U mỡ là một bệnh lý liên quan đến sự tích tụ chất béo ở vùng dưới da, theo thời gian tạo thành những khối u. Các khối u mỡ thường dễ xuất hiện ở những vùng như cánh tay, đùi, cổ, vai, lưng. Mặc dù, phần lớn các khối u mỡ được đánh giá là lành tính nhưng trường hợp u mỡ tái phát có nguy hiểm không?
01/10/2021 | Dấu hiệu mỡ máu cao và kiểm tra mỡ máu thì làm xét nghiệm gì? 12/08/2021 | Có nên lấy mỡ thừa mí mắt không và chăm sóc sau khi thực hiện 19/03/2020 | U mỡ là gì, ý nghĩa của phương pháp siêu âm u mỡ
1. Sơ lược về bệnh u mỡ
Trước khi giải đáp u mỡ tái phát có nguy hiểm không, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về bệnh lý này. Thực tế, u mỡ được mô tả là tình trạng một lớp chất béo được tích tụ lâu ngày dẫn đến phồng lên dưới da. Nhiều bệnh nhân có tâm lý chủ quan khi cho rằng khối u mỡ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khối u mỡ cũng lành tính. Do đó, người bệnh cần phải theo dõi, thăm khám và điều trị bệnh để giảm thiểu nguy cơ tái phát sau này.
Tổng quan về bệnh u mỡ
Ở giai đoạn đầu, tình trạng u mỡ thường ít gây đau đớn cho bệnh nhân nên nhiều người thường ỷ lại, không quan tâm đến bệnh lý của mình. Sau một thời gian khối u phát triển quá lớn và bắt đầu đè lên một số dây thần kinh xung quanh, gây ra những cơn đau. Ngoài ra, những khối u có nhiều mạch máu bên trong cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân cảm nhận cơn đau rõ rệt hơn.
Theo bác sĩ, kích thước của khối u còn tùy thuộc vào vị trí xuất hiện cũng như tuổi tác của bệnh nhân. Ngoài ra, các khối u mỡ chủ yếu xuất hiện ở tổ chức dưới da và ít gặp hơn ở tổ chức nội tạng. Về hình dạng, khối u mỡ có dạng hình tròn, có thể chuyển động. Khi mắc bệnh, cơ thể bệnh nhân có thể xuất hiện một khối u (hay còn gọi là u mỡ đơn) hoặc nhiều khối u (hay còn gọi là u mỡ da). Trong đó, kích thước của khối u thường hiếm khi vượt quá 8cm.
2. Nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ
Theo bác sĩ, đến thời điểm hiện tại trong lĩnh vực y khoa vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của bệnh u mỡ. Tuy nhiên, dựa vào kết quả của nhiều bài nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Do đó, bệnh u mơ có thể nảy sinh ở các mối quan hệ huyết thống như ông bà, ba mẹ, con cái. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh như:
Bệnh u mỡ nảy sinh do những nguyên nhân nào?
-
Độ tuổi: mặc dù bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào trong độ tuổi trưởng thành nhưng phần lớn các bệnh nhân thường ở tuổi trung niên (khoảng 40 - 60 tuổi). Trong đó, nữ giới mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn.
-
Bệnh lý khác: người mắc phải những bệnh lý như hội chứng Gardner, hội chứng Cowden thường có nguy cơ cao bị u mỡ.
3. U mỡ tái phát có nguy hiểm không và các giải pháp điều trị
Khá nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng u mỡ tái phát có nguy hiểm không? Theo chia sẻ của bác sĩ, khả năng tái phát bệnh u mỡ sau khi phẫu thuật thường chiếm tỷ lệ rất thấp. Ngoài ra, u mỡ cũng là một căn bệnh lành tính nên không phải bệnh nhân nào cũng cần điều trị. Trong trường hợp khối u phát triển quá lớn và có biểu hiện gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ khối u mỡ.
U mỡ tái phát có nguy hiểm không?
Trong y khoa, khối u mỡ thường được loại bỏ với phương pháp hút mỡ nhưng hình thức điều trị này thường không thể loại bỏ hoàn toàn u mỡ tồn tại dưới da. Bên cạnh đó, trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ cần phải xác định chính xác khối u mỡ hoàn toàn không phải là dạng u áp xe, u nang hoặc u thư mô mỡ. Việc nhận dạng nhầm khối u không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật mà còn gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc cho bệnh nhân về sau.
4. Phẫu thuật u mỡ khi nào?
Ngoài thắc mắc u mỡ tái phát có nguy hiểm không thì bạn đọc còn muốn tìm hiểu về giải pháp phẫu thuật u mỡ. Thực tế, phần lớn các khối u mỡ đều lành tính nên bệnh nhân có thể không cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, với những trường hợp khối u phát triển với nhiều biểu hiện bất thường thì bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định làm sinh thiết cùng với một số xét nghiệm khác để bác sĩ có thể xác định được khối u mỡ là u ác tính hay lành tính.
Trong trường hợp khối u mỡ phát triển quá lớn, vị trí xuất hiện nằm sâu phía dưới mô mỡ, người bệnh cần tiến hành kiểm tra thêm bằng một số phương pháp khác. Điển hình như siêu âm, sinh thiết mẫu, CT scan, MRI,… những xét nghiệm này giúp bác sĩ có thêm cơ sở để không bị nhầm lẫn khối u mỡ và ung thư tế bào mỡ. Vậy khi nào bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u mỡ? Theo bác sĩ, người bệnh sẽ được phẫu thuật nếu mắc phải một trong những trường hợp sau đây:
Phẫu thuật u mỡ khi kích thước quá lớn
-
Phần da có biểu hiện phủ lên phần u mỡ bị viêm.
-
Khối u mỡ có nhiều mạch máu bên trong hoặc sự phát triển của chúng đè lên dây thần kinh khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn nhiều.
-
Kích thước khối u mỡ phát triển lớn hơn 5cm hoặc tiến triển nhanh, gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ hoặc các hoạt động sinh hoạt đời sống của bệnh nhân.
5. Những lưu ý sau khi phẫu thuật
Để vết mổ và sức khỏe nhanh chóng hồi phục sau phẫu thuật, bệnh nhân và người thân cần phải lưu ý một số vấn đề trong thời gian chăm sóc hậu phẫu. Ngoài giải đáp thắc mắc u mỡ tái phát có nguy hiểm không, bác sĩ còn nhắc nhở bệnh nhân nên quan tâm, theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và xây dựng đời sống lành mạnh để phòng ngừa tái phát.
5.1. Chăm sóc sau phẫu thuật
Thực tế, sau khi cắt bỏ khối u mỡ, bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn uống bình thường mà không cần phải ăn kiêng. Tuy nhiên, người thân và bệnh nhân nên lưu ý vệ sinh vết thương sạch sẽ để tránh trường hợp nhiễm trùng. Bên cạnh đó, người bệnh nên tái khám theo chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ dẫn đến biến chứng về sau. Một vài biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật khối u mỡ như tụ máu sau mổ, chảy máu sau mổ, nhiễm trùng vết mổ, tụ dịch.
Vệ sinh vết thương sau mổ để tránh nhiễm trùng
5.2. Những lưu ý giúp hạn chế diễn tiến của u mỡ
Mặc dù khả năng tái phát khối u mỡ sau khi mổ chiếm tỷ lệ rất thấp nhưng mọi người cũng không nên chủ quan. Để bảo vệ sức khỏe của mình, bệnh nhân nên lưu ý một số điều sau đây:
-
Bệnh nhân nên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình bằng cách kiểm tra vị trí từng bị u mỡ có triệu chứng bất thường hay không.
-
Nếu nhận thấy vùng phẫu thuật u mỡ có biểu hiện sưng, đỏ, khi sờ vào có cảm giác ấm thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra sớm.
-
Đảm bảo tái khám theo chỉ định của bác sĩ để dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
-
Luôn tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt không tự ý bỏ thuốc hoặc sử dụng thuốc khác mà không có sự tham khảo, cho phép của bác sĩ.
Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn giải đáp thắc mắc u mỡ tái phát có nguy hiểm không? Ngoài ra, bạn đọc còn được gợi ý về các phương pháp điều trị, cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật,... Hy vọng, qua bài viết này các bạn sẽ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình và luôn tích cực điều trị khi mắc bệnh.