Ảnh hưởng của viêm nha chu nặng tới sức khỏe răng miệng và cách khắc phục | Medlatec

Ảnh hưởng của viêm nha chu nặng tới sức khỏe răng miệng và cách khắc phục

Viêm nha chu nặng có thể phá hủy nghiêm trọng tổ chức xương và mô mềm xung quanh răng. Nếu ở giai đoạn nặng có khả năng sẽ khiến răng bị lung lay và rụng khỏi nướu. May mắn thay tình trạng này có thể ngăn ngừa và chữa trị dứt điểm được.


05/05/2021 | Bị hôi miệng có phải là dấu hiệu của viêm nha chu?
28/01/2021 | Chủ động phòng bệnh viêm nha chu bằng cách nào?
28/01/2021 | Các phương pháp áp dụng trong điều trị viêm nha chu

1. Tất tần tật những điều bạn cần biết về viêm nha chu

Theo từ điển Y khoa, nha chu là một thuật ngữ dùng để chỉ kết cấu của tổ chức có vai trò nâng đỡ chân răng, nằm ở xung quanh răng. Tổ chức này gồm các bộ phận như xương ổ răng, xương răng, nướu (lợi) và các dây chằng quanh răng.

Viêm nha chu là tình trạng khá phổ biến. Tuy rằng các biến chứng của bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng nhưng vẫn có cơ hội điều trị được.

Nguyên nhân dẫn đến viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu có thể là do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng vi khuẩn ẩn nấp trong các mảng bám trên răng là “thủ phạm” chính trong hầu hết các trường hợp viêm nha chu. Các yếu tố làm hình thành nên mảng bám ở răng đó là:

  • Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm làm từ đường và tinh bột;

  • Lười vệ sinh răng miệng hoặc chải răng sai cách không thể loại bỏ hoàn toàn được các mảng bám. Lâu dần sẽ hình thành nên cao răng bám chặt vào viền nướu;

  • Không tích cực điều trị triệt để viêm nướu làm phát sinh vi khuẩn, lâu ngày chúng sẽ ăn sâu vào các túi nha chu nằm giữa nướu và răng.

Nếu răng miệng không được chăm sóc kỹ lưỡng có thể sẽ dẫn đến viêm nha chu nặng

Nếu răng miệng không được chăm sóc kỹ lưỡng có thể sẽ dẫn đến viêm nha chu nặng

Viêm nha chu nặng và các dấu hiệu nhận biết:

  • Nướu có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi kèm theo tình trạng sưng phồng, đau đớn;

  • Dễ bị chảy máu ở nướu;

  • Có một khoảng trống hoặc túi mủ xuất hiện giữa nướu và răng;

  • Răng trở nên dài hơn hoặc không chắc chắn vì bị tụt lợi hoặc lợi không bám chặt vào răng;

  • Khi ăn, nhai, cắn xé thường có cảm giác đau nhức, khó thực hiện những hoạt động này;

  • Hơi thở hôi.

Chức năng chính của nha chu đó là nâng đỡ và bảo vệ răng, do đó nếu bộ phận này bị tổn thương nặng thì nguy cơ người bệnh bị mất răng là rất cao. Không chỉ có vậy, tình trạng viêm nha chu còn kéo theo một hệ lụy nguy hiểm khác đó là sự phát triển của vi khuẩn từ ổ viêm sẽ xâm nhập vào các cơ quan khác trong cơ thể như tim, phổi, phế quản, hệ tuần hoàn máu,... Qua đó người bệnh sẽ phải đối mặt với các bệnh lý về xương khớp, động mạch vành, hô hấp hay có khi là đột quỵ,...

2. Khả năng lây truyền khi bị viêm nha chu nặng? 

Viêm nha chu nặng nhìn chung không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Nhưng nếu sở hữu những đặc điểm dưới đây thì khả năng cao bạn sẽ bị viêm nha chu:

  • Có thói quen hút thuốc hoặc nhai đầu lọc thuốc lá;

  • Mắc bệnh về nướu;

  • Không chăm sóc tốt cho răng miệng;

  • Nội tiết tố thay đổi do phải trải qua các thời kỳ như tiền mãn kinh, mang thai,...;

  • Lạm dụng các chất gây nghiện và chất kích thích;

  • Yếu tố di truyền;

  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo hoặc bị thừa cân, béo phì,...;

  • Miệng luôn trong trạng thái bị khô và nướu bị ảnh hưởng do tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh;

  • Suy giảm hệ miễn dịch (do mắc các bệnh như tiểu đường, bạch cầu, HIV/AIDS, viêm khớp, Crohn hay đang phải điều trị ung thư,...)

Để kiểm tra xem bệnh nhân có đang gặp các vấn đề về nha chu hay không, đồng thời nhằm xác định tính chất nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành theo các bước sau:

  • Khai thác một số thông tin về bệnh sử hoặc các yếu tố làm gia tăng triệu chứng bệnh;

  • Kiểm tra trực tiếp khoang miệng để quan sát các mảng bám và cao răng;

  • Thăm dò độ sâu của túi nha chu. Nếu túi nha chu nằm ở độ sâu khoảng 1 - 3mm thì điều này chứng tỏ nướu vẫn đang bình thường. Ngược lại nếu độ sâu này là 4mm thì tức là bệnh nhân đang bị viêm nha chu;

  • Chụp X-quang với mục đích kiểm tra khả năng mất xương.

3. Viêm nha chu có thể được khắc phục bằng biện pháp nào? 

Điều trị viêm nha chu hướng tới mục tiêu làm sạch toàn bộ các túi viêm quanh răng và dự phòng tổn thương cấu trúc xương ở gần răng. Dưới đây là một số phương án có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện nhằm khắc phục tình trạng viêm nha chu:

Biện pháp không phẫu thuật:

Áp dụng trong trường hợp viêm nha chu chưa có dấu hiệu tiến triển nặng.  Đó là các biện pháp ít xâm lấn, ví dụ như:

  • Lấy cao răng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn;

  • Làm mịn bề mặt chân răng, phòng ngừa nguy cơ vi khuẩn và cao răng tích tụ bằng cách bào láng gốc răng;

  • Sử dụng thuốc kháng sinh nhằm kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn.

Mô phỏng tình trạng cao răng tích tụ trên bề mặt răng

Mô phỏng tình trạng cao răng tích tụ trên bề mặt răng

Biện pháp phẫu thuật:

Thường được gợi ý đối với những ca bệnh nhân bị viêm nha chu nặng:

  • Ghép mô liên kết lấp đầy: một lượng nhỏ mô trong vòm miệng hoặc ở vị trí khác sẽ được lấy ra và gắn vào khu vực bị mất nướu. Đây là kỹ thuật có tác dụng bao phủ phần chân răng bị hở và đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh;

  • Phẫu thuật giảm túi (Flap surgery): bác sĩ sẽ rạch nướu để làm lộ chân răng ra ngoài, từ đó có khoảng rộng vừa đủ để lấy sạch cao răng, đồng thời giúp bào láng gốc răng một cách hiệu quả hơn;

  • Ghép xương (Bone grafting): biện pháp này thường thích hợp đối với các bệnh nhân đã bị phá hủy cấu trúc xương xung quanh răng, qua đó củng cố nền tảng vững chắc cho răng và phòng ngừa nguy cơ mất răng.

4. Làm thế nào để ngăn ngừa các bệnh lý nha chu?  

Phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa các vấn đề về nha chu hay răng miệng đó chính là vệ sinh răng thật tốt:

  • Mỗi ngày nên đánh răng ít nhất là 2 lần, thời lượng cho mỗi lần chải răng là 2 phút. Lưu ý nên sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa dắt ở kẽ răng, giảm tình trạng hình thành các mảng bám và sự tích tụ của vi khuẩn;

  • Nên đi khám răng định kỳ từ 6 - 12 tháng để lấy cao răng và phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn gây viêm nha chu. 

Đi khám răng định kỳ sẽ giúp phát hiện các bất thường về răng miệng

Đi khám răng định kỳ sẽ giúp phát hiện các bất thường về răng miệng

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về bệnh viêm nha chu nặng. Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ sở Nha khoa uy tín để thực hiện thăm khám các vấn đề về răng, hãy đến ngay Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. 

Tại MEDLATEC, các bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực Nha khoa sẽ thăm khám, kiểm tra răng cho bạn một cách kỹ lưỡng và tỉ mỉ, sau đó đưa ra kết luận và đưa ra các giải pháp phù hợp nhất giúp bạn lấy lại vẻ tự tin nhờ sở hữu một nụ cười tỏa nắng!

Quý bạn đọc vui lòng liên hệ ngay qua tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)

- Website: meddental.vn 

- Địa chỉ cơ sở:

  •  Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  •  Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  •  Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  •  Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  •  Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. Do đó để nhanh chóng loại bỏ những nốt nhiệt miệng khó chịu này, cách tốt nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. 
Ngày 15/06/2023

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế khi lớn nên đôi khi các bậc phụ huynh cho rằng chúng không quá quan trọng. Tuy nhiên, răng sữa lại đóng một vai trò đặc biệt đối với sức khỏe răng miệng. 
Ngày 13/06/2023

Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.
Ngày 09/06/2023

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.
Ngày 11/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp