Bác sĩ tư vấn: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho xử lý như thế nào? | Medlatec

Bác sĩ tư vấn: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho xử lý như thế nào?

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho thường do cảm lạnh, viêm đường hô hấp do sức đề kháng yếu, các yếu tố thời tiết tác động. Vậy triệu chứng này ở trẻ có nguy hiểm không? Làm gì khi trẻ gặp phải tình trạng này? MEDLATEC sẽ hướng dẫn các cha mẹ cách xử lý tốt nhất khi trẻ sơ sinh tuổi bị ho.


12/07/2020 | Trẻ em bị ho: nguyên nhân và một số cách điều trị hiệu quả
28/06/2020 | Trẻ bị ho nguyên nhân do đâu và cha mẹ cần làm gì?
20/03/2015 | Trẻ bị ho: Mẹo dân gian giúp trị ho dứt điểm

1. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho?

Giống như người lớn, trẻ sơ sinh cũng có phản xạ ho tự nhiên để giúp làm sạch hệ hô hấp khỏi các dị vật, đờm, nước mũi gây cản trở. Tuy nhiên cần lưu ý 2 dạng ho ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi để biết nguyên nhân và cách xử lý.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi dễ bị ho, cảm lạnh

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng ho ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi rất đa dạng như:

1.1. Nhiễm khuẩn

Vi khuẩn, virus xâm nhập qua đường hô hấp và gây bệnh kích thích cơ thể trẻ tiết dịch nhầy để chống lại những tác nhân này. 

1.2. Do các chất kích thích, tác nhân từ môi trường

Khói bụi giao thông, phấn hoa, bụi mịn trong không khí cũng là tác nhân gây kích thích hệ hô hấp còn yếu ớt của trẻ sơ sinh, gây ho và nhiều bệnh lý đường hô hấp khác. 

1.3. Cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh cũng có thể có những dấu hiệu như ho khan, ho có đờm.

1.4. Trào ngược dạ dày thực quản

Cần khắc phục bằng cách không cho trẻ ăn khi nằm, cho trẻ ngồi hoặc tựa sau khi bú mẹ ít nhất 30 phút.

1.5. Ho gà

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể bị ho gà với triệu chứng là những con ho kéo dài, ho ngày càng dữ dội và thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, trẻ bị sốt, tiếng thở rít, da mặt tím tái vì khó thở, ngừng thở. Cha mẹ cần phát hiện sớm nếu trẻ có tình trạng này và đưa khám điều trị sớm.

1.6. Hen suyễn

Những cơn ho do hen suyễn thường xuất hiện vào ban đêm, kèm theo nhiều tiếng thở rít, khò khè khi ngủ. Đôi khi trẻ sơ sinh có nhịp thở nhanh hơn so với lứa tuổi, cũng cần theo dõi và điều trị sớm nếu cần thiết.

1.7. Các bệnh lý khác

Các bệnh lý có thể gây ho ở trẻ sơ sinh như suy tim, phình động mạch chủ, hẹp van 2 lá, ung thư phổi, giãn phế quản, viêm màng phổi, viêm thanh quản, bệnh phổi kẽ,…

Cần tìm ra nguyên nhân chính xác để có biện pháp can thiệp, điều trị sớm bởi hệ hô hấp non nớt của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương. Đặc biệt nếu ho là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho

Không nên cho trẻ sơ sinh dùng thuốc trị ho

2. Có nên dùng thuốc khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho không?

Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi khi bị ho, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị. Thay vào đó nên ưu tiên các biện pháp chăm sóc, giảm ho, điều trị không dùng thuốc. Chỉ khi những biện pháp này không hiệu quả mới dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ nhi.

Phụ huynh có thể dễ dàng mua được nhiều loại thuốc không kê đơn để giảm triệu chứng ho cho trẻ song nếu dùng cho trẻ 1 tháng tuổi rất dễ gây phản ứng phụ nghiêm trọng. Tự ý dùng thuốc điều trị có thể khiến trẻ bị sốc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ bị ho nhiều, nghẹt mũi và kèm nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ và sinh hoạt như bỏ bú, bỏ ăn, mệt nhiều, kèm sốt cao, khó thở, lờ đờ, đờm xanh hay vàng,… thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị. 

Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi sát sao triệu chứng bệnh của trẻ. Những dấu hiệu nguy hiểm có thể do viêm phế quản viêm phổi, viêm tiểu phế quản rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. 

3. Các phương pháp chăm sóc giảm ho an toàn cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Biện pháp chăm sóc giảm ho an toàn luôn được ưu tiên với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ hiệu quả:

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho

Cho trẻ bú nhiều hơn cũng giúp giảm ho

3.1. Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa uống được nhiều nước để giảm chất nhầy ở mũi, làm dịu họng và giảm ho nên biện pháp phù hợp cho trẻ bú sữa nhiều hơn. Dòng sữa mẹ vừa giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, vừa giúp làm dịu họng, giảm chất nhầy và giảm ho.

3.2. Nâng cao đầu trẻ khi nằm

Ngay sau khi bú mẹ, không nên cho trẻ nằm ngay vì dễ gây Trào ngược dạ dày thực quản, trẻ khó thở và dễ ho nhiều hơn. Cha mẹ nên kê gối cao hoặc thêm 1 chiếc khăn để nâng đầu trẻ cao hơn, giúp trẻ dễ thở, hạn chế trào ngược dạ dày và giảm cơn ho.

3.3. Làm sạch mũi cho trẻ

Nếu trẻ ho kèm tiết dịch mũi, gây nghẹt mũi khó thở thì cha mẹ nên chủ động làm sạch, thông thoáng đường thở cho bé. Có thể thực hiện bằng cách nhỏ nước muối sinh lí vào mũi, hút dịch mũi cho trẻ. Nước muối sẽ làm loãng dịch mũi, giảm sưng ho đường hô hấp.

Những trường hợp dịch mũi nhiều và đặc, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sức khỏe còn yếu, chưa tự ho để đẩy dịch ra ngoài được thì cha mẹ có thể dùng dụng cụ hút hỗ trợ.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho

Nhỏ mũi giúp bé dễ thở, đỡ ho và nghẹt mũi hơn

3.4. Tạo môi trường không khí ẩm cho trẻ.

Không khí khô, độ ẩm thấp cũng là nguyên nhân khiến Trẻ bị ho nhiều hơn. Do đó cha mẹ có thể dùng máy tạo độ ẩm vừa phải cho phòng ngủ, vừa giúp trẻ dễ thở, dễ ngủ vừa giảm kích ứng gây ho.

3.5. Loại bỏ tác nhân kích thích

Lưu ý cần hạn chế tối đa các tác nhân kích thích đường hô hấp, gây ho cho trẻ sơ sinh như: khói bụi, thời tiết lạnh, phấn hoa,… 

3.6. Không dùng mật ong

Ngậm mật ong là bài thuốc dân gian trị những cơn ho hiệu quả nhưng không áp dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Tuy nhiên rất nhiều bậc phụ huynh vẫn áp dụng cách này để giảm ho cho bé.

Trên đây, MEDLATEC đã chia sẻ cùng bạn đọc những nguyên nhân và biện pháp chăm sóc khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho. Cha mẹ cần lưu ý chăm sóc, theo dõi sát sao tình trạng của bé, đưa trẻ đi khám và điều trị nếu trẻ có biểu hiện nặng. Hãy liên hệ với bệnh viện đa khoa MEDLATEC nếu cần tư vấn chăm sóc, khám và điều trị cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho qua hotline 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp