngủ đủ giấc và giữ cho tinh thần thoải mái, không gây áp lực cho bản thân, kiên trì với mục tiêu cũng là những điều cần lưu ý. Thực hiện tốt những điều này, mẹ có thể sớm lấy lại được vóc dáng thon gọn hơn. Để được tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch khám sức khỏe sau sinh tại MEDLATEC, quý khách có thể gọi đến số 1900 56 56 56.