Tình trạng trẻ chậm nói không phải là vấn đề hiếm gặp trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc trẻ chậm học nói không phải do tạm thời mà nó có thể là biểu hiện của một trong số các bệnh lý của cơ thể. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ và xác định được nguyên nhân của việc chậm nói ở trẻ.
08/06/2020 | Bệnh thủy đậu ở trẻ em và những điều bố mẹ cần biết 05/06/2020 | Giải đáp thắc mắc: Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc 03/06/2020 | Khi trẻ bị chảy nước mũi, bố mẹ cần xử lý như thế nào?
1. Như thế nào được xem là trẻ chậm nói?
Lời nói là phương tiện giao tiếp thông qua âm thanh giữa người với người hoặc người với động vật. Thông qua lời nói, con người có thể bộc lộ được suy nghĩ, mong muốn của mình cho đối phương. trẻ chậm nói có thể hiểu là tình trạng bé biết nói chậm hơn so với các trẻ khác cùng độ tuổi mặc dù sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ vẫn diễn ra theo trình tự bình thường.
Thông thường, khi mới sinh ra trẻ đã có thể bắt đầu làm quen với các âm thanh và tiếng động. Đến khoảng độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu tập nói. Lúc này ngôn ngữ của bé sẽ dần phát triển và có những sự thay đổi rõ rệt nhằm chứng minh được mức độ học hỏi và tiếp thu của trẻ.
Trẻ chậm nói là tình trạng nói chậm hơn so với các bé cùng độ tuổi
2. Dấu hiệu nhận biết việc chậm nói ở trẻ qua từng độ tuổi
Hiện nay, trẻ chậm nói xuất hiện khá phổ biến. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp được những em bé chậm nói trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, để hiểu rõ được nguyên nhân cũng như nhận biết bé chậm nói cần phải có một quá trình mới có thể khẳng định được. Một số dấu hiệu của việc em bé chậm nói qua từng độ tuổi mà các bậc phụ huynh cần lưu ý như:
2.1. Trẻ 7 tháng tuổi
Sau khoảng 3 đến 4 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu phát ra những âm thanh không rõ tiếng ví dụ như tiếng gừ gừ. Tuy nhiên, đối với trẻ có dấu hiệu của việc chậm nói, trẻ không hề phát ra âm thanh. Nếu có chỉ là những âm thanh gừ gừ và hoàn toàn không có sự bắt chước các âm thanh khác. Đặc biệt, bé không hề có các phản ứng với âm thanh và tiếng động mạnh.
2.2. Trẻ 12 tháng tuổi
Khi trẻ được 12 tháng tuổi nhưng trẻ vẫn không học nói, không phát ra bất kỳ một âm thanh nào như mẹ hay bà, bố,... Bên cạnh đó, trẻ không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh và không có phản ứng khi được người khác gọi tên. Đây chính là dấu hiệu của trẻ chậm nói và có nguy cơ bị tự kỷ. Nếu trẻ có những dấu hiệu này, bố mẹ cần chú ý và quan tâm tới trẻ nhiều hơn.
Trẻ 12 tháng tuổi vẫn không hề học nói là biểu hiện không bình thường
2.3. Trẻ 24 tháng tuổi
Trẻ bắt đầu biết nói nhưng vốn ngôn từ của bé rất ít. Hầu hết bé sẽ chỉ nói được một số câu giao tiếp đơn giản và không kéo dài quá 15 từ trong một câu. Trẻ ít khi nói chuyện và tương tác với mọi người trừ những lúc khẩn cấp. Ngoài ra, trẻ sẽ không thể hiểu được những câu bạn nói quá dài hoặc không nhận thức được điều bạn đang cố truyền đạt.
2.4. Trẻ 3 tuổi
Trẻ vẫn đang trong tình trạng tập nói, thường xuyên nói lắp, khó phát âm từ ngữ khiến cho mọi người trong gia đình không thể hiểu lời bé nói. Bé không thể ghép câu hay không hiểu được những câu hỏi. Khi bé ở trong môi trường có nhiều đứa trẻ khác, trẻ có xu hướng thu mình lại và ngại giao tiếp. Luôn cố gắng bám dính lấy bố hoặc mẹ.
2.5. Trẻ 4 tuổi
Đối với trẻ bình thường và giai đoạn này, trẻ đã có thể giao tiếp thuần thục, rõ ràng và hiểu được hầu hết mọi câu hỏi của người lớn. Tuy nhiên, đối với trẻ chậm nói, phần lớn phụ âm trẻ vẫn chưa thể phát âm được rõ ràng. Không thể sử dụng các đại từ nhân xưng đúng cách.
Nếu vào độ tuổi này mà trẻ vẫn còn có những dấu hiệu trên thì có thể khẳng định rằng bé nhà bạn đã mắc chứng chậm nói ở trẻ nhỏ.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ
Chậm nói ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp, trẻ chậm nói là do tạm thời và có thể khắc phục dưới sự hỗ trợ và quan tâm của bố mẹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một vài nguyên nhân do bệnh lý hoặc tâm lý khiến cho bé chậm nói so với bình thường.
3.1. Nguyên nhân xuất phát do bệnh lý
Khi trẻ không may gặp phải một số bệnh lý như: các cơ quan tai, mũi, họng gặp vấn đề bẩm sinh, não bộ của trẻ có vấn đề,... Đây chính là những nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng bé chậm nói so với trẻ phát triển bình thường.
Trẻ chậm nói có thể do bệnh lý
3.2. Nguyên nhân xuất phát do tâm lý
Khi đang trong giai đoạn phát triển và nhận thức xung quanh, bé bị bỏ rơi hoặc không nhận được sự quan tâm từ bố mẹ. Bên cạnh đó, bé phải chịu đựng cú sốc lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ mắc chứng chậm nói.
3.3. Trẻ bị tự kỷ
Khi trẻ xuất hiện tình trạng chậm nói đó cũng có thể là biểu hiện của việc trẻ đã mắc phải hội chứng tự kỷ. Hội chứng này khiến trẻ không muốn giao tiếp hay tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, đây chỉ là một nguyên nhân nhỏ trong các nguyên nhân gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ.
Trẻ chậm nói có thể do mắc hội chứng tự kỷ
4. Cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ hiệu quả
Như chúng ta đã đề cập ở trên tình trạng trẻ chậm nói có thể do tạm thời hoặc do bệnh lý gây ra. Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân mà chúng ta sẽ có phương pháp khắc phục tình trạng bé chậm nói khác nhau.
4.1. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân
Trước hết, để có thể tìm kiếm được nguyên nhân gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ, chúng ta cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ. Việc đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám sẽ giúp xác định được chính xác hơn nguyên nhân khiến bé chậm nói. Từ đó sẽ giúp bố mẹ có được hướng điều trị phù hợp nhất dành cho trẻ.
4.2. Quan tâm và dạy trẻ học nói mỗi ngày
Đối với bé chậm nói, việc quan tâm và chăm sóc đặc biệt từ bố mẹ là yếu tố vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần thường xuyên trao đổi, trò chuyện với con nhiều hơn. Khi trẻ đang trong giai đoạn tập nói, bố mẹ cần dạy cho bé phát âm những âm thanh đơn giản, chính xác. Trò chuyện với bé bằng cả âm thanh và cử chỉ hành động sẽ giúp bé tiếp thu nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể đọc sách hay kể chuyện cho trẻ vào những lúc rảnh rỗi hoặc vào buổi tối trước lúc bé đi ngủ. Thay đổi môi trường, các vật dụng, đồ vật trang trí để kích thích sự tìm tòi, học hỏi của bé. Hạn chế tối đa việc trẻ ngồi xem tivi một mình và quá nhiều mỗi ngày.
Bố mẹ nên dạy trẻ tập nói mỗi ngày
4.3. Đưa trẻ tới khu vui chơi, nơi đông bạn bè
Bên cạnh quan tâm và dạy trẻ tập nói thì việc đưa trẻ đi chơi, giao lưu với các bạn cùng trang lứa là điều cực kỳ cần thiết. Khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với những đứa trẻ khác, bé sẽ trở nên tự tin mạnh dạn hơn. Hơn nữa, điều này cũng chính là một điều kiện tốt để trẻ phát triển vốn ngôn ngữ của mình.
Hạn chế để trẻ một mình xem điện thoại, tivi quá nhiều
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một địa chỉ kiểm tra sức khỏe uy tín, hãy đến với chúng tôi. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trên 24 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ là điểm đến đáng tin cậy và uy tín dành cho bạn. Tại đây, chúng tôi còn có Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012.
Bạn có thể đăng ký khám BHYT tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 42 - 44 Nghĩa Dũng và PKĐK MEDLATEC Tây Hồ 99 Trích Sài, Tây Hồ. Chúng tôi luôn có chính sách áp dụng bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh. Để có thể biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 56 56 56.
Trên đây là những thông tin về trẻ chậm nói chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hi vọng rằng bạn đã có được những thông tin hữu ích cho mình về vấn đề chậm nói ở trẻ nhỏ.