Bệnh sởi là căn bệnh phổ biến mà có thể nhiều người đã biết đến. Với những bà mẹ nuôi con thì căn bệnh này còn khiến họ quan tâm hơn nữa. Vậy cách tốt nhất để phát hiện bệnh chính là chúng ta thực hiện xét nghiệm sởi.
07/05/2019 | Mẫu xét nghiệm chẩn đoán bệnh sởi 01/05/2019 | Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh Sởi
Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Người lớn cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Theo thống kê, từ 25-50% số người tiếp xúc với virus và bị nhiễm bệnh mà không có triệu chứng lâm sàng gì.
1. Sởi và xét nghiệm sởi là gì?
Sởi là một virus của hệ hô hấp, là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan. Có thể lây qua đường tiếp xúc nước bọt hoặc chất nhầy bị nhiễm virus.
Sởi là bệnh thường xuyên xảy ra và có tỷ lệ lây nhiễm cũng như tử vong cao. Hiện nay, đã có chương trình tiêm chủng mở rộng nên tỷ lệ những người mắc bệnh sởi cũng thuyên giảm đáng kể.
Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, ít mắc ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, và người lớn cũng có nguy cơ nhiễm bệnh nếu như không chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt.
Xét nghiệm sởi có thể sử dụng bệnh phẩm máu để phát hiện kháng thể IgG hoặc IgM, cũng có thể sử dụng các bệnh phẩm đường hô hấp như dịch phết họng, dịch tỵ hầu để làm xét nghiệm PCR phát hiện trực tiếp virus sởi ký sinh ở đường hô hấp.
Trẻ em thường mắc bệnh sởi và nên được thực hiện xét nghiệm sởi để chẩn đoán đúng bệnh
2. Các triệu chứng của bệnh sởi
Bệnh sởi thường có triệu chứng bắt đầu từ ngày 16 đến ngày 18 sau khi bị phơi nhiễm. Thông thường, bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn và mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng khác nhau.
- Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn này thường kéo dài từ 10 đến 12 ngày kể từ khi bị nhiễm virus gây bệnh đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên. Trong giai đoạn này thường không có biểu hiện gì đặc biệt của bệnh.
- Giai đoạn tiền triệu
Thường kéo dài từ 5 đến 15 ngày và được đặc trưng bởi các dấu hiệu như: sốt, ho khan, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt. Những triệu chứng này xảy ra trước khi nội ban xuất hiện. Nội ban là hay hạt Koplik là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh, thường xuất hiện ở khẩu cái cứng hoặc khẩu cái mềm (vòm họng).
Đôi khi, ở giai đoạn này có thể được biểu hiện bằng sốt cao, co giật, thậm chí là viêm phổi.
- Giai đoạn phát ban
Đây là giai đoạn điển hình của bệnh. Ban thường xuất hiện ở chân tóc, mặt, sau đó lan nhanh xuống phía dưới trong 24 đến 28 giờ.
Ban nổi trên bề mặt da, sờ mịn, không đau, không hoặc ngứa ít, không có mủ. Sau đó ban lan đến chân và giảm sốt nếu không có biến chứng. Dấu hiệu này cũng mất dần đi và tuần tự theo thứ tự chúng đã xuất hiện. Sau khi ban mất đi, chỉ còn những dấu màu sậm lốm đốm trên da.
Phát ban là một trong những biểu hiện của bệnh sởi
3. Biến chứng của bệnh sởi
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm tai giữa.
- Viêm phổi nặng: thời điểm xuất hiện bệnh thông thường sẽ muộn hơn sau khi phát ban. Có thể khiến bệnh nhân khó thở, sốt cao, nhiễm trùng nặng, bạch cầu tăng,...
- Viêm não – màng não: đây là biến chứng thần kinh, có thể gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng về sau. Các biểu hiện bao gồm: sốt cao, co giật, liệt nửa người, liệt dây thần kinh, rối loạn ý thức hay thậm chí là hôn mê.
- Biến chứng tiêu hóa: xuất hiện các tình trạng như hơi thở có mùi hôi thối, viêm ruột với biểu hiện tiêu chảy nặng, viêm niêm mạc miệng.
- Loét giác mạc: có thể gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A. Nếu tình trạng nặng có thể khiến bệnh nhân bị mù vĩnh viễn.
- Suy dinh dưỡng hậu sởi.
- Phụ nữ mang thai bị bệnh sởi có thể khiến sảy thai, sinh non.
Mẹ cần thực hiện sớm các xét nghiệm sởi cho bé để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng
4. MEDLATEC – địa chỉ xét nghiệm sởi tin cậy
Bệnh sởi là bệnh dễ lây nhiễm và để lại hậu quả nặng nề nếu có biến chứng xảy ra. Vì vậy khi phát hiện dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần được đi khám và xét nghiệm sởi ngay để được điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tin cậy được nhiều người lựa chọn để khám và chữa bệnh. Hiện MEDLATEC có triển khai xét nghiệm sởi 24/7 gồm:
- Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu sởi IgM (measles – specific IgM) huyết thanh ở giai đoạn cấp (thường xuất hiện từ 3 đến 5 ngày sau khi phát ban) bằng phương pháp miễn dịch enzyme (ELISA).
- Đối với IgM nếu lấy máu trong 3-5 ngày đầu khi phát ban có thể cho kết quả âm tính. Nên cần xét nghiệm máu lần 2 để có thể khẳng định tình trạng bệnh.
- Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn sau phát ban và có thể kéo dài suốt đời phụ thuộc vào hệ miễn dịch của từng cá nhân. Kháng thể IgG (+) khi hiệu giá kháng thể IgG tăng >=4 lần ở 2 mẫu huyết thanh liên tiếp cách nhau 2 tuần.
- Xét nghiệm dịch tiết tỵ - hầu, dịch phết niêm mạc má bằng kỹ thuật real – time RT-PCR để chẩn đoán sởi. Thời gian lấy mẫu từ 0-5 ngày kể từ khi phát ban. Phương pháp này có thể phát hiện sớm, cho độ nhầy, độ đặc hiệu 100%. Phương pháp này cũng không cần lấy máu nên rất thích hợp cho trẻ nhỏ.
Có rất nhiều địa chỉ chúng ta có thể lựa chọn để thực hiện xét nghiệm sởi cho chính mình hoặc người thân. Nhưng MEDLATEC vẫn luôn là cơ sở y tế đáng tin cậy. Bởi nơi đây có những trang thiết bị y tế hiện đại nhất, được nhập khẩu 100%, nên cho ra kết quả chính xác và nhanh chóng.
Không chỉ vậy, chuyên khoa xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012, quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm vào độ chính xác của kết quả khi nhận được.
MEDLATEC có trang thiết bị y tế hiện đại để cho ra kết quả nhanh và chính xác khi bệnh nhân xét nghiệm sởi
Bên cạnh đó, MEDLATEC không thể thiếu những chuyên gia đầu ngành, là những vị bác sĩ vừa có chuyên môn giỏi, vừa lâu năm kinh nghiệm, lại tận tình với bệnh nhân. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh sởi, nên đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán đúng và đưa ra liệu pháp điều trị kịp thời. Bệnh sởi nếu không được chữa trị có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy mọi người không nên chủ quan với sức khỏe của mình.
Ngoài những biện pháp phòng tránh bệnh sởi thì xét nghiệm sởi cũng là một biện pháp quan trọng. Thực hiện xét nghiệm để chắc rằng bạn không bị sởi và có kế hoạch bảo vệ sức khỏe cho mình. Nếu có bệnh thì cần phương hướng điều trị kịp thời và tốt nhất.