Chỉ số nồng độ AFP là gì? Xét nghiệm AFP có phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi được hay không? Dưới đây là những thông tin chi tiết và cụ thể nhất về việc xét nghiệm nồng độ AFP. Hy vọng sẽ giúp bạn có thể thực hiện xét nghiệm an toàn nhất và chính xác nhất tại trung tâm xét nghiệm uy tín hiện nay.
24/12/2019 | Xét nghiệm AFP giúp phát hiện và chẩn đoán dị tật bẩm sinh ở thai nhi 04/12/2019 | Tầm soát ung thư gan AFP có ưu điểm là gì? 23/11/2019 | Tầm soát ung thư AFP và ý nghĩa trong việc điều trị bệnh về gan 19/11/2018 | Miễn phí 3.000 xét nghiệm tầm soát ung thư gan (AFP) - Căn bệnh cướp đi mạng sống hơn 21 nghìn người mỗi năm
1. Nồng độ AFP là gì?
Trước hết, cần hiểu một số những kiến thức cơ bản nhất về nồng độ AFP. Đây là một loại protein có trong huyết tương. AFP là viết tắt của Alpha-fetoprotein nó được tạo ra bởi những tế bào máu gan đối với những bào thai chưa trưởng thành.
Xét nghiệm nồng độ AFP
Thông thường đối với trẻ sơ sinh thì nồng độ AFP rất cao. Khi cơ thể lớn dần và trưởng thành lên thì nồng độ AFP sẽ thấp dần đi và không còn nhiều nữa. Với những người khỏe mạnh nồng độ AFP rất thấp. Theo thống kê chỉ số thì chỉ dưới 10ng/mL mà thôi.
Xét nghiệm AFP là hình thức định lượng nồng độ AFP trong huyết thanh hoặc huyết tương. Đối với những người bình thường thì chỉ số nồng độ AFP sẽ rất thấp. Tuy nhiên đối với những ai bị nhiễm các bệnh lý gan thì nồng độ AFP trong máu sẽ tăng cao.
Không những thế, người ta cũng tiến hành thực hiện xét nghiệm AFP đối với những đối tượng thai nhi nhằm mục đích sàng lọc dị tật cho thai nhi ở quý II thai kì. Tiến hành kiểm tra nồng độ AFP trong máu của mẹ khi mang thai có thể cho biết nguy cơ mắc 1 số dị tật bẩm sinh ở thai nhi như dị tật ống thần kinh, hội chứng Down, hội chứng Edward.
3. Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm AFP?
Vậy bạn có biết rằng khi nào bạn cần tiến hành làm xét nghiệm nồng độ AFP hay không? Dưới đây là những trường hợp bạn cần phải tiến hành thực hiện xét nghiệm chỉ số AFP:
Xét nghiệm AFP được chỉ định trong một số trường hợp
-
Đối với những đối tượng xét nghiệm để xác định ung thư gan nguyên phát.
-
Với những bệnh nhân xét nghiệm ung thư phát hiện sớm để lựa chọn cách điều trị phù hợp. Khi muốn thực hiện lựa chọn ung thư gan thì cần phải thực hiện kiểm tra nồng độ AFP để có thể xác định mức hấp thụ của cơ thể với phương pháp điều trị sao cho ổn nhất.
-
Với những đối tượng mẹ bầu muốn xét nghiệm sàng lọc tình trạng thai nhi ở quý II thai kỳ.
4. Xét nghiệm AFP có ý nghĩa phát hiện bệnh ra sao?
Thông thường khi xét nghiệm nồng độ AFP bạn sẽ nhận được những kết quả chẩn đoán các loại bệnh gì? Dưới đây là ý nghĩa của việc xét nghiệm nồng độ AFP mà bạn nên biết:
4.1. Đối với xét nghiệm AFP để sàng lọc dị tật thai nhi
Xét nghiệm AFP được chỉ định trong sàng lọc Triple test ở quý II thai kỳ, nhằm xác định nguy cơ dị tật thai nhi như sau:
Xét nghiệm AFP phát hiện dị tật thai nhi
Với trường hợp chỉ số AFP cao thai sẽ có nguy cơ dị tật ống thần kinh. Khi chỉ số AFP thấp có thể dẫn đến nguy cơ mắc hội chứng Down hoặc hội chứng Edwards.
Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể bào thai là sinh đôi chính vì thế nồng độ AFP tăng cao. Hoặc cũng có thể đó là do sự thay đổi theo từng thời kỳ của người mang bầu. Chưa kể đến một số những ảnh hưởng từ yếu tố khác như là cân nặng hay các loại bệnh mà mẹ mắc phải như bệnh lý gan cũng chính là nguyên nhân cho nồng độ AFP thất thường. Trong những trường hợp này nguy cơ dị tật do chỉ số AFP cao chỉ mang tính chất tham khảo, cần làm thêm các kĩ thuật sàng lọc và chẩn đoán xác định khác.
Với những trường hợp AFP bất thường gây nguy cơ dị tật thai nhi cần làm thêm chọc ối hoặc sinh thiết gai rau để chẩn đoán xác định.
4.2. Xét nghiệm AFP để chẩn đoán ung thư gan
Đối với những bệnh nhân ung thu gan thì nồng độ AFP sẽ tăng rất cao. Nồng độ AFP ở người trưởng thành khỏe mạng chi dao động trong khoảng dưới 8 ng/mL. Chính vì thế, nồng độ AFP cao là do những loại bệnh lý liên quan đến gan đang làm cho nó bất thường đi.
Xét nghiệm AFP phát hiện ung thư gan
Những loại bệnh ung thư gan, xơ gan, viêm gan và những tổn thương về gan đều là nguyên nhân dẫn đến các nồng độ AFP tăng cao. Nếu như kết quả xét nghiệm cao hơn mức 200ng/mL thì chính xác rằng nó đã ở mức nguy cơ bệnh ung thư cao.
Xét nghiệm AFP giúp tầm soát và phát hiện các loại bệnh liên quan đến gan, những dị tật bẩm sinh vô cùng chuẩn xác. Chính vì thế, thường xuyên làm xét nghiệm kiểm tra định kỳ sẽ giúp cho sức khỏe của bạn được theo dõi tốt nhất. Đồng thời cũng có thể phát hiện các nguy cơ nhiễm bệnh sớm nhất có thể.
5. Địa chỉ xét nghiệm AFP chuẩn nhất - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Trong hơn 24 năm qua, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhận được nhiều sự tin tưởng của bệnh nhân. Trung tâm Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào đã nhận chứng chỉ là Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012.
Không những chất lượng phục vụ chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân đảm bảo uy tín và hiệu quả mà các chính sách hỗ trợ viện phí cho các bệnh nhân còn vô cùng tuyệt vời.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn có chính sách giúp hỗ trợ viện phí dành cho bệnh nhân vô cùng tốt. Đó cũng chính là một trong những lý do tại sao hiện nay số lượng bệnh nhân tin tưởng đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nhiều như vậy.
Nếu như bạn thuộc các công ty bảo hiểm sau thì chắc chắn bạn sẽ nhận được những chinh sách giúp hỗ trợ viện phí của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: Công ty bảo hiểm Bảo Việt, công ty Bảo hiểm Vietinbank, công ty Bảo hiểm dầu khí PVI, công ty Bảo hiểm bưu điện PTIT, công ty Bảo hiểm Bảo Minh.
Xét nghiệm AFP có thể phát hiện bệnh gan và các dị tật bẩm sinh chính xác nhất. Vì thế, nếu có thể hãy xét nghiệm và theo dõi thường xuyên. Bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo Hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn, đặt lịch khám hoặc giải đáp mọi thắc mắc khác.