Trẻ sơ sinh ho là hiện tượng phổ biến nhưng khiến nhiều bố mẹ lo lắng vì không biết đây có phải dấu hiệu nguy hiểm hay không. Thực tế, trẻ sơ sinh bị ho đa số là do nhiễm khuẩn đường hô hấp do hệ hô hấp chưa phát triển toàn diện. Vậy trẻ sơ sinh bị ho có phải là dấu hiệu nguy hiểm không và lúc nào cần đưa tới bệnh viện?
26/11/2021 | Mách mẹ cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi 21/11/2021 | Mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm đường ruột 17/11/2021 | Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho
Việc trẻ sơ sinh ho là một phản xạ tự nhiên của trẻ, giúp tống xuất chất tiết từ đường thở ra ngoài. Trẻ bị ho chủ yếu do những nguyên nhân sau.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
-
Đường hô hấp trên bao gồm tai, mũi, họng, xoang và thanh quan. Đây là những cơ quan thường tiếp xúc với môi trường bên ngoài và không khí nên rất dễ viêm nhiễm. Nhất là khi trời giao mùa, trở lạnh hoặc môi trường sống không đảm bảo vệ sinh.
-
Trẻ bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên chủ yếu do vi khuẩn, virus gây ra. Nhất là đối với những trẻ bị viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa hay cảm cúm.
-
Trẻ không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu cũng dễ bị vi khuẩn, virus tấn công dẫn đến ho.
-
Đa số trẻ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên nếu nhận được sự chăm sóc chu đáo sẽ tự khỏi.
Trẻ sơ sinh ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
-
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm những bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản,…
-
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới cũng do vi khuẩn và virus gây ra.
-
Đối tượng dễ bị tấn công là những trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, sống trong môi trường bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
-
Những trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới có thể tiến triển thành suy hô hấp nặng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
-
Trẻ bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng hơn nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Do đó nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt.
2. Trẻ sơ sinh ho khi nào cần đi khám
Nếu trẻ bị ho kéo dài nhiều ngày không có dấu hiệu giảm cùng với một số biểu hiện bất thường khác, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị. Cụ thể, trẻ cần được thăm khám nếu có những dấu hiệu sau.
Trẻ bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
-
Trẻ có sốt nhẹ hoặc cao, đôi khi bị co giật.
-
Thở một cách bất thường.
-
Ban đầu trẻ chỉ khụt khịt mũi nhưng càng về sau càng ho và ho nhiều.
-
Trẻ quấy khóc, chảy nước mũi, bú kém.
Trẻ bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
-
Trẻ bú kém hoặc bỏ bú hoàn toàn.
-
Sốt cao liên tục hoặc đột ngột hạ thân nhiệt.
-
Trẻ khò khè, khó thở, khi thở có tiếng rít.
-
Ngủ li bì và khó đánh thức.
-
Mệt mỏi, nôn, trớ.
-
Ho kéo dài, đặc biệt ho nhiều về đêm hoặc lúc sáng sớm.
-
Sổ mũi, hắt hơi.
-
Thở rút lõm ở lồng ngực.
-
Cơ thể tím tái.
Nếu trẻ ho kèm sốt hoặc một số biểu hiện bất thường thì nên đưa trẻ tới bệnh viện
3. Một số tình trạng bất thường khác khiến trẻ sơ sinh ho
Ho ở trẻ sơ sinh là một phản ứng tự nhiên nhưng đôi khi đây cũng là dấu hiệu của một số vấn đề bất thường. Cụ thể, trẻ bị ho có thể do những nguyên nhân sau.
Ho do hóc dị vật
Trẻ sơ sinh thường cầm, nắm hoặc ngậm đồ vật trong miệng như đồ chơi, thức ăn nhỏ khiến trẻ bị hóc hoặc nghẹn. Nếu thấy đột nhiên trẻ thở hổn hển, ho đột ngột khi đang chơi đồ chơi thì có thể đã bị hóc dị vật.
Khi bị hóc dị vật, trẻ thường có những dấu hiệu như:
-
Ho càng lúc càng dai dẳng, thở khò khè trong vài ngày nhưng không có dấu hiệu cảm lạnh hoặc gần đây không bị cảm lạnh.
-
Nếu dị vật vô tình chặn đường thở, trẻ thường có những triệu chứng: Cố gắng ho hoặc nói nhưng không thể phát ra tiếng. gương mặt nhợt nhạt, dần chuyển sang tím tái.
Khi đó, nếu mẹ không thể lấy dị vật cho trẻ, hãy đưa bé đi cấp cứu. Nếu bị kẹt một phần, hãy nghiêng đầu bé xuống, vỗ nhẹ vào lưng để bé ho ra. Nếu trẻ hầu như không thể khạc ra, mẹ cần cho bé chụp X-quang phổi để bác sĩ gắp dị vật bằng nội soi.
Nếu trẻ bị ho nhưng không có dấu hiệu cảm lạnh thì có thể bị hóc dị vật
Tình trạng ho gà ở trẻ sơ sinh
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Khi bị ho gà, trẻ thường có âm thành vo vo trong cổ họng và không có dấu hiệu cảm lạnh, sốt mà thường có những triệu chứng sau:
-
Cơn ho thường xuyên.
-
Màu da thay đổi.
-
Lưỡi thè ra, mắt lồi.
Nếu mẹ nhận thấy con mình có những dấu hiệu của ho gà, hãy cho con đi cấp cứu ngay để được thở oxy phòng khi cơn ho phát triển. Ngoài ra, những thành viên trong gia đình cũng được bác sĩ kê thuốc để ngăn ngừa bệnh lây lan. Bệnh ho gà có thể kéo dài hàng tháng.
Để phòng ngừa, bố mẹ nên cho con tiêm đủ 3 liều vắc xin vì trẻ không thể tự bảo vệ. Ngoài ra, mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ cũng cần tiêm vắc xin tăng cười Tdap như uốn ván, ho gà hay bạch cầu.
Trẻ sơ sinh ho do viêm phổi
Viêm phổi là căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc những bệnh lý thông thường như cảm cúm gây ra. Khi bị viêm phổi, bố mẹ thường nghe thấy rõ tiếng đờm di chuyển trong mỗi lần ho của trẻ. Trẻ bị viêm phổi khi ho thường có đờm màu xanh hoặc vàng, cơ thể rất mệt mỏi.
Việc điều trị viêm phổi còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Do đó hãy gọi cho bác sĩ để được hỗ trợ, nhất là khi trẻ bị sốt. Nếu trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn, nhất là do strep pneumoniae thì đây là tình trạng nguy hiểm.
Trẻ bị viêm phổi cần được bác sĩ khám và điều trị kịp thời
4. Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho
Khi trẻ sơ sinh bị ho, bố mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:
-
Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc môi trường bị ô nhiễm.
-
Tuyệt đối không lạm dụng thuốc kháng sinh, nhất là thuốc ho chứa terpin-codein, neo-codion,… Đây là những thành phần dễ gây ngộ độc cho trẻ.
-
Không cho trẻ tiếp xúc với những trẻ lành.
-
Không dùng chung những vật dụng chăm sóc trẻ.
-
Không hút mũi cho trẻ hoặc phun khí dung thường quy. Những việc làm này có thể gây sang chấn hoặc bội nhiễm do không đảm bảo vô trùng.
-
Hạn chế để trẻ tiếp xúc với phấn hoa hay lông động vật.
-
Tránh để trẻ bị lạnh.
Giữ cơ thể trẻ ấm áp để hạn chế bị ho
Trẻ sơ sinh ho dù là phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ nhưng đôi khi cũng là những dấu hiệu báo động mà bố mẹ không nên chủ quan. Để tránh những biến chứng không đáng có, tốt nhất nên cho trẻ đi khám khi có những dấu hiệu ho và chăm sóc trẻ chu đáo. Nếu còn có vấn đề cần giải đáp hoặc tham khảo thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ, bố mẹ có thể liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn.