Công nghệ xét nghiệm mới tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giúp phát hiện nhanh chóng, chính xác 9 tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Viện Da liễu Trung ương, có hơn 300.000 ca mắc mới các bệnh lây truyền tình dục trong năm 2015, tuy nhiên con số thực tế có thể lên tới 1-2 triệu ca mỗi năm.
Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: Chlamydia, Lậu, Giang mai, HPV, HSV… Bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không điều trị thích hợp, để tình trạng viêm nhiễm kéo dài như viêm tiểu khung (PID – Pelvic Inflamatory Disease), nguy cơ chửa ngoài tử cung, vô sinh do viêm vòi trứng...
Các đối tượng mắc một nguyên nhân gây STI cũng tăng nguy cơ mắc các nguyên nhân khác. Vì vậy việc phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh rất quan trong cho điều trị và phòng ngừa lây nhiễm, đặc biết đối với đối tượng phụ nữ có thai, các đối tượng nguy cơ cao như mại dâm, đồng giới…
Các hội chứng thường gặp
- Hội chứng tiết dịch âm đạo: là một hội chứng lâm sàng thường gặp mà người bệnh có dịch âm đạo (khí hư), kèm theo ngứa, đau rát vùng sinh dục, đái khó… Nguyên nhân thường gặp do nấm men candida, trùng roi (Trichomonas vaginalis), vi khuẩn gây viêm âm đạo (đặc biệt là Gardnerella vaginalis), lậu cầu gây viêm ống cổ tử cung ngoài/niệu đạo và Chlamydia Trachomatis.
- Hội chứng tiết dịch niệu đạo ở nam giới: biểu hiện có dịch/mủ chảy từ lỗ niệu đạo ở nam giới, kèm theo các triệu chứng khác như đái khó, đái buốt. Căn nguyên gây bệnh thường gặp gồm có Lậu cầu khuẩn, Chlamydia Trachomatis, Mycoplasma genitalium, Ureaplasma realyticum/parvum.
- Hội chứng loét sinh dục: là tình trạng có các vết loét ở vùng sinh dục, hậu môn, nguyên nhân gây bệnh hay gặp bao gồm herpes sinh dục (HSV), giang mai và hạ cam.
- Hội chứng đau bụng dưới: các nguyên nhân gây đau bụng dưới thường liên quan đến các bệnh lý viêm tiểu khung (PID), chủ yếu do các nguyên nhân như Lậu, nhiễm Chlamydia Trachomatis, vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn Gram (-) và liên cầu. Đau có thể cấp hoặc mạn tính kèm theo các triệu chứng tiết dịch âm đạo, chảy máu khi giao hợp và sốt.
Xét nghiệm phát hiện 9 tác nhân lây truyền qua đường tình dục (STD9)
Để đáp ứng nhu cầu rất lớn trong việc phát hiện sớm và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã ứng dụng kĩ thuật Multiplex PCR có thể phát hiện được nhanh chóng sự có mặt của các tác nhân vi sinh: Chlamydia Trachomatis, Lậu cầu (Nesseria Gonorrhoeae), Herpes simplex virus 1, Herpes simplex virus 2, Trichomonas vaginalis, Gardnerella vaginalis, Mycoplasma genitalium, Ureaplasma parvum, Ureaplasma urealyticum. Đây là các tác nhân thường gặp gây nên các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục ở cả hai giới.
Hình ảnh hệ thống máy thực hiện xét nghiệm
Bảng sau mô tả mối liên quan giữa các hội chứng bệnh và các căn nguyên gây bệnh mà phương pháp xét nghiệm này có thể phát hiện:
Hội chứng
|
Bệnh
|
Tác nhân
|
Loại tác nhân
|
Loét sinh dục
|
Herpes
|
Herpes simplex virus (HSV)
|
Virus
|
Bệnh u hạt bạch huyết hoa liễu (hay còn gọi là bệnh hột soài) (Lymphogranu loma Venereum - LGV)
|
Chlamydia trachomatis
|
Vi khuẩn
|
Hội chứng tiết dịch niệu đạo và âm đạo
|
Viêm âm đạo do vi khuẩn
|
Gardnerella vaginalis và một số vi khuẩn kỵ khí khác
|
Vi khuẩn
|
Trùng roi âm đạo
|
Trichomonas vaginalis
|
Đơn bào
|
Lậu
|
Neisseria gonorrhoeae
|
Vi khuẩn
|
Chlamydia
|
Chlamydia Trachomatis
|
Vi khuẩn
|
Viêm niệu đạo
|
Mycoplasma genitalium, Ureaplasma urealyticum/parvum
|
Vi khuẩn
|
a. Ý nghĩa xét nghiệm
- Xét nghiệm giúp xác định căn nguyên cụ thể gây ra từng bệnh lý khác nhau, từ đó các nhà lâm sàng có thể đưa ra được liệu pháp kháng sinh phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh, các biện pháp phòng tránh tái nhiễm và giảm thiểu nguy cơ lây bệnh. Việc phát hiện tác nhân gây bệnh ở đối tượng phụ nữ có thai cũng cho phép quản lý bệnh, tránh lây truyền bệnh cho con khi sinh.
- Xét nghiệm sử dụng kỹ thuật Multiplex PCR trên kit hóa chất thương mại đạt tiêu chuẩn IVD và CE để phát hiện các nguồn gốc DNA của vi sinh vật gây bệnh, với độ nhạy và độ đặc hiệu trên 90% trong việc phát hiện hầu hết các tác nhân, nồng độ DNA phát hiện 104 copies/ml đối với HSV1, 102 copies/ml với Trichomonas vaginalis và Gardnerella vaginalis, 103 copies/ml với các tác nhân còn lại.
Hình ảnh biểu đồ phân tích kết quả trên phần mềm RotoGene-Q series Software
b. Chỉ định
- Đối tượng có các triệu chứng nghi ngờ mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như: tiểu buốt, tiểu rắt, ra dịch âm đạo/niệu đạo bất thường, ngứa/rát, viêm loét vùng sinh dục, đau vùng chậu âm ỉ.
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
- Đối tượng nguy cơ cao: quan hệ tình dục không an toàn, thay bạn tình, nhiều bạn tình, bạn tình có triệu chứng nghi STI.
- Mắc một nguyên nhân khác gây STI.
c. Cách lấy mẫu bệnh phẩm và bảo quản
- Mẫu bệnh phẩm: Dịch âm đạo/niệu đạo (lấy bằng tăm bông vô khuẩn), nước tiểu đầu, mẫu phết trực tràng.
- Bảo quản: Đựng trong lọ vô khuẩn, 6-12h ở nhiệt độ phòng.
d. Các yếu tố ảnh hưởng
- Phương pháp sử dụng kỹ thuật PCR có độ nhạy cao để tìm nguồn gốc DNA của các tác nhân gây bệnh, do đó cần sử dụng các dụng cụ lấy mẫu vô khuẩn để tránh hiện tượng dương tính giả.
- Mẫu cần được vận chuyển sớm về Labo để tránh hiện tượng thoái hóa DNA, gây sai lệch kết quả. Trường hợp cần lưu mẫu trong thời gian lâu dài, có thể bảo quản mẫu ở nhiệt độ -20oC.
Tài liệu tham khảo
1. Sexually Transmitted Diseases Treatment Guidelines (2015), U.S. Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention.
2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (2013), Bộ Y tế.
Mọi thông tin chi tiết, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội | 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
Tổng đài: 1900 56 56 56
Website: medlatec.vn * Email: [email protected].
Fanpage: https:/www.facebook.com/BenhVienDaKhoaMedlatec/