Loét bao tử hay loét dạ dày có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Cùng tham khảo cách nhận biết và phương pháp điều trị trong bài viết sau.
07/12/2022 | Bao tử có vai trò chức năng gì và những bệnh thường gặp 23/11/2022 | Nhận biết một số triệu chứng đau bao tử thường gặp 26/10/2022 | Tổng hợp những cách trị đau bao tử siêu đơn giản và an toàn tại nhà 05/03/2022 | Các món ăn tốt cho người bị loét bao tử không nên bỏ qua
1. Loét bao tử do những nguyên nhân nào?
- Khi niêm mạc bao tử hay dạ dày bị sưng viêm, tổn thương có thể hình thành vết loét được gọi là loét bao tử hay viêm loét dạ dày. Bệnh có thể được chia thành 2 loại:
Bao tử bị viêm loét có biểu hiện sưng đỏ
+ Viêm dạ dày cấp: Những tổn thương ở vùng niêm mạc dạ dày như hiện tượng sưng, viêm xảy ra kèm theo những cơn đau dữ dữ dội và thường đau theo từng đợt ngắn.
+ Viêm dạ dày mạn tính: Những trường hợp này, vết loét ở dạ dày thường gây ra những cơn đau âm ỉ và diễn ra trong thời gian dài.
- Một số nguyên nhân gây bệnh như sau:
Khuẩn HP là một trong những tác nhân gây bệnh tại dạ dày
+ Vi khuẩn HP
Đây là nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến viêm loét dạ dày. Khuẩn HP tấn công dạ dày bằng cách tiết ra chất độc khiến lớp niêm mạc bị viêm loét.
+ Chế độ ăn uống không khoa học: Chẳng hạn như thói quen ăn quá no, bỏ bữa, ăn đêm, ăn quá nhanh, không nhai kỹ, đi nằm khi vừa ăn xong, ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, các loại thực phẩm cay nóng,…
+ Lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính trạng viêm loét dạ dày.
+ Căng thẳng kéo dài: Đây cũng là một yếu tố tác động rất xấu đến sức khỏe và trong đó bao gồm cả các bệnh về dạ dày, nhất là tình trạng viêm loét. Khi bạn gặp căng thẳng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu và làm rối loạn quá trình tiêu hóa, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Lúc này, vi khuẩn HP cũng có thêm điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào dạ dày và gây bệnh.
+ Lạm dụng bia rượu cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, trong đó, bao gồm cả những cơn đau dạ dày.
+ Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ bị loét bao tử cao hơn những đối tượng khác.
2. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh loét bao tử
Khi bị loét bao tử, bệnh nhân có thể xuất hiện những biểu hiện như sau:
- Đau vùng thượng vị: Tùy vào từng trường hợp viêm loét mà những cơn đau có thể ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, cơn đau có thể xảy ra bất cứ khi nào.
- Thường xuyên nôn nao, buồn nôn.
- Chán ăn, ăn không ngon.
- Rối loạn tiêu hóa chẳng hạn như tình trạng táo bón hay tiêu chảy.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân vì khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém.
- Mất ngủ do những cơn đau dạ dày và các triệu chứng như ợ nóng,…
3. Cách điều trị bệnh loét bao tử
Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng bệnh thì rất khó để đưa ra những chẩn đoán bệnh chính xác. Do đó, người bệnh thường được chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán bệnh như nội soi dạ dày, test hơi thở,…
Sau khi đã có đủ dữ liệu để kết luận về bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị theo những phương pháp phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể:
- Điều trị loét bao tử theo đơn thuốc của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được kê đơn là thuốc kháng sinh, thuốc ức chế proton, thuốc kháng thụ thể H2, thuốc trung hòa acid,… Tùy vào từng bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc để đảm bảo an toàn và tránh để tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Phẫu thuật: Nếu những phương pháp điều trị nội khoa không mang lại tác dụng, bác sĩ sẽ cân nhắc về phương pháp phẫu thuật. Trường hợp bệnh nhân đã xảy ra những biến chứng nặng như chảy máu, thủng dạ dày,… cũng cần can thiệp phẫu thuật.
Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Dù điều trị loét bao tử bằng phương pháp nội khoa hay phẫu thuật, bệnh nhân cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất.
+ Những thực phẩm nên ăn:
-
Rau củ quả tươi và sạch: Đây là những thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe, nhất là các cơ quan tiêu hóa.
-
Trứng và sữa: Những loại thực phẩm này có tác dụng trung hòa trung hòa acid trong dạ dày.
-
Các loại tinh bột như khoai, cơm, bánh mì,…
-
Dầu thực vật.
-
Cần bổ sung đủ nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa luôn hoạt động nhịp nhàng.
+ Những thực phẩm không nên ăn:
-
Hạn chế tối đa các loại đồ ăn nhanh, những món ăn chứa nhiều dầu và đồng thời không nên ăn quá mặn.
-
Không nên ăn các loại trái cây chua như cóc, xoài, mận,… nhất là khi bụng đang đói.
-
Cần tránh những thực phẩm có chứa cồn và chất kích thích.
-
Nên tránh những loại gia vị mạnh như ớt, hạt tiêu.
-
Kiêng hút thuốc lá.
Kiểm soát căng thẳng để phòng tránh loét bao tử
Trong quá trình chế biến đồ ăn, bạn cũng nên lưu ý những điều sau: Lựa chọn những thực phẩm đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch trước khi chế biến, nên ăn chín uống sôi, chế biến theo phương pháp hầm, luộc, hạn chế chiên, xào, không nên ăn đồ ăn đã để quá lâu,…
Để phòng tránh bệnh loét bao tử bạn nên kiểm soát căng thẳng tốt, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thể dục, không lạm dụng thuốc giảm đau, giảm viêm.
Các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám ngay khi có những dấu hiệu đau bao tử nghiêm trọng. Hiện nay với sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại, bệnh có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp.
Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, để các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hướng dẫn và tư vấn chi tiết hơn cho bạn.