Tiền sản giật là một trong những bệnh lý sản khoa nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi, thậm chí còn gây sảy thai, thai lưu hoặc sinh non,... Nhận biết sớm triệu chứng tiền sản giật giúp mẹ bầu theo dõi và ngăn ngừa ở mức thấp nhất biến chứng có thể xảy ra.
29/01/2021 | Tiền sản giật thai kỳ - Biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai kỳ 19/01/2021 | Những triệu chứng tiền sản giật mẹ bầu nhất định không thể bỏ qua 10/09/2020 | Tiền sản giật - Những điều mẹ bầu cần biết
1. Tiền sản giật là bệnh lý sản khoa nguy hiểm
Tiền sản giật là giai đoạn cảnh báo trước khi sản phụ lên cơn sản giật, đây là một loại bệnh lý toàn thân do thai nghén gây ra. Tiền sản giật gây ra 3 triệu chứng điển hình là tăng huyết áp, tăng protein niệu và phù cơ thể. Tùy vào mức độ triệu chứng mà tiền sản giật có thể gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan như: gan, tim, thận, phổi hay thậm chí là tổn thương não nghiêm trọng.
Với thai nhi, tiền sản giật làm giảm lưu lượng máu cung cấp từ cơ thể mẹ đến thai nhi, từ đó khiến thai bị suy dinh dưỡng, giảm nước ối, chậm phát triển. Trường hợp nặng hơn, tiền sản giật và sản giật có thể khiến thai chết lưu trong tử cung.
Tiền sản giật là một trong những bệnh lý sản khoa mà đến nay các nhà khoa học chưa tìm ra biện pháp điều trị triệt để. Ước tính có khoảng 3 - 5% phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh này, việc phát hiện bệnh sớm giúp bác sĩ và sản phụ chủ động theo dõi, xử lý kịp thời để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất.
Nếu sản phụ chỉ bị tiền sản giật nhẹ, thường chỉ cần theo dõi và điều trị ngoại trú. Những mẹ bầu này vẫn có thể có thai kỳ khỏe mạnh và sinh con an toàn nếu dinh dưỡng và chăm sóc tốt.
Mẹ bầu bị tiền sản giật cần lưu ý theo dõi và nghỉ ngơi tốt
Nếu sản phụ có nguy cơ tiền sản giật nặng hoặc nguy cơ sản giật, cần khuyến cáo nhập viện điều trị. Nếu tiền sản giật nặng không đáp ứng điều trị , bác sĩ có thể khuyên chấm dứt thai kỳ để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người mẹ hoặc mổ lấy thai sớm nếu đủ điều kiện nuôi thai.
Có thể thấy, tiền sản giật là một trong những bệnh lý sản khoa nguy hiểm và phổ biến, do vậy thai phụ cần được khám chẩn đoán bệnh sớm. Tùy theo mức độ bệnh và nguy cơ biến chứng, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp chăm sóc, theo dõi thích hợp.
2. Nhận biết triệu chứng tiền sản giật điển hình
Triệu chứng tiền sản giật thường xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ và rõ ràng trong 3 tháng cuối này. Dấu hiệu bệnh ở mỗi sản phụ có thể khác nhau tùy theo mức độ bệnh, cụ thể bao gồm:
2.1. Tăng cân nhanh bất thường
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu thường tăng cân tương đối bình thường theo khuyến cáo và đều cho thấy thai đang phát triển bình thường. Nhiều mẹ bầu nhận thấy mình tăng cân quá nhanh cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy trẻ phát triển tốt, song cần theo dõi bởi đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Nhất là khi bạn tăng đến 1.5 - 2kg/tuần hoặc 5 kg/tháng trong khoảng từ tuần 20 của thai kỳ trở đi.
Tăng cân nhanh bất thường trong thai kỳ có thể là dấu hiệu tiền sản giật
Không phải tất cả các trường hợp sản phụ tăng cân nhanh do tiền sản giật song mẹ vẫn nên đi khám hoặc thông tin với bác sĩ để được tư vấn.
2.2. Bị sưng ở mặt hoặc tay chân
Tích tụ dịch dẫn đến sưng phù mặt, tay hay vùng quanh mắt là dấu hiệu điển hình của tiền sản giật. Nhiều mẹ thường bị nhầm lẫn với tình trạng sưng ở chân hay các phần khác của cơ thể là dấu hiệu thai kỳ bình thường, song cần chú ý theo dõi và đi khám nếu thấy cả mặt và tay đều sưng.
2.3. Mất thị lực, thay đổi tầm nhìn
Mất thị lực hay tầm nhìn thay đổi đột ngột ở phụ nữ mang thai, nhất là tuần thứ 20 trở đi thì không nên bỏ qua. Những dấu hiệu bất thường cần chú ý bao gồm: mất thị lực, hay bị hoa mắt, nhận thấy đốm sáng bất thường trong tầm nhìn,...
Khó thở là dấu hiệu nguy hiểm, nhất là ở phụ nữ mang thai. Nếu gặp phải tình trạng này, đột nhiên cảm thấy khó thở, thở hụt hơi, thở hổn hển, tim đập nhanh,... hãy thông báo cho người thân và đến bệnh viện để được chăm sóc kịp thời. Dấu hiệu này có thể cảnh báo cơn tiền sản giật hoặc sản giật nguy hiểm.
Cẩn thận dấu hiệu khó thở đột ngột do tiền sản giật
2.5. Buồn nôn, nôn mửa đột ngột
Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu đã qua giai đoạn thai nghén và không còn nôn ói nữa. Tuy nhiên nếu đột nhiên cảm thấy buồn nôn, nôn mửa thì nên lưu ý, đây là một trong những dấu hiệu tiền sản giật khi mang thai.
Thực tế, đau đầu không phải là dấu hiệu hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên ở người bị tiền sản giật, cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên, dai dẳng hơn. Do đó, nếu bị đau đầu kéo dài, không giảm khi nghỉ ngơi thì mẹ bầu nên chú ý.
Nếu đau bụng trên không phải do bé đạp hay do bạn bị hội chứng dạ dày, có khả năng đây là dấu hiệu của tiền sản giật. Hãy đến bệnh viện khám nếu có các triệu chứng bất thường đi kèm với cơn đau bụng trên kéo dài không thuyên giảm.
3. Kiểm tra chẩn đoán tiền sản giật thế nào?
Để sàng lọc định kỳ hoặc chẩn đoán nếu có dấu hiệu tiền sản giật, sản phụ sẽ cần làm một số xét nghiệm sau:
Đo huyết áp định kỳ kiểm tra nguy cơ tiền sản giật thai kỳ
-
Đo huyết áp.
-
Đo huyết áp động mạch trung bình.
-
Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ PLGF và sFlt-1 trong máu mẹ hay còn gọi là sàng lọc tiền sản giật ở quý I thai kỳ.
-
Siêu âm đo chỉ số xung động mạch tử cung.
-
Xét nghiệm nước tiểu, sinh hóa máu định kỳ.
Như vậy, tiền sản giật là một bệnh lý sản khoa có thể gây biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng ở sản phụ. Những mẹ bầu mắc phải căn bệnh này cần theo dõi thai kỳ sát sao, kịp thời khám và điều trị khi có dấu hiệu bất thường có thể nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.