Có lẽ các bậc phụ huynh đã không còn quá xa lạ với tình trạng trẻ em bị ho. Thực chất, đây không phải là bệnh lý mà là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở các bệnh viêm đường hô hấp. Tuy phổ biến là thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng này cũng như biết xử lý đúng cách khi trẻ bị ho.
09/07/2020 | Ngứa họng ho có nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả 28/06/2020 | Trẻ bị ho nguyên nhân do đâu và cha mẹ cần làm gì? 21/04/2020 | Các bậc phụ huynh có lên lo lắng khi thấy trẻ em bị ho hay không?
1. Trẻ em bị ho - nguyên nhân do đâu?
Trẻ em bị ho thường là biểu hiện cho thấy cơ thể trẻ đang phản ứng lại một số yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Các nguyên nhân thường gặp có thể khiến trẻ em bị ho như:
1.1. Cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản
Đây được coi là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ho ở trẻ em. Các cơn ho do cảm lạnh gây ra thường ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, trong khi cảm cúm có thể gây ra cơn ho ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Trẻ bị ho thường là triệu chứng phổ biến của Cảm cúm hoặc cảm lạnh
Trường hợp trẻ bị ho do viêm phế quản thường ho nhiều về đêm. Khi trẻ bị nhiễm virus thì việc điều trị bằng kháng sinh là không hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng vẫn có thể sử dụng các loại thuốc khác để kiểm soát cơn ho.
1.2. Trào ngược axit
Trẻ em bị ho cũng có thể là biểu hiện của tình trạng trào ngược axit. Bên cạnh ho có thể kèm theo một số triệu chứng khác như ợ nóng, hơi thở có mùi, thường xuyên nôn,...
1.3. Hen suyễn
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ho có thể kể đến chính là hen suyễn. Tuy nhiên, do triệu chứng ở mỗi trẻ có thể nhau nên việc chẩn đoán bệnh tương đối khó. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh hen suyễn là trẻ thường hay khò khè, nhất là về đêm.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (có thể do nước hoa, ô nhiễm, khói bụi,...) mà việc điều trị bệnh hen suyễn cũng sẽ khác nhau. Do đó, nếu thấy trẻ có dấu hiệu hen suyễn thì cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.
1.4. Dị ứng
Trẻ em bị ho cũng có thể là do tình trạng dị ứng gây ra. Khi bị dị ứng, trẻ không chỉ ho mà có thể bị chảy nước mũi, nước mắt, phát ban, ngứa và đau rát cổ họng,...
Khi đó, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm giúp tìm ra chính xác nguyên nhân gây dị ứng, có thể là do lông vật nuôi, phấn hoa, thực phẩm hoặc khói bụi,...
Trẻ em có thể bị ho khi bị ứng với lông vật nuôi, phấn hoa,...
Trẻ nhỏ khi bị xơ nang thường gặp phải những cơn ho có đờm xanh nhạt hoặc vàng. Một số dấu hiệu khác của xơ nang như nhiễm trùng xoang hay viêm phổi tái phát, mồ hôi có vị mặn,...
2. Phân loại các cơn ho thường gặp ở trẻ nhỏ
2.1. Ho khan
Thường là do các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra, cụ thể như cảm cúm, hoặc cảm lạnh.
2.2. Ho có đờm
Là tình trạng trẻ bị ho do đường hô hấp dưới xuất hiện chất tiết dịch và chất nhầy. Bệnh hen suyễn và nhiễm trùng đường hô hấp là 2 trong những nguyên nhân thường gặp của ho có đờm. Khi đó, ho chính là phản ứng của cơ thể nhằm loại bỏ chất dịch qua đường hô hấp dưới.
Ho là phản ứng của cơ thể nhằm loại bỏ chất dịch qua đường hô hấp dưới
2.3. Ho gà
Các triệu chứng của ho gà thường khá giống với cảm lạnh, tuy nhiên các cơn ho sẽ dần trở nên nặng hơn. Mỗi cơn ho có thể kéo dài từ 5 đến 15 lượt. Trẻ em bị ho gà có thể gặp phải hiện tượng mặt mũi xanh tím, khó thở do thiếu oxy.
3. Nên làm gì khi trẻ em bị ho?
Khi trẻ bị ho, cha mẹ có thể giúp làm giảm bớt các cơn ho bằng những cách làm dưới đây:
- Dành nhiều thời gian cho bé nghỉ ngơi. Nếu trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ thì nên cho trẻ bú sữa nhiều hơn để giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời cho bé uống nhiều nước nhằm cung cấp chất điện giải và chống lại nguy cơ nhiễm trùng.
- Bố mẹ có thể pha một ly nước ấm với mật ong, chanh nhưng chỉ áp dụng với trẻ từ 1 tuổi trở lên. Tuyệt đối không sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Tăng cường cho trẻ bú mẹ giúp nâng cao sức đề kháng
4. Khi nào thì cần đưa trẻ em bị ho đi khám bác sĩ?
Không phải lúc nào trẻ em bị ho cũng cần được thăm khám đặc biệt. Nếu trẻ có một trong số các đặc điểm dưới đây thì nên được đưa đi khám bác sĩ:
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
- Trẻ khó thở hoặc thở nhanh hơn thường.
- Khi ho có xuất hiện dịch nhầy màu xanh, vàng hoặc có máu.
- Trẻ có mắc các bệnh mãn tính về phổi hoặc tim.
- Ho kéo dài, ho đến mức nôn ói.
- Ho kèm theo khó thở.
5. Một số lưu ý khi điều trị cho trẻ em bị ho
Khi điều trị cho trẻ bị ho, cha mẹ nên lưu ý một số điều như sau:
- Thuốc ho hoặc kẹo ngậm có thể giúp giảm đau họng khi ho. Tuy nhiên, chỉ trẻ từ 4 tuổi trở lên mới được sử dụng các loại thuốc điều trị này.
- Không sử dụng thuốc cảm lạnh và thuốc ho không kê đơn cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi.
- Không sử dụng các loại thuốc ho có chứa mật ong cho trẻ em chưa đủ 1 tuổi. Với trẻ dưới 4 tuổi, khi có chỉ định của bác sĩ mới được uống thuốc ho.
- Chế độ ăn uống của trẻ cần hạn chế các loại thực phẩm như: đồ cay, rán, chocolate, thức ăn béo, đồ uống có ga hoặc các chất gây kích thích.
- Khi trẻ em bị ho, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Trường hợp trẻ em bị ho không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đưa đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hạn chế các loại đồ ăn rán, đồ cay trong chế độ ăn của trẻ em khi bị ho
Không chỉ riêng gì ở người lớn mà trẻ em bị ho cũng là tình trạng rất khó để điều trị dứt điểm nếu không xác định được chính xác nguyên nhân. Do đó, để có thể tìm ra phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý đến các triệu chứng của cơn ho và thông tin đầy đủ với bác sĩ (nếu cần thiết).
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu cần được tư vấn, vui lòng liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và giải đáp.