Mỗi khi mùa hè đến, tiết trời trở nên hanh khô hơn, khiến cho con người cảm thấy khó chịu bởi những cơn nóng bức. Không chỉ mang đến cái nóng, mà mùa hè còn mang đến những cơn mưa rào bất chợt tạo điều kiện thích hợp cho dịch bệnh phát triển và bùng lên mạnh mẽ, đặc biệt là những căn bệnh mùa hè có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người, không thể khắc nhắc đến là sởi và thủy đậu. Việc nhận biết, tìm hiểu để đề phòng và phòng tránh những căn bệnh này là hết sức cần thiết.
04/05/2022 | Vì sao bé nổi rôm sảy vào mùa hè? Cách điều trị bệnh như thế nào? 04/05/2022 | Tuyệt chiêu chăm sóc da mặt mùa hè các cô gái nhất định phải biết 27/04/2022 | Mùa hè đến, đừng để con chậm phát triển vì bỏ qua nguồn năng lượng miễn phí này 19/04/2022 | Mụn nhọt mùa hè và những điều có thể bạn chưa biết
1. Sởi - bệnh truyền nhiễm cao thường gặp ở trẻ em
Bệnh sởi là căn bệnh mùa hè khá phổ biến tại Việt Nam, đây là căn bệnh truyền nhiễm, căn bệnh mùa hè hay gặp ở trẻ em. Bệnh sởi là xuất hiện quanh năm, tuy nhiên dễ lây lan và bùng phát vào mùa hè. Nếu mức độ lây lan mạnh, bệnh sởi có thể bùng phát thành dịch.
Bệnh sởi căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến thường gặp ở trẻ em
Sởi là bệnh truyền nhiễm do sự tấn công của virus Paramyxovirus vào cơ thể. Khi loại virus này xâm nhập vào cơ thể, người bị nhiễm sẽ xuất hiện những nốt đỏ hay còn gọi là phát ban trên cơ thể. Bệnh sởi là căn bệnh dễ lây lan và dễ dàng bùng phát thành dịch, lý do là bởi vì sởi là bệnh lây nhanh qua đường hô hấp, đặc biệt là người chưa có miễn dịch sẽ dễ bị virus này tấn công. Trẻ em nếu chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ cũng dễ dàng nhiễm virus gây nên bệnh sởi.
1.1. Triệu chứng của người bị sởi
Nhận biết bệnh mùa hè, bệnh sởi thông qua các triệu chứng: nốt đỏ xuất hiện thành từng mảng dày ở khu vực sau tai và những mảng này sẽ lần lượt lan xuống cổ và ngực và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Khoảng một tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước. Bên cạnh đó các triệu chứng khác sốt cao, ho dai dẳng, ho khan, chảy nước mũi hay mắt đỏ,…
Biểu hiện của bệnh
Những triệu chứng của bệnh sởi thường dễ bị nhầm lẫn thành các triệu chứng của những bệnh khác, bởi đây cũng có thể là triệu chứng của rôm sảy, rubella, thủy đậu,... Do sự nhầm lẫn với các bệnh khác, do đó bệnh nhân thường sẽ không có cách phòng ngừa lây nhiễm hợp lý và điều trị không đúng cách. Điều này có thể làm cho bệnh sởi trở nên nặng hơn và cách phòng ngừa lây nhiễm không đúng có thể khiến bệnh lan rộng và trở thành dịch bệnh.
Ngoài ra, sởi có thể gây nên những biến chứng khác ở mức độ nhẹ như tiêu chảy, viêm tai giữa đến những biến chứng ở mức độ nặng như viêm não, viêm phế quản - phổi. Lưu ý rằng nếu gặp phải những biến chứng nghiêm trọng sẽ gây nên mức độ nguy hiểm rất cao, thậm chí gây tử vong.
1.2. Cách phòng ngừa bệnh sởi
Dựa vào cách triệu chứng của bệnh sởi để phát hiện bệnh sởi kịp thời. Ngay khi phát hiện trẻ đang có dấu hiệu của bệnh sởi như phát ban, ho, chảy nước mũi, sốt,... cha mẹ cần đưa các bé đến cơ sở y tế gần nhất đến thăm khám ngay lập tức, điều này không chỉ để điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn những diễn biến nặng hơn mà còn ngăn chặn khả năng lây nhiễm trong cộng đồng.
Nên tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho bé càng sớm càng tốt
Để ngăn chặn sự xâm nhập virus gây nên bệnh sởi vào cơ thể trẻ nhỏ, cách tốt nhất để phòng bệnh chính là tiêm vaccine phòng bệnh sởi. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng từ sớm để bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất.
Đối với phụ nữ mang thai, việc phòng ngừa bệnh sởi rất cần thiết. Nếu phụ nữ đang mang thai mắc bệnh sởi, thai nhi có thể bị dị dạng, sảy thai, chết lưu, sinh non. Do đó, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cần phải tiêm phòng sởi trước khi mang thai để phòng ngừa căn bệnh mùa hè này. Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu có dấu hiệu bị sởi, cần đến cơ sở y tế thăm khám và theo dõi kịp thời.
2. Thủy đậu, căn bệnh truyền nhiễm phổ biến vào mùa hè
Bệnh thủy đậu là căn bệnh xuất hiện do sự tấn công của virus Varicella Zoster (VZV) vào cơ thể con người. Đây là một trong các bệnh truyền nhiễm thường gặp vào mùa hè, lây trực tiếp qua đường hô hấp khi tiếp xúc với dịch mũi họng của người mang bệnh thông qua giao tiếp hàng ngày, ho hay hắt hơi.
Ngoài ra, bệnh thủy đậu cũng là căn bệnh mùa hè có thể lây gián tiếp thông qua các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của người bị nhiễm bệnh. Do đó, nhận biết nguyên nhân lây nhiễm rất quan trọng để có những biện pháp phòng tránh và phòng ngừa hợp lý.
Phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu nếu không may bị thủy đậu sẽ gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến quá trình hình thành. phát triển và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
2.1. Triệu chứng của người bị thủy đậu
Biểu hiện của người bị thủy đậu ban đầu là xuất hiện các mụn nước ở trên da và niêm có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng, niêm mạc đường tiêu hóa.
Mụn nước có kích thước từ l - 3mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nhiễm khuẩn, mụn nước sẽ to hơn sẽ có màu đục do chứa mủ. Cùng với đó là các triệu chứng như sốt cao, suy nhược cơ thể, mệt mỏi. Bệnh thủy đậu có tốc độ lây lan rất nhanh và dễ dàng truyền nhiễm từ người này sang người khác. Với tốc độ lây lan này nếu không kiểm soát kịp thời, thủy đậu hoàn toàn có thể bùng phát thành dịch.
Thủy đậu có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng
Nếu người bệnh phát hiện phát hiện mình bị thủy đậu và có phương pháp điều trị đúng cách và chăm sóc kịp thời, người bệnh có thể khỏi thủy đậu hoàn toàn từ 1 đến 2 tuần. Nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh thủy đậu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như viêm màng não, viêm phổi. Đối với Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi.
Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh,...
2.2. Các phòng ngừa bệnh thủy đậu
Thủy đậu là được gọi là một trong những căn bệnh mùa hè nguy hiểm, lý do là vì mùa hè là thời điểm tốt, thuận lợi nhất cho vi khuẩn thủy đậu bùng phát, xâm nhập vào cơ thể con người và gây bệnh cho con người. Đối tượng thường dễ mắc thủy đậu nhất chính là trẻ nhỏ. Do đó, để bảo vệ sức khỏe trước sự nguy hiểm của các tác nhân gây bệnh thủy đồng, các biện pháp ngăn ngừa, phòng ngừa thủy đậu có ý nghĩa rất quan trọng.
Mùa hè là thời điểm thuận lợi cho vi khuẩn thủy đậu bùng phát và gây bệnh ở người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy chúng ta có thể phòng ngừa bệnh thủy đậu bằng cách nào?
Hiện nay chưa có một liều thuốc đặc trị nào để chữa hoàn toàn bệnh thủy đậu, chúng ta chỉ có thể ngăn ngừa, phòng bệnh thủy đậu bằng cách sử dụng vaccine phòng ngừa. Vaccine phòng ngừa thủy đậu được sử dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và dùng cho người lớn chưa mắc thủy đậu. Vaccine thủy đậu có hai mũi, mỗi mũi tiêm cách nhau ít nhất hai tháng đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi và cách nhau 1,5 tháng đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn.
Đối với phụ nữ trước khi mang thai, nên tiêm vacxin phòng thủy đậu ít nhất tối thiểu 1 tháng trước thời điểm mang thai.
Nên có những biện pháp phòng ngừa nhanh chóng, kịp thời
Ngoài sử dụng vaccine phòng ngừa thủy đậu, người bị thủy đậu cần phải cách ly để hạn chế lây nhiễm đến người khác và phải cách ly cho đến khi mụn nước khô hoàn toàn. Với những người bị thủy đậu, nên ở phòng có cửa sổ riêng, thoáng mát, đảm bảo đủ ánh nắng mặt trời và cần phải điều trị đúng theo những hướng dẫn của bác sĩ.
Sởi, thủy đậu là một trong những căn bệnh mùa hè gây nguy hiểm đến tính mạng con người, đặc biệt thường gặp ở trẻ em, những đối tượng chưa ý thức được mức độ nguy hiểm và mức độ quan trọng ngăn ngừa, phòng ngừa những căn bệnh này. Những thông tin trên hy vọng sẽ giúp bạn nhận biết được căn bệnh và có những biện pháp ngăn ngừa, điều trị kịp thời. Nếu có dấu hiệu bất thường, các bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi đến số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.