Tiểu đường là bệnh lý phổ biến và ngày càng trẻ hóa. Việc sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh là rất quan trọng để có thể điều trị kịp thời, phòng tránh biến chứng. Dưới đây là những cách phát hiện tiểu đường đơn giản cho bạn đọc tham khảo.
09/08/2022 | Những điều nên biết trước khi đi khám bệnh tiểu đường 25/07/2022 | Chế độ ăn của người tiểu đường chuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ
1. Sơ lược về bệnh tiểu đường
Tiểu đường còn được gọi là đái tháo đường. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, số người bị tiểu đường không ngừng gia tăng trong suốt 10 năm qua. Đặc biệt, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này ngày càng cao.
Tiểu đường được chia thành 3 dạng: Tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là rất nhiều, tùy thuộc vào từng type tiểu đường và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Tại Việt Nam, tiểu đường đang ngày càng trẻ hóa với tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng cao
Nếu không có cách phát hiện tiểu đường và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình trong đó là những biến chứng sau:
-
Các bệnh về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ vữa động mạch ngoại vi, rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim, đột quỵ.
-
Tổn thương về thần kinh, nhịp thở bất ổn, tiết mồ hôi bất thường, cảm giác nóng và tê bàn chân.
-
Biến chứng về thận, làm suy giảm chức năng của thận, gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể.
-
Tổn thương mao mạch ở đáy mắt, gây suy giảm thị lực, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.
-
Tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vùng miệng, vùng tiết niệu.
-
Cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn hoặc nếu có nhiễm trùng thì khó hồi phục hơn.
-
Tiểu đường có thể gây hạ đường huyết hoặc cao đường huyết. Tình trạng này có thể khiến người bệnh đột ngột ngất xỉu và hôn mê.
-
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến thai to, khó sinh, tiền sản giật, thậm chí là tử vong.
2. Những cách phát hiện tiểu đường
Như đã nói, việc nhận biết các dấu hiệu tiểu đường là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn có kế hoạch điều trị phù hợp và phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm, Có những cách phát hiện tiểu đường sau.
Khát nước nhiều
Nếu luôn trong tình trạng khát nước thì không loại trừ bạn đang bị tiểu đường. Bởi khi mắc bệnh này, lượng đường trong máu sẽ cao hơn bình thường. Lúc này, cơ thể sẽ tự động thực hiện cơ chế tách nước trong tế bào. Sau đó bơm vào máu để pha loãng lượng đường dư.
Và đương nhiên, quá trình này sẽ khiến các tế bào bị thiếu nước, mất nước. Vì vậy, ngay cả khi mới uống nước xong hoặc uống nước liên tục trong ngày, bạn vẫn luôn cảm thấy khô miệng và khát nước.
Khát nước liên tục cũng là một trong những cách phát hiện tiểu đường đơn giản
Đi tiểu nhiều lần
Một trong những cách phát hiện tiểu đường đơn giản nữa là số lần đi tiểu gia tăng, tỷ lệ thuận với số lần uống nước. Nguyên nhân được cho là do bạn uống nước nhiều, cộng với quá trình đào thải lượng đường dư ra khỏi cơ thể. Điều này khiến thận luôn hoạt động “hết công suất”, và bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn.
Sụt cân không lý do
Nếu vẫn trong chế độ ăn uống và sinh hoạt bình thường, nhưng bạn lại bị sụt cân không rõ nguyên nhân thì có thể do bị tiểu đường. Điều này xảy ra khi lượng đường glucose bị đào thải qua nước tiểu quá nhiều. Mặt khác, cơ thể không thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng nên phải lấy năng lượng từ mỡ và cơ.
Tình trạng này kéo dài sẽ gây tiêu mỡ và sụt cân là điều khó tránh khỏi. Nói chung, trong mọi trường hợp bị sụt cân không lý do thì bạn cần đi khám sức khỏe tổng quát để tìm kiếm nguyên nhân và có cách điều trị.
Đói và mệt mỏi
Tương tự như sụt cân, việc đói và suy nhược có thể là do cơ thể gặp khó khăn trong việc chuyển hóa năng lượng và hấp thu dưỡng chất. Cơ thể không đủ năng lượng sẽ khiến bạn luôn mệt mỏi và suy nhược. Quá trình hấp thu dưỡng chất kém khiến bạn luôn cảm thấy đói bụng và thèm ăn.
Khi bị tiểu đường, bạn có thể luôn trong cảm giác đói bụng và thèm ăn, đồng thời, cơ thể mệt mỏi và suy nhược
Giảm thị lực
Một trong những biến chứng của tiểu đường là suy giảm thị lực và gây ra các bệnh về mắt. Nếu đột nhiên nhìn không rõ, mắt đau không hiểu vì sao thì có khả năng là bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
Suy giảm miễn dịch
Khi bị tiểu đường, hệ thống miễn dịch suy giảm khiến sức đề kháng yếu đi. Lúc này, cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng, ngứa ngáy. Đặc biệt là ở vùng kín, tình trạng này sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Song song đó các cách phát hiện tiểu đường khác như tay chân bị tê, cảm giác ngứa rân như kiến bò,…
3. Các biện pháp phòng ngừa tiểu đường
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp sau.
-
Giảm cân, không để cơ thể thừa cân, béo phì, đặc biệt là béo ở vùng bụng.
-
Mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để luyện tập và vận động nhẹ nhàng.
-
Đảm bảo ăn uống đủ chất, khoa học và lành mạnh, tăng cường rau xanh và trái cây, tránh xa thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
-
Bắt đầu từ 45 tuổi trở đi, nên tầm soát tiểu đường mỗi 3 năm một lần. Ở người thừa cân, béo phì hay người trong gia đình có người thân bị tiểu đường thì có thể thực hiện tầm soát sớm hơn theo khuyến cáo của bác sĩ.
Tóm lại, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như nói trên và nghi ngờ mình bị tiểu đường, tốt nhất nên đến bệnh viện để thăm khám. Bởi đôi khi, các dấu hiệu trên không hẳn là do tiểu đường, nhưng có thể là do bệnh lý khác. Và dù là bệnh lý nào thì cũng cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để biết chính xác có bị tiểu đường hay không, bạn có thể đến khoa Nội tiết của Bệnh viện MEDLATEC để bác sĩ thăm khám
Hiện nay, để xét nghiệm chẩn đoán xem bản thân có bị tiểu đường không, Quý khách có thể đến trực tiếp Bệnh viện, phòng khám thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Ngoài ra, nếu không có thời gian, Quý vị cũng có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà tiện lợi của MEDLATEC. Với đội ngũ bác sĩ giỏi cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn, MEDLATEC cam kết sẽ mang đến kết quả xét nghiệm chính xác, nhanh chóng cho quý khách.
Tổng đài tư vấn sức khỏe và đặt lịch thăm khám, xét nghiệm tại MEDLATEC: 1900 56 56 56.