Việc tầm soát ung thư AFP là cơ sở góp phần chẩn đoán ung thư gan sớm cho người bệnh. Ngoài ra, xét nghiệm này còn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi quá trình điều trị và theo dõi khả năng tái phát bệnh sau này.
1. Xét nghiệm AFP là gì?
AFP là một loại protein có nồng độ cao trong máu vào thời kỳ thai nhi, sau khi chào đời và phát triển thì lượng protein này giảm dần đi. Đến khi trưởng thành thì lượng AFP trong máu rất thấp chỉ vào khoảng 10 ng/ml.
Khi mắc các bệnh lý về gan thì lượng AFP trong máu sẽ tăng bất thường, đây là lý do để thực hiện các xét nghiệm liên quan đến chỉ số này.
Tuy nhiên trong một số trường hợp nồng độ trên trong máu tăng cao ở một số người bình thường, do vậy giá trị của xét nghiệm AFP chỉ đóng góp một phần cho việc chẩn đoán ung thư gan.
Xét nghiệm AFP giúp chẩn đoán ung thư gan
Ngoài ra xét nghiệm AFP còn có tác dụng trong việc phát hiện các dị tật bẩm sinh của thai nhi. Vào giai đoạn 4 tháng tuổi sẽ được thực hiện để kiểm tra lượng protein này của thai nhi nhưng hoà tan trong máu của người mẹ. Kết quả xét nghiệm có thể phát hiện khiếm khuyết ống thần kinh, nguy cơ bị bệnh Down.
Tóm lại mục đích của việc xét nghiệm AFP trong máu bao gồm:
-
Chẩn đoán sơ bộ ung thư tế bào gan nguyên phát, chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào mầm.
-
Theo dõi đánh giá quá trình điều trị các bệnh nhân ung thư. Theo dõi cả khả năng tái phát, di căn của ung thư.
-
Sàng lọc các bệnh liên quan đến thai nhi trong bụng mẹ như quái thai không não, nứt đốt sống.
2. Giá trị lâm sàng của việc tăng nồng độ AFP trong máu
Nồng độ AFP trong máu tăng có thể là có nguyên do của một số bệnh sau:
-
Các bệnh: Ung thư gan, xơ gan, viêm gan mạn, viêm gan cấp do virus.
-
Các bệnh ung thư đường tiêu hóa
-
Khả năng di căn của các bệnh ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày.
-
Các loại ung thư khác có thể gặp như ung thư tinh hoàn, ung thư phổi, ung thư buồng trứng.
-
Khuyết tật ống thần kinh của thai nhi, dị tật giãn mao mạch thất điều, đa thai, tăng nồng độ tyrosine trong máu,...
Giá trị lâm sàng của việc xác định AFP
3. Những ai nên tầm soát ung thư AFP?
Ung thư gan phát triển vô cùng âm thầm trong cơ thể mà không có dấu hiệu nào rõ ràng của bệnh. Nếu bạn tầm soát ung thư và phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi là rất cao. Tuy nhiên, do chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư định kỳ vì thế đa số bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối mới phát hiện ra.
Tầm soát ung thư gan định kỳ 6 tháng một lần là hợp lý và không nên thực hiện quá nhiều lần trong một thời gian ngắn.
Những đối tượng sau nên tầm soát ung thư gan bởi họ có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường:
-
Gia đình đã có người từng bị ung thư gan thì bạn nên có lịch trình tầm soát ung thư gan thường xuyên.
-
Người có tiền sử bị viêm gan tự miễn hoặc xơ gan.
-
Sử dụng rượu bia với tần suất lớn.
-
Người có tiền sử bị các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường. Người bị béo phì cũng nên tầm soát ung thư để đảm bảo cho sức khỏe của mình.
Tầm soát ung thư AFP là rất cần thiết đối với các đối tượng có nguy cơ cao
4. Ý nghĩa giá trị AFP trong việc điều trị bệnh về gan
-
Khi xét nghiệm chỉ số AFP tăng thì không hoàn toàn là bạn bị ung thư gan mà có thể bị một số bệnh như viêm gan mạn, viêm gan cấp, xơ gan,...
-
20% đến 30% trường hợp mắc ung thư gan nguyên phát nhưng nồng độ AFP trong máu vẫn không tăng cao bất thường, chưa xét đến các trường hợp mắc ung thư gan thứ phát.
-
Khi bạn mắc bệnh về gan mà nồng độ AFP trong máu tăng đến mức trên 200 ng/ml thì có khả năng bị ung thư gan. Nếu trên 200 thì bạn nên xét nghiệm AFP - L3 theo yêu cầu của bác sĩ để được kết luận chính xác nhất cho bệnh tình của mình. Đối với trường hợp chỉ số AFP - L3 trên 10% thì khả năng mắc ung thư gan của bạn là rất cao.
-
Muốn tầm soát ung thư gan nhanh và độ chính xác cao thì cần kết hợp thêm 2 dấu vết chính là AFP - L3 và PIVKA - II.
AFP kết hợp thêm 2 dấu vết AFP - L3 và PIVKA - II trong chẩn đoán ung thư gan
5. Xét nghiệm AFP trong việc xác định dị tật thai nhi?
Như đã trình bày ở mục trên, khi xét nghiệm ở giai đoạn 4 tuần tuổi dựa vào chỉ số AFP ta có thể chẩn đoán được các hiện tượng của dị tật thai nhi.
-
Nếu giá trị AFP tăng hơn 2,5 lần so với mức bình thường thì khả năng mắc dị tật nứt cột sống.
-
Nếu giá trị AFP giảm thì có khả năng thai nhi bị mắc hội chứng Down.
Các thông số ban đầu chỉ mang tính chất tham khảo nên bạn không cần phải quá lo lắng. Cần phải xét đến các yếu tố ảnh hưởng cũng như các xét nghiệm phía sau nữa thì bác sĩ mới đưa ra được kết luận chính xác nhất. Bởi do nồng độ AFP tăng có thể là bạn sinh thai đôi hoặc vấn đề về cân nặng, bệnh tiểu đường cũng ảnh hưởng đến giá trị AFP trong quá trình xét nghiệm.
Chỉ số AFP cũng là một trong các chỉ số để xác định dị tật thai nhi
Tầm soát ung thư AFP ngoài việc chẩn đoán sớm các bệnh lý liên quan đến gan để có phác đồ điều trị thích hợp, thì còn có tác dụng trong việc xác định các dị tật của thai nhi. Bạn nên có một lịch trình tầm soát ung thư thích hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.
Hiện MEDLATEC là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân trong khám và điều trị bệnh nói chung cũng như tầm soát ung thư gan nói riêng. Ngoài ra, MEDLATEC còn chấp nhận bảo lãnh viện phí cho khách hàng có thẻ bảo hiểm Bảo Việt, bảo hiểm dầu khí PVI cùng nhiều công ty khác giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí điều trị.
Nếu có vấn đề thắc mắc về việc tầm soát ung thư AFP, liên hệ với MEDLATEC để được giải đáp cụ thể hơn.