Những điều nên biết trước khi đi khám bệnh tiểu đường | Medlatec

Những điều nên biết trước khi đi khám bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh đang có xu hướng tăng về tỷ lệ người mắc, gây ra bởi rối loạn chuyển hóa hormone insulin của cơ thể. Bệnh diễn tiến âm thầm và gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Tầm soát bệnh định kỳ sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ này. Trước khi khám bệnh tiểu đường bạn không nên bỏ qua những thông tin sau đây.


25/07/2022 | Chế độ ăn của người tiểu đường chuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ
19/07/2022 | Xét nghiệm Fructosamine quan trọng như thế nào trong điều trị bệnh tiểu đường
30/05/2022 | Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?

1. Khái quát về bệnh tiểu đường

1.1. Tiểu đường là bệnh gì?

Tiểu đường (đái tháo đường) là nhóm bệnh gây rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Đối với cơ thể, glucose là nguyên liệu cần thiết để tạo ra năng lượng cho sự hoạt động của các tế bào.

Các nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường

Các nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường

Lượng đường bình thường ở trong máu vào khoảng 70 - 100 mg/dL ( 4.0 - 5.5 mmol/l) nhưng đối với người bị tiền tiểu đường thì nó nằm vào mức 100 - 125 mg/dL (5.6 - 6.9 mmol/L). Người bị tiểu đường thì chỉ số này luôn vượt ngưỡng 126mg/dL (7 mmol/L). 

Bệnh tiểu đường gồm các loại sau:

- Tiểu đường type 1

Bệnh xảy ra do phản ứng tự miễn làm cơ thể dừng sản xuất insulin nên người bệnh phải dùng insulin nhân tạo hàng ngày và duy trì suốt cuộc đời.

- Tiểu đường type 2

Đây là bệnh lý xuất hiện khi cơ thể sinh ra kháng thể kháng insulin hoặc vì lý do nào đó mà tuyến tụy sản xuất ít insulin hơn bình thường, nó khác tiểu đường type 1 ở chỗ người bệnh rơi vào tình huống tế bào đề kháng insulin tức là không phản ứng hiệu quả với insulin dù cơ thể vẫn đang tạo ra insulin.

- Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra với phụ nữ mang thai vì giai đoạn này các tế bào ít nhạy cảm hơn trước insulin. Điều đáng nói là không phải mọi thai phụ đều bị tiểu đường và bệnh có thể tự khỏi sau khi sinh.

- Tiền tiểu đường

Đối với người bị tiền tiểu đường, chỉ số đường huyết vào khoảng 100 - 125mg/dL như đã nói ở trên và nó dễ phát triển thành tiểu đường type 2.

1.2. Dấu hiệu có thể xảy ra ở người bị tiểu đường

Các dấu hiệu có thể gợi ý bệnh tiểu đường gồm:

- Hay cảm thấy khát và đói.

- Đi tiểu nhiều.

- Nhìn kém.

- Rất mệt mỏi.

- Vết loét trên da không có khả năng tự lành.

Dựa trên yếu tố giới tính thì nam giới bị tiểu đường có thể sẽ giảm ham muốn tình dục, yếu cơ và rối loạn cương dương. Đối với nữ giới bị tiểu đường dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, da ngứa và khô, bị nấm men đường sinh dục.

1.3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Khám bệnh tiểu đường là việc cần thiết vì bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm để điều trị tích cực thì rất dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như:

Tiểu đường nếu không điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm

Tiểu đường nếu không điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm

- Mắc bệnh đột quỵ, tim mạch.

- Dây thần kinh ngoại biên chịu tổn thương.

- Mắc bệnh lý ở thận.

- Mắt bị tổn thương: thị lực giảm sút, bị bệnh võng mạc.

- Chân dễ bị tổn thương như: nhiễm trùng, vết loét không lành, dễ phải cắt cụt chân.

- Da có vấn đề: nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn.

- Bị trầm cảm.

- Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh nhưng quá trình mang thai và sinh nở tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé như: nguy cơ sinh mổ cao, hạ đường huyết sơ sinh, thai lưu, tiền sản giật,...

2. Khám bệnh tiểu đường - những điều cần lưu ý

2.1. Vì sao nên khám bệnh tiểu đường?

Khám bệnh tiểu đường là việc nên làm bởi có một thực tế không thể phủ nhận là ngày càng có nhiều người mắc căn bệnh này và bệnh để lại nhiều biến chứng xấu như đã kể ở trên. Đặc biệt trong đó, biến chứng tim mạch là nguyên nhân hàng đầu khiến cho bệnh nhân tiểu đường tử vong.

2.2. Khám chuyên khoa gì?

Tiểu đường là bệnh thuộc chuyên khoa Nội tiết nên nếu muốn khám bệnh tiểu đường thì nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa này để việc chẩn đoán và điều trị đạt được hiệu quả cao nhất. Khám đúng bác sĩ chuyên khoa Nội tiết và điều trị đúng phác đồ của bác sĩ cũng sẽ giúp người bệnh kiểm soát bệnh nhanh chóng đồng thời hạn chế được các biến chứng âm thầm của bệnh. 

2.3. Trước khi khám cần chuẩn bị những gì?

Trước khi khám bệnh tiểu đường cần:

- Nhịn ăn uống tối thiểu 8 giờ trước khi lấy mẫu máu làm xét nghiệm, có thể uống nước lọc bình thường.

- Tránh mặc quần áo có nút hoặc đeo trang sức bằng kim loại để đo điện tâm đồ vì nó dễ gây nhiễu.

2.4. Các loại xét nghiệm cần thực hiện để xác định bệnh tiểu đường

Tầm soát bệnh tiểu đường định kỳ hàng năm là việc nên làm để phát hiện sớm bệnh lý này. Các xét nghiệm cơ bản có thể xác định dấu hiệu sớm cũng như dự báo nguy cơ mắc bệnh trong tương lai gồm:

Khách hàng tại MEDLATEC đều được bác sĩ giải thích cặn kẽ quy trình khám bệnh tiểu đường

Khách hàng tại MEDLATEC đều được bác sĩ giải thích cặn kẽ quy trình khám bệnh tiểu đường

- Xét nghiệm HbA1C

Đây là loại xét nghiệm được thực hiện để đo mức đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng vừa qua. Nếu kết quả là 5.7 - 6.4% thì đây là dấu hiệu tiền tiểu đường, từ 6.5% trở lên chứng tỏ bị tiểu đường.

- Xét nghiệm đường huyết khi đói

Xét nghiệm được thực hiện sau ăn 8 giờ hoặc vào buổi sáng ngày hôm sau. Kết quả cho mức đường huyết 100 - 125 mg/ dL chứng tỏ tiền tiểu đường, từ 126 mg/ dL trở đi là mắc tiểu đường.

- Xét nghiệm dung nạp glucose

Thực hiện xét nghiệm này giúp đo lường lượng đường ở trong máu trước và sau khi người được xét nghiệm uống loại chất lỏng chứa glucose. Trước khi xét nghiệm cần nhịn ăn khoảng 8 tiếng sau đó uống chất lỏng và lần lượt tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu vào các khung 1 - 2 - 3 giờ sau đó.

Kết quả cho thấy lượng đường huyết khoảng 140 - 199 mg/ dL là tiền tiểu đường, 200 mg/ dL trở lên là bị tiểu đường.

- Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Xét nghiệm này giúp đo lượng đường huyết ở thời điểm kiểm tra và có thể làm bất cứ lúc nào mà không cần nhịn ăn. Kết quả đường huyết từ 200 mg/ dL trở lên là bị tiểu đường.

- Xét nghiệm sàng lọc Glucose

Việc thực hiện xét nghiệm giúp đo lượng đường huyết tại thời điểm được kiểm tra. Theo đó, người được xét nghiệm sẽ uống một loại chất lỏng chứa Glucose và 1 giờ sau đó được lấy máu lấy để kiểm tra lượng đường huyết. Nếu kết quả vượt mức 140 mg/ dL thì cần thực hiện kiểm tra dung nạp Glucose.

Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín về xét nghiệm tại Việt Nam. Bệnh viện sở hữu Trung tâm Xét nghiệm với hệ thống thiết bị y khoa nhập khẩu hoàn toàn từ các nước có nền y tế hiện đại cùng đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên viên, bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi và kinh nghiệm lâu năm. Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC còn là phòng Lab duy nhất ở nước ta đang được cấp đồng thời 2 chứng chỉ quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP.

Quý khách có nhu cầu khám bệnh tiểu đường hoặc xét nghiệm kiểm tra đường huyết tại nhà vì bận rộn không có thời gian đến bệnh viện thăm khám có thể liên hệ số điện thoại 1900 56 56 56 để đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm hoặc tìm hiểu cụ thể về quy trình khám cũng như các vấn đề liên quan. Tại đây, các Tổng đài viên của bệnh viện làm việc 24/7 nên sẽ kịp thời giải đáp mọi vấn đề mà quý khách quan tâm.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp