Tất cả mẹ bầu được khuyến cáo nên chủ động làm xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi để phát hiện sớm các bất thường và can thiệp hiệu quả. Một trong các xét nghiệm sàng lọc này là xét nghiệm Triple Test - bộ đôi với xét nghiệm Double Test. Song nhiều mẹ bầu chưa nắm rõ xét nghiệm Triple Test là gì? Nên thực hiện khi nào?
14/11/2020 | Tìm hiểu các phương pháp sàng lọc sơ sinh 29/07/2020 | Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh tại nhà MEDLATEC với độ chính xác cao 25/07/2020 | Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh - bảo vệ sức khỏe trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời
1. Xét nghiệm Triple Test là gì?
Xét nghiệm Triple Test hay còn gọi là xét nghiệm bộ 3 dựa trên phân tích máu mẹ để định lượng 3 nhóm chất:
Tất cả thai phụ được khuyến cáo nên xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi
Nồng độ 3 chất này tăng hay giảm sẽ cho biết nguy cơ thai nhi xuất hiện các bất thường bẩm sinh. Do xét nghiệm này thực hiện trên máu mẹ, kết quả nhanh (1 giờ 30 phút) nên được nhiều mẹ bầu lựa chọn và thực hiện.
Tuy nhiên kết quả xét nghiệm chỉ phản ánh đúng khi mẹ bầu thực hiện ở tuần thai thứ 15 - 20, chính xác hơn ở tuần thai thứ 16 - 18. Tất cả thai phụ đều được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi. Đặc biệt các trường hợp nguy cơ cao cần được xét nghiệm:
-
Gia đình đã từng có tiền sử dị tật bẩm sinh.
-
Thai phụ lớn tuổi (trên 35).
-
Nhiễm 1 số virus có thể gây dị tật trong thời gian mang thai.
-
Thai phụ sử dụng chất kích thích hoặc thuốc có nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi.
-
Thai phụ sống hoặc làm việc trong môi trường độc hại.
Thai phụ nguy cơ cao cần làm xét nghiệm Triple Test kết hợp Double Test
Để đưa ra chẩn đoán chính xác nguy cơ dị tật thai nhi, cần xem xét cả kết quả xét nghiệm lẫn các yếu tố khác như: tuổi mẹ, tiền sử bệnh lý, cân nặng, chiều cao, mang đơn hay đa thai, tuổi thai, tiền sử bệnh lý,…
2. Xét nghiệm Triple Test và Double Test có gì khác nhau?
Ngoài nắm được xét nghiệm Triple Test là gì, bạn cũng cần phân biệt được xét nghiệm này với các xét nghiệm sàng học khác, đặc biệt là Double Test.
Triple Test và Double Test được gọi là bộ đôi xét nghiệm sinh hóa sàng lọc dị tật thai nhi liên quan đến di truyền, rối loạn nhiễm sắc thể. Hai xét nghiệm này đều đưa ra kết quả là thai nhi có nguy cơ cao hay nguy cơ thấp bị dị tật, từ đó có thể xem xét theo dõi hoặc chăm sóc phù hợp. Hai xét nghiệm này có độ chính xác khoảng 90%, còn phụ thuộc vào số lượng thai, tuổi thai,…
Một số điểm khác nhau nổi bật giữa xét nghiệm Triple Test và Double Test như sau:
2.1. Thời điểm thực hiện
Khi thai nhi được 11 - 13 tuần tuổi thì nên thực hiện xét nghiệm Double Test, trong đó, kết quả chính xác nhất là khi làm vào tuần thai 12.
Xét nghiệm Triple Test nên thực hiện ở tuần thai 16 - 18
Xét nghiệm Triple Test được thực hiện sau xét nghiệm Double Test, khoảng từ tuần thai thứ 15 - 20, tốt nhất là mốc 16 - 18 tuần.
2.2. Khả năng sàng lọc
Xét nghiệm Double Test giúp sàng lọc nguy cơ mắc hội chứng rối loạn di truyền ở thai nhi bao gồm:
Xét nghiệm Triple Test giúp sàng lọc:
3. Xét nghiệm Triple Test bất thường có sao không?
Các trường hợp kết quả bất thường là:
-
Nồng độ AFP tăng cho thấy thai nhi có thể bị vô sọ (thiếu 1 phần não), dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, các trường hợp xác định tuổi thai không chính xác cũng khiến nồng độ AFP cao.
-
Nồng độ AFP giảm kết hợp nồng độ estriol và hCG bất thường, thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down hoặc Edward hoặc các bất thường nhiễm sắc thể khác.
Xác định sai tuổi thai có thể làm giảm tính chính xác của kết quả xét nghiệm
Như đã chia sẻ ở trên, xét nghiệm Triple Test là xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh của thai nhi, vì thế dù kết quả bất thường nhưng không chắc chắn thai nhi thực sự bị dị tật, thông thường bác sĩ sẽ phải chỉ định thêm sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối để chẩn đoán chính xác.
Độ chính xác của xét nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi thai, kỹ thuật xét nghiệm và điều kiện máy móc, trang thiết bị. Vì thế, hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm, đảm bảo kết quả chính xác, hạn chế trường hợp chọc ối oan.
Ngày nay, khi xét nghiệm Triple Test bất thường, mẹ bầu có thể lựa chọn xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT để kiểm tra chuyên sâu hơn. Đây là xét nghiệm sàng lọc trước sinh mới, độ chính xác đạt tới 99% nên có thể giảm trường hợp chọc ối không cần thiết. Hơn nữa, phương pháp NIPT có thể thực hiện từ sớm (tuần thai thứ 10 trở đi nên các mẹ đã thực hiện xét nghiệm này không cần làm thêm xét nghiệm Double Test hay Triple Test nữa.
Tuy nhiên chi phí xét nghiệm NIPT hiện tại khá cao nên xét nghiệm Triple Test vẫn phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều mẹ bầu. Hiện nay, cả ba xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi này đều được Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thực hiện theo nguyện vọng của thai phụ và gia đình.
Với uy tín của đơn vị xét nghiệm hàng đầu cả nước, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đã giúp nhiều mẹ bầu an tâm, phát hiện sớm bất thường và can thiệp. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia sản phụ khoa giàu kinh nghiệm sẽ đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất, đưa ra lời khuyên chăm sóc hợp lý để mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh trọn vẹn.
Bên cạnh đó, Bệnh viện còn áp dụng bảo lãnh viện phí cho đa dạng các thẻ bảo hiểm như Bảo Việt, Manulife, PVI,... giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho bệnh nhân.
Thai phụ nên chủ động thực hiện xét nghiệm Triple Test ở tuần thai thứ 15 - 20. Hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 nếu cần tư vấn thêm về xét nghiệm Triple Test là gì cũng như các vấn đề sức khỏe thai kỳ.