Để biết được các chỉ số xét nghiệm gan, bác sĩ sẽ chỉ định lấy máu hoặc nước tiểu để thực hiện xét nghiệm. Thông qua các chỉ số xét nghiệm sẽ đánh giá được tình trạng, chức năng gan cũng như chẩn đoán các bệnh lý liên quan.
17/12/2021 | Xét nghiệm gan: phân loại và đối tượng nên thực hiện 19/10/2021 | Xét nghiệm gan tại nhà trong mùa dịch được bệnh nhân đánh giá cao 29/04/2021 | Quá trình thực hiện xét nghiệm gan như thế nào?
1. Xét nghiệm gan để làm gì?
Gan là cơ quan nội tạng lớn trong cơ thể. Đóng vai trò quan trọng trong việc lọc và đào thải mọi độc tố ra ngoài. Điều này đồng nghĩa rằng, sức khỏe của lá gan quyết định đến sức khỏe tổng thể trong một cơ thể sống. Để đánh giá chức năng gan, cách duy nhất là thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để thấy được các chỉ số của gan. Trong đó, xét nghiệm máu có ý nghĩa:
-
Đánh giá chức năng hoạt động của gan hay khả năng làm việc của lá gan thông qua chỉ số các men gan trong máu.
-
Phát hiện các tổn thương trong gan.
-
Xác định các vấn đề bất thường xuất phát từ gan.
-
Theo dõi sức khỏe lá gan và hiệu quả quá trình điều trị bệnh ở gan.
-
Tầm soát các bệnh về gan như xơ gan, ung thư gan.
-
Đánh giá chức năng hoạt động của mật, dinh dưỡng lòng mạch.
-
Phát hiện các trường hợp mắc bệnh về gan như: viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C.
Chỉ số xét nghiệm gan giúp đánh giá tình trạng chức năng gan
Thông thường, xét nghiệm máu về gan sẽ được chỉ định trong trường hợp chẩn đoán người bệnh có tiền sử bệnh liên quan đến gan. Hoặc nghi ngờ mắc bệnh về gan. Những trường hợp khám sức khỏe định kỳ cũng được chỉ định xét nghiệm máu về gan với các chỉ số xét nghiệm gan phổ biến.
2. Các chỉ số xét nghiệm gan
Thông qua xét nghiệm máu có thể cho ra được các chỉ số về gan như:
Chỉ số đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan
AST: là một dạng men gan được tiết ra khi có tế bào gan chết đi. AST có mặt ở cả thận, não, tụy, phổi, bạch cầu, hồng cầu, nhưng chủ yếu từ gan mà ra. Chỉ số bình thường là AST < 40 UI/L.
ALT: xuất hiện nhiều khi có sự tổn thương trong tế bào gan. chỉ số bình thường là ALT < 40 UI/L.
AST và ALT là các enzyme trong gan, khi chỉ số men gan tăng hầu hết đều do nguyên nhân từ tổn thương gan do các bệnh lý về gan. Những trường hợp chỉ số AST và ALT > 100 UI/L đều phải được xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng tăng men gan để có hướng điều trị hạ men gan và điều trị nguyên nhân kịp thời.
Chỉ số xét nghiệm gan cảnh báo sức khỏe lá gan
Xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc
Các chỉ số xét nghiệm gan cũng giúp bác sĩ đánh giá khảo sát khả năng bài tiết và khử độc của gan như:
Bilirubin huyết thanh: bao gồm chỉ số bilirubin gián tiếp (GT) và bilirubin trực tiếp (TT). Chỉ số bình thường là khi bilirubin toàn phần (TP): 0,8-1,2 mg/dL (5-17 mmol/L), bilirubin gián tiếp (GT) từ 0,6 - 0,8 mg/dL, bilirubin trực tiếp 0,2 - 0,4 mg/dL. Biểu hiện của tăng bilirubin có thể dễ dàng nhận ra khi người bệnh có chứng vàng da, vàng mắt.
Bilirubin niệu: cũng có thể nhận ra khi người bệnh bị vàng ra hoặc phát hiện nhờ que nhúng cho kết quả dương tính, xác nhận người bệnh có bất thường về gan mật.
Urobilinogen: chỉ số bình thường là từ 0,2 - 1,2 đơn vị, được tìm thấy trong nước tiểu. Nếu như bệnh nhân bị tắc mật thì nước tiểu sẽ không có urobilinogen.
Phosphatase kiềm: chỉ số bình thường ALP 25 - 85 U/L hoặc 1,4 - 4,5 đơn vị Bodansky.
5' Nucleotidase (5NT): chỉ số bình thường là 0,3 - 2,6 đơn vị Bodansky/dL. Chỉ số bất thường xuất hiện trong những trường hợp bệnh nhân nghiện rượu, tắc mật hay những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tiểu đường, viêm tụy,...
Amoniac máu (NH3): chỉ số xét nghiệm gan này ở mức bình thường là 5 - 69 mg/dL.
Xét nghiệm máu về gan là xét nghiệm phổ biến để đánh giá chức năng gan
Albumin huyết thanh: chỉ số bình thường đạt ở mức 35 - 55 g/L. Nếu lượng albumin trong máu giảm chứng tỏ gan có tổn thương rất lớn, thường gặp ở những nhận nhân xơ gan cổ trướng.
Globulin huyết thanh: mức bình thường là 20 - 35 g/L, globulin tăng cao trong những trường hợp viêm gan tự miễn, xơ gan.
Thời gian Prothrombin (PT): INR là chỉ số được tính để chuẩn hóa kết quả xét nghiệm PT. Theo đó chỉ số bình thường là INR = 0,8 - 1,2.
3. Những điều cần biết về xét nghiệm gan
Gan có vai trò rất lớn đến sức khỏe mỗi người. Do vậy, việc xét nghiệm chức năng gan định kỳ sẽ là cách để kiểm soát hoạt động của gan và có hướng xử trí kịp thời khi phát hiện có sự bất thường trong gan. Tuy nhiên, để chỉ số xét nghiệm gan cho kết quả chính xác, các bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:
Những lưu ý trước khi làm xét nghiệm gan
Nên nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm từ 6 - 8 tiếng trước khi xét nghiệm, và chỉ nên uống nước lọc. Tốt nhất, nên làm xét nghiệm vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và chưa ăn sáng.
Không sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê) trong vòng 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
Không uống các loại thuốc (kể cả thuốc theo chỉ định) trước khi làm xét nghiệm máu về gan. Vì các thành phần trong thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Nên làm xét nghiệm định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe
Khi nào nên làm xét nghiệm gan?
Ai cũng có thể làm xét nghiệm chức năng gan theo định kỳ cùng với khám sức khỏe. Những người có bệnh về gan, có tiền sử bệnh gan mãn tính như viêm gan A, B, C nên làm xét nghiệm định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát hoạt động của gan, xác định nồng độ men gan. Hoặc khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nhất là thấy vàng da, mệt mỏi, mất ngủ, nước tiểu sẫm màu,... cần phải làm xét nghiệm để đánh giá chỉ số xét nghiệm gan, xác định cụ thể tình trạng sức khỏe.
Xét nghiệm chức năng gan ở đâu?
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện đáp ứng đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe, bao gồm các xét nghiệm cần thiết nhằm đánh giá chức năng gan, tầm soát ung thư gan. Xét nghiệm cho kết quả nhanh, chính xác, giúp nhanh chóng xác định các chỉ số men gan bất thường, chẩn đoán tình trạng bệnh và tư vấn hướng xử trí đúng cách.
Nếu có bất cứ dấu hiệu nào không tốt về sức khỏe hoặc nghi ngờ các bệnh lý về gan, các bạn đừng quên gọi đến 1900 56 56 56 để đặt lịch khám sớm nhất. MEDLATEC cam kết mọi chỉ số xét nghiệm đảm bảo chính xác trong thời gian nhanh nhất.