Ngoài xét nghiệm máu tổng quát, còn nhiều loại xét nghiệm phân tích khác trên mẫu máu được chỉ định với từng trường hợp bệnh cụ thể. Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả còn tùy vào loại xét nghiệm, mục đích hay phương pháp phân tích.
08/03/2022 | Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu và hỗ trợ điều trị tại nhà 08/03/2022 | Rối loạn mỡ máu có gây nguy hiểm hay không và cách phòng tránh 07/03/2022 | Bệnh mạch máu não có nguy hiểm hay không?
1. Xét nghiệm máu và ý nghĩa
Xét nghiệm máu được chỉ chung cho các loại xét nghiệm phân tích trên mẫu máu tĩnh mạch dưới da, thường được lấy từ tĩnh mạch tay thông qua kim tiêm. Ngoài ra, các xét nghiệm trên mẫu máu lấy từ đầu ngón tay hoặc gót chân của trẻ cũng được gọi là xét nghiệm máu. Chi tiết hơn, xét nghiệm máu gồm rất nhiều loại phân tích các chỉ số khác nhau với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm phổ biến nhất
Xét nghiệm máu tổng quát là những xét nghiệm máu cơ bản nhất như: xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm viêm gan B, xét nghiệm HIV, xét nghiệm đường máu, mỡ máu, chức năng gan, chức năng thận,…
Mỗi chỉ số xét nghiệm máu lại có ý nghĩa khác nhau trong phản ánh tình trạng sức khỏe của con người, trong đó các xét nghiệm máu tổng quát chỉ ra nhiều bệnh lý nguy hiểm từ giai đoạn sớm chưa có triệu chứng. Cụ thể:
-
Xét nghiệm công thức máu, hay gọi là tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: giúp chẩn đoán các bệnh về máu, thiếu máu,…
Xét nghiệm máu phân tích nhiều chỉ số đánh giá sức khỏe
-
Xét nghiệm mỡ máu: xét nghiệm kiểm tra các chỉ số nồng độ cholesterol, LDL-C, HDL-C, Triglyceride trong máu để đánh giá nguy cơ mỡ máu cao, các bệnh lý và biến chứng tim mạch do mỡ máu.
-
Xét nghiệm đường máu: giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường.
-
Xét nghiệm HIV: Tìm kiếm và xác định sự có mặt của virus HIV, giúp phát hiện sớm bệnh khi không may mắc phải.
-
Xét nghiệm viêm gan B: Phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.
Ngoài ra, xét nghiệm máu còn rất nhiều ý nghĩa khác như chẩn đoán mang thai sớm, chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục,...
2. Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả?
Chắc rằng không ít bệnh nhân khi đi xét nghiệm máu băn khoăn không biết sau bao lâu nhận được kết quả. Thực tế, thời gian trả kết quả với từng loại xét nghiệm máu ở các cơ sở y tế là khác nhau, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục đích xét nghiệm, phương pháp và thiết bị thực hiện,…
Cụ thể như sau:
2.1. Thời gian trả kết quả phụ thuộc vào loại xét nghiệm máu
Thực tế có rất nhiều loại xét nghiệm máu, phổ biến như xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu,… Mỗi loại xét nghiệm sẽ phân tách định lượng các nhóm chất khác nhau trong máu, từ đó thời gian thực hiện xét nghiệm và trả kết quả cũng khác nhau.
Thời gian trả kết quả xét nghiệm phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm máu
2.2. Thời gian trả kết quả phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm máu
Cùng một loại xét nghiệm máu cũng có thể thực hiện theo các phương pháp khác nhau như xét nghiệm chuyên sâu, xét nghiệm thường quy,… Tùy từng trường hợp và yêu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp xét nghiệm phù hợp.
Hầu hết các xét nghiệm thường quy thường có kết quả sau 2-3h. Xét nghiệm chuyên sâu thực hiện phức tạp hơn nên thời gian trả kết quả cũng kéo dài hơn.
2.3. Thời gian trả kết quả phụ thuộc vào trang thiết bị thực hiện xét nghiệm
Đây cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến thời gian trả kết quả xét nghiệm máu, thực tế hiện nay thiết bị xét nghiệm đã ứng dụng nhiều công nghệ phân tích hiện đại, cho kết quả chính xác hơn trong thời gian ngắn hơn. Vì thế, thời gian xét nghiệm nói chung đã rút ngắn đi nhiều so với trước đây, độ chính xác cũng cao hơn.
Trang thiết bị xét nghiệm ở các cơ sở y tế là khác nhau, ngoài ra cũng phụ thuộc vào đội ngũ kỹ thuật viên, bác sĩ xét nghiệm cùng quy trình thủ tục. Để rút ngắn thời gian và đảm bảo kết quả chính xác, bệnh nhân nên lựa chọn xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín, ứng dụng công nghệ xét nghiệm hiện đại.
Thời gian trả xét nghiệm máu sẽ được thông báo khi bạn đăng ký dịch vụ
Như vậy, rất khó để trả lời chính xác xét nghiệm máu bao lâu có kết quả vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bạn có thể nhận kết quả chỉ sau vài giờ hoặc muộn hơn là nhiều ngày. Tốt nhất khi thực hiện xét nghiệm, hãy trao đổi với bác sĩ để nhận được câu trả lời chính xác nhất.
3. Khi nào nên đi xét nghiệm máu?
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu không phải là xét nghiệm phức tạp, song kết quả có ý nghĩa vô cùng lớn trong đánh giá tình trạng sức khỏe và nguy cơ bệnh lý bạn gặp phải. Vì vậy, xét nghiệm máu này có mặt trong danh mục khám sức khỏe tổng quát, được khuyến cáo nên thực hiện hàng năm.
Ngoài ra, các xét nghiệm máu khác thường được chỉ định thực hiện khi có triệu chứng lâm sàng bất thường nghi ngờ bệnh lý, kết quả xét nghiệm máu sẽ cung cấp thông tin giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Với người mắc bệnh lý nền, có sức khỏe yếu thì các chuyên gia khuyên rằng nên đi khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu định kỳ gần hơn 2 - 3 lần trong năm và theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cũng nên đi khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín để nhận được kết quả sớm và chính xác.
Nên xét nghiệm máu định kỳ để sàng lọc các vấn đề sức khỏe có thể mắc phải
Một trong những cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm máu uy tín hiện nay là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, đáp ứng hơn 2000 xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, trong đó có cả xét nghiệm máu, đảm bảo cho kết quả nhanh và chính xác.
Nếu còn thắc mắc khác về xét nghiệm máu cũng như các vấn đề liên quan, hãy liên hệ với chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.