7 cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả nhất | Medlatec

7 cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả nhất

Bé nhà bạn có dấu hiệu chậm nói? Bạn không biết làm sao để cải thiện tình hình? Vậy thì có thể tham khảo 7 cách dạy trẻ chậm nói tại nhà dưới đây. Nếu áp dụng thường xuyên và đúng cách, bạn sẽ nâng cao được vốn từ vựng cũng như gia tăng được khả năng giao tiếp của con yêu.


04/06/2022 | Giải đáp: Trẻ chậm nói khi nào cần đi khám bác sĩ?
27/12/2020 | Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm nói và bố mẹ cần xử lý ra sao?
10/06/2020 | Những điều cần biết khi trẻ chậm nói dành cho các bậc phụ huynh

1. Các cách dạy trẻ chậm nói tại nhà dễ thực hiện

Nếu bé nhà bạn chỉ bị chậm nói đơn thuần, không kèm theo các dấu hiệu của bệnh lý bẩm sinh hay bệnh tự kỷ thì có thể áp dụng cách dạy trẻ chậm nói tại nhà sau. 

Trò chuyện với bé

Không cần đợi đến khi bé lớn, bé hiểu chuyện thì bạn mới trò chuyện. Mà ngay từ những tháng đầu đời, khi bé biết “hóng chuyện” thì bạn hãy thường xuyên giao tiếp cùng con. Lúc này, tuy bé chưa hiểu và chưa nói được, nhưng sẽ rất phấn khích trước những lời nói của bạn.

Đến khi bé lớn hơn và nếu có dấu hiệu chậm nói, hãy tăng cường giao tiếp với con. Hãy nói những câu từ đơn giản, dễ hiểu và trình bày thật chậm, thật rõ để bé có thể tiếp thu, ghi nhớ và nói lại những gì mà bé đã nghe từ bạn. Cách này đòi hỏi bạn phải thật kiên trì, nhẫn nại, kiểu “mưa dầm thấm lâu”.

Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản nhất là tăng cường trò chuyện với con 

Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản nhất là tăng cường trò chuyện với con 

Hát cho bé nghe 

Hát cho bé nghe mang đến nhiều lợi ích, giúp bé phát triển tư duy âm nhạc. Đồng thời, ghi nhớ được nhiều từ vựng hay ho trong bài hát. Ngoài ra, còn là cách để gắn kết tình cảm giữa bé với mọi người trong nhà. Do đó, bạn đừng quên hát cho bé nghe mỗi ngày bằng những bài hát bé yêu thích và phù hợp với độ tuổi của bé. 

Đọc sách cho bé

Tương tự như hát, đọc sách cũng là cách dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Qua những câu chuyện cổ tích hay những vần thơ, bé sẽ tiếp thu và ghi nhớ được nhiều từ vựng hơn. Ngoài ra, đọc sách trước khi ngủ còn giúp bé có ngủ ngon, có những giấc mơ đẹp. 

Cho bé ra ngoài

Hãy cho bé ra ngoài nhiều hơn và tạo điều kiện để bé được tiếp xúc với nhiều người. Có thể lúc này bé chưa thể giao tiếp được, nhưng bé sẽ để ý lời nói và hành động của người khác, sau đó bắt chước theo. Bằng cách này, bé sẽ trở nên nhanh nhẹn, hoạt ngôn hơn. Và ra ngoài nhiều cũng cách là để bé được dạn dĩ, tự tin. 

Cho bé ra ngoài vui chơi và gặp gỡ mọi người để gia tăng khả năng giao tiếp 

Cho bé ra ngoài vui chơi và gặp gỡ mọi người để gia tăng khả năng giao tiếp 

Hạn chế dùng ti vi, điện thoại

Để có thời gian làm việc, rất nhiều ba mẹ cho con xem ti vi, điện thoại mà không biết rằng việc này có thể khiến bé bị chậm nói. Đơn giản là vì bé quá tập trung, quá mải mê vào các chương trình trên ti vi, điện thoại mà bỏ qua việc học nói, giao tiếp cùng mọi người.

Do đó, bạn nên hạn chế cho con xem ti vi và điện thoại. Nếu có xem thì chỉ xem 1 - 2 lần/ngày, mỗi lần tối đa 30 phút. Và bạn hãy dành thời gian để ngồi xem cùng với bé. Trong lúc xem cùng, đừng quên khuyến khích bé trò chuyện bằng cách gợi hỏi những câu liên quan đến nội dung chương trình mà bé đang xem. 

Không giả giọng ngọng nghịu của con

Một số ba mẹ có thói quen giả giọng ngọng nghịu của con vì cho rằng đây là một sự… dễ thương. Thực tế, việc này là rất tai hại vì khi nghe ba mẹ nói chuyện với mình bằng giọng ngọng nghịu này, bé sẽ quen tai và bắt chước theo. Lâu dần trở thành một thói quen rất khó sửa đổi. Do đó, bạn cần phải phát âm thật chuẩn và rõ khi trò chuyện với bé để tránh tình trạng này.

Cần nói chuyện “tròn vành rõ chữ” với con, tuyệt đối không giả giọng ngọng nghịu 

Cần nói chuyện “tròn vành rõ chữ” với con, tuyệt đối không giả giọng ngọng nghịu 

Để bé tự giải quyết vấn đề

Trẻ chậm nói và lười nói thường có thói quen sử dụng hành động, tay chân để biểu đạt mong muốn của mình.  Lúc này, bạn không nên làm theo mong muốn của con. Thay vào đó, hỏi con muốn gì và khuyến khích con dùng lời nói để thể hiện mong muốn đó. Đây không chỉ là cách dạy trẻ chậm nói tại nhà mà còn là phương pháp giúp con kiên trì, nhẫn nại và tự lập hơn.

2. Lưu ý gì khi tự dạy trẻ chậm nói tại nhà?

Trên đây là tổng hợp những cách dạy trẻ chậm nói tại nhà để bạn tham khảo và áp dụng. Thực tế thì việc dạy trẻ chậm nói tại nhà là không hề đơn giản. Để đạt được hiểu quả như mong đợi thì bạn cần nhớ:

  • Tất cả các thành viên trong gia đình cùng “đồng lòng hợp sức” trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ của bé. Tuyệt đối tránh tình trạng mỗi người một phương pháp vì sẽ không mang lại hiệu quả. 

  • Trò chuyện với bé bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu; câu văn ngắn gọn, dễ nhớ. Đồng thời, phát âm rõ lời và nhìn thẳng vào mắt bé, giúp bé dễ tập trung vào câu chuyện. 

  • Trò chuyện từ tốn, nhẹ nhàng để bé tiếp thu và ghi nhớ từ từ. Quan trọng nhất là bạn phải kiên nhẫn và bình tĩnh, ngay cả khi bé không chịu nói theo thì cũng đừng vội nản chí. 

  • Dạy trẻ chậm nói tại nhà sẽ không mang lại hiệu quả tức thì, mà đòi hỏi phải có thời gian, thậm chí là rất lâu. Và bạn hãy trò chuyện với bé “mọi lúc mọi nơi” để gia tăng hiệu quả.

  • Có thể cho bé đi lớp nhà trẻ, lớp mầm non để bé được tiếp xúc với cô giáo và các bạn đồng trang lứa. Đây là một trong những cách dạy trẻ chậm nói rất hiệu quả. 

  • Đặc biệt, nếu bé chậm nói kèm theo các biểu hiện của tự kỷ hay bệnh lý bẩm sinh thì cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt. 

Nếu bé chậm nói kèm biểu hiện bệnh lý, ba mẹ nên đưa bé đi khám ngay

Nếu bé chậm nói kèm biểu hiện bệnh lý, ba mẹ nên đưa bé đi khám ngay

Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín, chất lượng để bạn đưa con đến khám. Qua kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và đánh giá tình trạng, từ đó, có phương pháp điều trị phù hợp.

Để được đặt lịch khám trước tại MEDLATEC, đừng quên gọi cho chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56. Nhân viên sẽ hỗ trợ đặt lịch và tư vấn dịch vụ cụ thể, chi tiết cho quý khách hàng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp