Ở bệnh nhân máu nhiễm mỡ, cholesterol xấu tăng cao tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa thành mạch máu, gây biến chứng tim mạch nguy hiểm. Bên cạnh đó, máu nhiễm mỡ cũng dẫn tới nhiều bệnh lý liên quan khác. Vậy máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Làm sao để phát hiện sớm và phòng ngừa?
09/07/2020 | Cần làm gì để kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu trong cơ thể? 20/04/2020 | Bệnh mỡ máu là gì, có nguy hiểm không? 09/01/2020 | Xét nghiệm bộ mỡ giúp đánh giá tình trạng mỡ máu chính xác
1. Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Bệnh Máu nhiễm mỡ có đặc điểm là phát triển âm thầm với những triệu chứng không rõ ràng. Hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc biến chứng do bệnh gây ra. Máu nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, mảng xơ vữa mạch máu bám vào các thành mạnh. Hậu quả là máu lưu thông kém, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan nhận máu, nguy hiểm nhất là tim và não.
Máu nhiễm mỡ gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Do đó, nếu bạn băn khoăn máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Việc phát hiện sớm, điều trị tích cực và ngăn ngừa biến chứng bệnh máu nhiễm mỡ là vô cùng quan trọng.
2. Những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân máu nhiễm mỡ
2.1. Biến chứng bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành xảy ra khi mảng xơ vữa động mạch cùng cục máu đông hình thành gây xơ vữa, làm hẹp lòng động mạch cung cấp máu cho tim. Nguy cơ mắc bệnh này ở bệnh nhân máu nhiễm mỡ rất cao do đồng thời cả cholesterol và triglyceride cùng tăng cao. Bệnh mạch vành có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người bị rối loạn mỡ máu, có cholesterol trong máu cao thì nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng gấp 2 - 3 lần người bình thường.
Biến chứng bệnh mạch vành ở bệnh nhân máu nhiễm mỡ
Dấu hiệu nhận biết sớm biến chứng bệnh mạch vành:
- Khó chịu, đau thắt vùng ngực: Thiếu máu cơ tim dẫn tới những cơn đau bóp nghẹt, đầy tức, cảm giác như bị đè nặng theo đợt từ vài phút đến vài chục phút. Cảm giác này xuất hiện nhiều hơn khi làm việc gắng sức.
- Khó thở: Có thể xuất hiện độc lập hoặc kèm theo cơn đau tức ngực.
- Đau lan ra các bộ phận khác như hai bên cánh tay, cổ, hàm, dạ dày,…
- Dấu hiệu không đặc trưng khác: Buồn nôn, vã mồ hôi, đau đầu, mệt lả,…
2.2. Nhồi máu cơ tim
Khi các động mạch cung cấp máu cho tim bị hẹp do các mảng xơ vữa tích tụ, còn gọi là quá trình xơ vữa động mạch vành diễn biến từ từ, âm thầm không gây triệu chứng. Cho tới khi một phần mảng bám vỡ ra, dẫn tới hình thành cục máu đông làm tắc mạch máu nuôi tim. Tim không được cung cấp đủ máu, oxy và chất dinh dưỡng dẫn tới thiếu máu cục bộ, vùng ảnh hưởng bắt đầu chết do thiếu oxy.
Lúc này, bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn nhịp tim rõ ràng, có thể gây ngừng tim. Các dấu hiệu nhận biết sớm biến chứng nhồi máu cơ tim như sau:
- Cảm giác tức nặng ở ngực.
- Khó thở.
- Đau tức ở ngực, lưng, hàm kéo dài trên 1 phút.
- Tim đập nhanh.
- Cảm giác mệt mỏi quá sức, đổ mồ hôi.
Nhồi máu cơ tim do tắc nghẽn mạch máu nuôi tim
Biến chứng nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột, nguy hiểm, nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới tử vong. Thống kê cho thấy, khoảng 1/3 số bệnh nhân nhồi máu cơ tim tử vong trước khi kịp tới bệnh viện.
Máu nhiễm mỡ, rối loạn mỡ máu là nguyên nhân của khoảng 93% bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Mảng xơ vữa do tăng cholesterol máu này hình thành ở ngay mạch máu não, làm hẹp động mạch, giảm thông tuần hoàn máu và gây thiếu máu não. Bệnh nặng hơn khi cục máu đông hình thành, bắn lên não bị tắc nghẽn hoàn toàn gây đột quỵ não.
Dấu hiệu nhận biết của cơn tai biến mạch máu não gồm:
- Đột ngột có cảm giác châm chích, tê, yếu người hoặc mất vận động tay chân, mặt, có thể chỉ xảy ra ở một bên cơ thể.
- Thay đổi thị lực đột ngột
- Gặp khó khăn trong giao tiếp, bị ngọng hoặc bị líu lưỡi.
- Khó khăn trong duỗi và giơ tay.
- Đau đầu dữ dội kéo dài.
- Gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng và đi lại.
Đôi khi triệu chứng thiếu máu não thoáng qua báo hiệu trước nguy cơ đột quỵ. Đột quỵ não có thể xảy ra cả khi triệu chứng thiếu máu não đã biến mất.
Tai biến mạch máu não gây tỉ lệ tử vong cao
2.4. Tắc động mạch ngoại biên
Biến chứng tắc động mạch ngoại biên xảy ra khi mảng xơ vữa hình thành trong động mạch ngoại biên, chặn dòng máu chảy đi nuôi tay, chân, dạ dày, thận.
Có thể nhận biết bệnh động mạch ngoại biên bằng các dấu hiệu sớm gồm:
- Đau nhức tay chân.
- Chuột rút.
- Mệt mỏi.
- Cảm giác đau ở chân khi tập thể dục hoặc đi lại hàng ngày.
Triệu chứng này ban đầu chỉ xuất hiện khi làm việc, hoạt động quá sức, sau bệnh tiến triển nặng sẽ diễn ra thường xuyên cả khi bạn nghỉ ngơi. Ngoài ra triệu chứng nặng cũng xuất hiện rõ ràng như:
- Cảm giác bỏng rát ở ngón chân.
- Hoại tử 1 phần tay, chân do thiếu nguồn cung cấp máu.
- Xuất hiện vết loét ở chân hoặc bàn chân.
- Lông chân giảm phát triển.
- Da chân, nhất là ngón chân xanh xao, mỏng.
Khi biến chứng động mạch ngoại biên xảy ra, nếu không can thiệp sớm bệnh nhân có thể phải cắt cụt chi.
Bệnh động mạch ngoại biên ảnh hưởng đến hoạt động của tay chân
3. Dấu hiệu sớm của biến chứng máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào bạn có phát hiện sớm hay muộn bệnh cũng như các biến chứng. Việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị dễ dàng, ngăn ngừa các biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết các biến chứng của bệnh:
- Xuất hiện những cơn đau thắt ngực bất thường, thời gian ngắn, không thường xuyên nhưng tái diễn ngày càng nhiều hơn. Cùng với đó là cảm giác khó chịu vùng ngực, cảm giác bị đè nặng, đầy tức kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau có thể lan ra các vùng và bộ phận khác của nửa thân trên.
- Dấu hiệu bất thường do thiếu máu như: Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, choáng, hoa mắt, đau đầu, thở ngắn, Khó thở, vã mồ hôi tự nhiên,…
Do máu nhiễm mỡ không gây triệu chứng ở giai đoạn đầu nên các chuyên gia y tế Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khuyến cáo, mỗi người trường thành trên 20 tuổi nên kiểm tra xét nghiệm mỡ máu mỗi 4 - 6 năm một lần.
Những người có nguy cơ cao, tiền sử gia đình bị cholesterol cao cần xét nghiệm máu và khám sức khỏe tổng quát thường xuyên hơn. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn ngăn ngừa bệnh hiệu quả hơn.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.