Xét nghiệm CRP hay C-reactive protein giúp đánh giá tình trạng viêm trong cơ thể. Chỉ số CRP là căn cứ để chẩn đoán, theo dõi về vết thương sau mổ, quá trình lành vết thương để kịp thời phát hiện hiện tượng nhiễm trùng.
13/10/2022 | Trước khi xét nghiệm máu có được ăn không và những điều cần lưu ý 10/10/2022 | Mách bạn địa chỉ xét nghiệm máu tổng quát tại nhà Phú Thọ uy tín nhất 06/10/2022 | MEDLATEC - Địa chỉ xét nghiệm máu Quảng Bình tại nhà chính xác, thuận tiện 21/09/2022 | Các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng viêm của cơ thể và gợi ý cơ sở y tế uy tín
1. Giới thiệu về phương pháp xét nghiệm CRP
Protein phản ứng C hay C-reactive protein (CRP) là một loại glycoprotein thường không xuất hiện trong cơ thể của người khỏe mạnh. Chỉ khi trong có thể có tình trạng viêm nhiễm thì các mô sẽ kích thích sự sản xuất. Đồng thời khiến cho nồng độ CRP trong huyết thanh tăng lên.
Xét nghiệm CRP nhằm mục đích đo nồng độ của protein phản ứng C trong tế bào máu
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm ở mỗi người. Trong đó, hàm lượng CRP sẽ tăng đáng kể trong 6 tiếng kể từ lúc bắt đầu người bệnh bị viêm, nhiễm trùng. Đây cũng là lý do vì sao xét nghiệm để biết được chỉ số CRP giúp phát hiện kịp thời hiện tượng viêm nhiễm, ưu điểm lớn nhất của xét nghiệm CRP.
2. Tổng quan về chỉ số CRP trong xét nghiệm
Chỉ số CRP là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán về tình trạng bệnh của bạn, cụ thể như sau:
2.1. Người bình thường có chỉ số CRP là bao nhiêu?
Những người khỏe mạnh sẽ có chỉ số hàm lượng CRP dưới 0,5mg/ 100ml (5 mg/l) huyết thanh. Khi nồng độ CRP tăng có thể đó là dấu hiệu về hiện tượng viêm nhiễm cấp. Nếu chỉ số CRP giảm xuống nghĩa là bệnh nhân đã có sức khỏe tốt hơn. Đồng thời tình trạng bệnh lý viêm đã giảm đi đáng kể.
2.2. Chỉ số CRP ảnh hưởng đến tim mạch
Khi cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hoặc tổn thương, nồng độ CRP có thể tăng lên gấp nhiều lần (lên đến 1000 lần). Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tăng mảng xơ vữa động mạch, đứt mảng vữa xơ mạch, tắc nghẽn động mạch vành, đột quỵ, đái tháo đường tuyp II. Với mỗi tình trạng bệnh lý sẽ được định lượng Protein phản ứng C khác nhau:
Căn cứ vào nồng độ CRP để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe người bệnh
2.3. Trường hợp chỉ số CRP tăng cao
Tình trạng CRP tăng cao hơn 10mg/l được đánh giá là hậu quả từ nhiễm trùng hoặc đến từ bệnh lý. Lúc này, chỉ số CRP không có ý nghĩa trong việc chẩn đoán tim mạch mà chỉ giúp phòng bệnh. Đồng thời bổ sung trong việc chẩn đoán của bác sĩ. Trường hợp này bạn cần xét nghiệm lại sau 2 tuần hoặc sau khi hết nhiễm trùng để giúp xác định chính xác nguy cơ về bệnh tim mạch.
Ngoài ra, đánh giá kết quả CRP tăng cao thường nghĩ đến ngay những phản ứng viêm cấp như là:
Chỉ số CRP tăng báo hiệu các bệnh viêm cấp
3. Quy trình xét nghiệm đánh giá chỉ số CRP
Khi thực hiện xét nghiệm CRP, bạn không cần phải kiêng hoặc nhịn ăn trước khi xét nghiệm. Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cần nhịn ăn 4 - 12 tiếng trước xét nghiệm.
Cách thức xét nghiệm đánh giá chỉ số CRP như sau: Trước tiên, chuyên viên Y tế lấy lượng máu vừa đủ của khách hàng để tiến hành xét nghiệm. Sau khi đã lấy mẫu máu thành công, bạn sẽ được ép băng lên vùng cắm kim tiêm nhằm mục đích cầm máu.
4. Đọc kết quả xét nghiệm phân tích chỉ số CRP
Chỉ số CRP của người bình thường không bị viêm nhiễm thường là trong khoảng từ 0,1mg/dL đến dưới 10mg/dL. Trường hợp bạn bị viêm nhiễm nặng thì nồng độ CRP sẽ tăng cao. Ngoài ra, khi CRP ở mức cao nhưng đang giảm xuống nghĩa là hiện tượng viêm nhiễm của bạn đã giảm đáng kể.
5. Yếu tố ảnh hưởng trong quá trình xét nghiệm CRP
Kết quả xét nghiệm phân tích chỉ số CRP đôi khi chưa thật sự chính xác có thể do ảnh hưởng từ các yếu tố sau:
-
CRP có thể bị tăng ở người có chỉ số BMI cao, người cao huyết áp, người bị đái tháo đường,...
-
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang dùng thuốc tránh thai cũng có thể có kết quả CRP tăng cao;
-
Nồng độ CRP tăng đối với người thường xuyên hút thuốc lá;
-
Người béo phì cũng có thể có CRP cao;
-
Chỉ số CRP giảm thấp do tình trạng sụt cân, hoạt động nhiều, tập thể dục quá sức trong thời gian dài;
Xét nghiệm CRP là một trong những biện pháp quan trọng góp phần chẩn đoán về tình trạng viêm nhiễm, theo dõi tình trạng lành vết thương. Đồng thời giúp phát hiện về nguy cơ bệnh tim mạch. Do vậy bạn nên đến cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm phân tích chỉ số CRP khi có bất kỳ dấu hiệu về nhiễm trùng hoặc bệnh lý về tim mạch.
Nếu bạn đang cần tìm địa chỉ uy tín để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh nói chung và xét nghiệm CRP nói riêng thì có thể tham khảo và lựa chọn các chi nhánh phòng khám, bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC
Với gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, MEDLATEC đang là địa chỉ uy tín được đông đảo khách hàng lựa chọn. Tại MEDLATEC luôn đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng nhờ có Trung tâm Xét nghiệm vận hành theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP. Cùng với đó là đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, luôn tận tâm trong tư vấn, thăm khám và điều trị cho khách hàng.
Dịch vụ xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm chỉ số CRP tại nhà, trả kết quả tận nơi hoặc khách hàng có thể tự tra cứu trên website/ app My MEDLATEC rất tiện lợi. Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ, hoặc đặt lịch khám, xét nghiệm, bạn vui lòng liên hệ đến tổng đài của MEDLATEC theo số: 1900 56 56 56.