Amylase là tên gọi của một nhóm enzyme do tuyến tụy và các tuyến nước bọt sản xuất. Do vậy thực hiện xét nghiệm Amylase có tác dụng phát hiện các bệnh lý liên quan đến các tuyến này. Trong bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ giới thiệu cho các bạn quy trình thực hiện xét nghiệm Amylase và các vấn đề liên quan.
30/12/2019 | Xét nghiệm CA 19 - 9 giúp chẩn đoán và phát hiện ung thư tụy 18/02/2017 | Những triệu chứng của “sát thủ thầm lặng" - ung thư tụy 08/07/2015 | ‘Tụy nhân tạo’ hứa hẹn kiểm soát bệnh tiểu đường loại 1 27/05/2015 | Ứng phó cơn viêm tụy cấp tại nhà
1. Xét nghiệm Amylase là gì?
Ở máu và nước tiểu của người bình thường Amylase có hoạt độ rất ít. Tuy nhiên nếu mắc các bệnh lý về tuyến tụy hay tuyến nước bọt thì Amylase sẽ phóng thích nhiều hơn vào trong máu và nước tiểu. Hoạt độ của Amylase tăng trong nước tiểu có thể lên đến vài ngày nhưng trong máu chỉ tăng trong một khoảng thời gian ngắn.
Amylase là enzyme do tuyến tụy sản xuất
Do vậy Xét nghiệm Amylase là xét nghiệm để xác định hoạt độ enzyme Amylase có trong máu hoặc nước tiểu. Thông qua kết quả xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh lý về tuyến tụy, tuyến nước bọt và một số bệnh liên quan khác.
2. Nên xét nghiệm Amylase trong trường hợp nào
Việc làm xét nghiệm Amylase sẽ do bác sỹ chỉ định, thường dùng trong một số trường hợp sau đây:
-
Nghi ngờ các bệnh lý về tuyến tụy kèm các triệu chứng như đau lưng, buồn nôn, sốt, nặng bụng, mất vị giác,...
-
Sử dụng kết quả xét nghiệm để theo dõi quá trình đáp ứng thuốc của bệnh nhân trong quá trình điều trị các bệnh lý về tuyến tụy.
-
Tuyến nước bọt bị sưng hoặc viêm.
-
Ngoài ra xét nghiệm còn có tác dụng định lượng Amylase có trong dịch màng phổi hoặc dịch cổ trướng.
3. Quy trình xét nghiệm Amylase như thế nào?
3.1. Các lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm Amylase
Trước khi thực hiện xét nghiệm cần lưu ý:
-
Trong vòng 24h trước khi thực hiện xét nghiệm tuyệt đối không được sử dụng thức uống có cồn như rượu bia.
-
Chỉ uống nước lọc trong vòng ít nhất 2 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Tuyệt đối không nên ăn trước khi xét nghiệm.
-
Khi thực hiện Amylase trong nước tiểu thì nên uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước.
-
Cho bác sĩ xem đơn thuốc của bạn, bới có một số thành phần thuốc làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Không nên ăn và nên uống nước lọc trong vòng 2 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm
3.2. Quy trình xét nghiệm Amylase
a. Xét nghiệm Amylase trong máu
Máu dùng để xét nghiệm được lấy từ tĩnh mạch của bệnh nhân. Sau đây là quy trình lấy mẫu xét nghiệm Amylase trong máu:
-
Nhân viên lấy mẫu máu sẽ quấn băng thun xung quanh cánh tay của bạn với mục đích ngăn dòng chảy của máu. Điều này khiến tĩnh mạch ở dưới của phần quấn băng sẽ phồng to lên, giúp cho việc lấy máu trở nên dễ dàng hơn.
-
Sát trùng khu vực lấy mẫu máu bằng alcohol.
-
Thực hiện lấy mẫu máu bằng ống tiêm.
-
Gỡ quấn băng sau đó băng bó khu vực lấy mẫu máu.
Lấy máu tĩnh mạch để xét nghiệm Amylase
b. Xét nghiệm Amylase trong nước tiểu
Có hai cách để đo lượng Amylase trong nước tiểu:
Quy trình lần lượt của từng phương pháp như sau:
Mẫu nước tiểu trong 24 giờ:
-
Mẫu nước tiểu được lấy vào buổi sáng đồng thời ghi lại mốc thời gian thời gian. Không nên lấy mẫu ngay khi bạn mới thức dậy mà nên lấy ở những lần sau.
-
Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn loại bình chứa 4 lít (có chất bảo quản) để lấy mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ. Nên đi tiểu vào một lọ nhỏ sạch rồi mới đổ vào bình chứa. Không nên chạm tay vào bên trong của bình chứa.
-
Bảo quản bình chứa mẫu trong vòng 24h.
-
Đi tiểu lần cuối ngay trước mốc 24 giờ (so với lần đầu lấy mẫu), ghi lại mốc thời gian thực hiện rồi cho mẫu nước tiểu vào bình chứa.
-
Lưu ý tuyệt đối không để lẫn lông mu, giấy vệ sinh, máu kinh nguyệt hay các tạp chất lẫn vào bình chứa mẫu nước tiểu.
Phương pháp lấy mẫu nước tiểu 2 giờ
Được thực hiện tương tự như lấy mẫu nước tiểu 24, khác nhau duy nhất là mốc thời gian 2 tiếng và 24 tiếng.
Xét nghiệm Amylase nước tiểu 24 giờ
4. Cách đọc kết quả sau khi thực hiện xét nghiệm Amylase
4.1. Hoạt độ Amylase bao nhiêu là bình thường?
4.2. Hoạt độ Amylase tăng hoặc giảm khi nào?
Hoạt độ Amylase tăng hoặc giảm trong các trường hợp dưới đây:
a. Các bệnh lý về tuyến tụy
-
Hoạt độ Amylase sẽ tăng gấp 4 đến 6 lần nếu bạn bị bệnh viêm tụy cấp tính.
-
Nếu bạn bị viêm tụy mãn tính nhưng nghiện rượu hoặc tắc nghẽn ống tụy cũng khiến lượng Amylase tăng cao. Ngộ độc rượu cấp cũng khiến Amylase tăng lên.
-
Viêm tụy cấp do các thuốc như furosemide, corticosteroid, mercaptopurin, dexamethasone,...
Hoạt độ Amylase tăng gấp 4-6 lần khi bạn bị viêm tụy cấp tính
b. Các bệnh lý về tuyến nước bọt
c. Một số bệnh lý khác
-
Hoạt độ Amylase trong dịch phúc mạc tăng lên nếu bạn bị viêm tụy cấp. Tuy nhiên trong trường hợp này bạn cũng có thể mắc các bệnh như tắc nghẽn ruột, loét dạ dày tá tràng, nhồi máu,...
-
Viêm túi mật cấp hoặc sỏi ống mật chủ.
-
Suy thận giai đoạn cuối cũng là nguyên nhân gây tăng Amylase.
d. Khi nào hoạt độ Amylase giảm?
-
Nếu bạn bị các tổn thương rất nặng về gan như nhiễm độc, bỏng nặng hay nhiễm độc thai nghén thì lượng Amylase sẽ giảm xuống. Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là tiền sản giật, xảy ra khi bạn bị cao huyết áp trong thời kỳ đang mang thai.
-
Nếu bạn bị viêm tụy mà lượng Amylase lại giảm xuống thì chứng tỏ các tế bào ở tuyến tụy sản xuất Amylase bị tổn thương vĩnh viễn.
Khi bạn bị viêm tụy cấp thì lượng Amylase trong máu sẽ tăng dần trong 3 đến 6 giờ đầu và đạt giá trị cao nhất ở giờ thứ 24, sau 2 đến 3 ngày hoạt độ Amylase trong máu sẽ giảm dần. Nhưng đối với nước tiểu hoạt độ Amylase tăng cao trong vòng 7 đến 10 ngày. Do đó phương pháp xét nghiệm nước tiểu hữu ích hơn sau khi Amylase trong máu trở lại bình thường.
Bài viết trên MEDLATEC đã giải thích cho bạn đọc quy trình xét nghiệm hoạt độ Amylase trong nước máu và nước tiểu. Nếu có vấn đề thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tổng đài 1900 565656 để được giải đáp cụ thể và chính xác nhất.