12 tuần tuổi là một trong 3 dấu mốc quan trọng trong quá trình theo dõi sự phát triển của thai nhi, đây cũng là thời điểm thích hợp mà mẹ nên đi khám thai, thực hiện các xét nghiệm cơ bản. Vậy xét nghiệm 12 tuần thai cần thực hiện những gì? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu để mẹ bầu có thể chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi tốt hơn.
07/12/2021 | Mục đích, vai trò xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là gì? 06/12/2021 | Những lợi ích sức khỏe của vitamin B2 đối với phụ nữ mang thai 29/11/2021 | Góc giải đáp: Mang thai tháng đầu ăn gì tốt cho thai nhi?
1. Cần những xét nghiệm 12 tuần thai nào?
Khi thai nhi được 12 tuần tuổi, mẹ bầu nên đi khám thai và sàng lọc dị tật bẩm sinh thai nhi lần đầu.
Thai 12 tuần tuổi đã khá ổn định và có cân nặng khoảng 15 gram
Theo đó, cần thực hiện các xét nghiệm sau:
1.1. Xét nghiệm nhóm máu
Trong mốc khám thai đầu tiên này, mẹ bầu cần làm xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh để ghi nhận thông tin về nhóm máu của mẹ cũng như kiểm tra nguy cơ bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con. Đây là tình trạng khá hiếm gặp song vô cùng nguy hiểm, có thể gây tán huyết nguy hiểm cho thai nhi, đe dọa đến sự phát triển và cả tính mạng thai.
Việc phát hiện sớm thai nhi và mẹ bầu bất đồng nhóm máu Rh sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe của mẹ và trẻ.
Mẹ bầu 12 tuần tuổi cần xét nghiệm công thức máu cơ bản, nhằm kiểm tra sức khỏe tổng quát như sau:
Xác định số lượng hồng cầu: Để đánh giá mẹ bầu có bị thiếu máu hay không, nếu có sẽ cần điều trị và chăm sóc đặc biệt để ngăn ngừa biến chứng, giúp mang thai và sinh nở an toàn hơn.
Xác định số lượng bạch cầu: Chẩn đoán phát hiện sớm các bệnh lý nhiễm trùng ở mẹ để điều trị sớm, có biện pháp phòng ngừa biến chứng.
Mẹ bầu cần xét nghiệm công thức máu khi đi khám thai 12 tuần
Xác định số lượng tiểu cầu: Để kiểm tra khả năng đông máu của mẹ, giúp bác sĩ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ sinh con sau này.
1.3. Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm
Một trong những xét nghiệm quan trọng khi thai 12 tuần tuổi mà mẹ cần làm là xét nghiệm bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền sang con như: HIV, giang mai, lậu, viêm gan B, Chlamydia,… Ngoài ra, các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể nguy hiểm đến thai nhi cũng cần kiểm tra để có biện pháp điều trị tích cực từ sớm.
Nếu mắc những bệnh truyền nhiễm có thể lây sang con này, bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên và phương pháp sinh tối ưu nhất để, tránh tiếp xúc máu hoặc dịch âm đạo của mẹ với trẻ sơ sinh và giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
1.4. Xét nghiệm nước tiểu
Khi mang thai, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường nhằm đáp ứng việc chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Tình trạng này thường không nguy hiểm, tuy nhiên nếu nghiêm trọng dẫn đến tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát bệnh, phòng ngừa biến chứng.
Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu thấy lượng chất đạm cao cũng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý cầu thận hoặc bệnh lý tiền sản giật. Trong nước tiểu bạch cầu tăng cao cũng chỉ ra tình trạng nhiễm trùng đường niệu.
Xét nghiệm Double Test rất quan trọng nên thực hiện khi khám thai mốc 12 tuần tuổi
1.5. Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh Double Test
Thai nhi phát triển trong bụng mẹ có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến phát triển bất thường, sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các vấn đề nghiêm trọng này. Double Test là xét nghiệm sàng lọc sớm có thể thực hiện khi thai 12 tuần tuổi, sau đó sàng lọc khẳng định trong trường hợp có nguy cơ cao bằng phương pháp chọc ối ở tuần 16 - 20 của thai kỳ.
Với xét nghiệm Double Test, bác sĩ có thể phát hiện nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh nguy hiểm như hội chứng Down, Trisomy 13 hay Trisomy 18. Kết quả xét nghiệm này kết hợp với siêu âm đo độ mờ da gáy để phát hiện các trường hợp thai có nguy cơ dị tật để tiến hành chọc ối hoạc sinh thiết gai rau.
Ngoài ra, đối với những mẹ bầu bị nhỡ không làm xét nghiệm NIPT ở tuần thứu 10 thai kỳ thì có thể thực hiện xét nghiệm NIPT ở tuần thứu 12 thay cho xét nghiệm Double test.
1.6. Xét nghiệm Rubella IgM và IgG
Đây là hai loại kháng thể Rubella, nếu tìm thấy virus ở mẹ bầu ở tuần thai thứ 13, trẻ có thể gặp những biến chứng Rubella bẩm sinh nguy hiểm như: điếc, mù, tật não nhỏ, bệnh tim bẩm sinh,… Nếu mẹ nhiễm Rubella, việc xét nghiệm này ở tuần thai 12 là bắt buộc để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý phù hợp.
Xét nghiệm Rubella để kiểm tra mẹ có nhiễm virus trong 12 tuần đầu thai hay không
Như vậy, có rất nhiều xét nghiệm quan trọng trong lần khám thai đầu tiên khi thai 12 tuần tuổi như xét nghiệm tiểu đường glucose máu, xét nghiệm chức năng tuyến giáp (TSH, FT4), rối loạn đông máu. Đây là 3 xét nghiệm rất quan trọng phải xét nghiệm ở tuần 12. Do đó mẹ bầu nên đi khám, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm này. Nếu kết quả bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn, gợi ý xét nghiệm chẩn đoán và theo dõi thêm. Bên cạnh đó, thai nhi 12 tuần tuổi đã có thể siêu âm thấy và mẹ có thể biết được thai đang phát triển như thế nào.
Nếu có những thắc mắc về chăm sóc thai nhi 12 tuần tuổi và lớn hơn, hãy trao đổi với bác sĩ khám để được tư vấn. Hiện nay các xét nghiệm quan trọng này cũng được nhiều bệnh viện tích hợp, cung cấp trong gói khám và xét nghiệm sàng lọc cho mẹ bầu. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị đi đầu, cung cấp đa dạng gói khám, sàng lọc và chăm sóc thai kỳ cho mẹ bầu, hãy liên hệ với hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm.
2. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi thai phát triển được 12 tuần?
Khai thai được 12 tuần tuổi, thai nhi sẽ nặng khoảng gần 15 gram, dài khoảng 5,5 cm và thấy tương đối rõ tư thế, các cử động và cơ quan quan trọng của thai qua siêu âm. Xương khớp của thai 12 tuần tuổi đã tương đối cứng cáp, bé sẽ tiếp tục phát triển và vận động tích cực hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Với sự phát triển này, cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự ổn định của các nội tiết tố nên triệu chứng ốm nghén của giai đoạn trước đã dần giảm bớt. Phần bụng có kích thước cũng lớn hơn, thân hình của mẹ thường trở nên đầy đặn hơn.
Thai nhi từ 12 tuần tuổi sẽ phát triển nhanh hơn
Dù đã qua 3 tháng đầu tiên của tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn nhạy cảm của thai, mẹ vẫn cần chú ý dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, theo dõi sự phát triển của thai qua các dấu hiệu thường xuyên. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy đi khám để được tư vấn và kiểm tra. Sau mốc khám thai 12 tuần tuổi, mẹ cần thực hiện ít nhất 2 lần khám thai định kỳ nữa là khi 27 và 36 tuần tuổi thai.
Xét nghiệm 12 tuần thai là những xét nghiệm quan trọng nhằm kiểm tra sự phát triển và ổn định của thai, sàng lọc các dị tật nguy hiểm. Mẹ bầu nên đi khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế chuyên khoa sản uy tín cho kết quả chính xác cùng những lời khuyên chăm sóc thai tốt hơn.
Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín của nhiều mẹ bầu tin tưởng để đồng hành cùng quá trình mang thai bởi:
-
Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, tận tâm với khách hàng, tư vấn đầy đủ cho mẹ bầu các thông tin như các mốc khám thai, các xét nghiệm cần thực hiện cũng như dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt.
-
Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và Tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) ngày 7/1/2022, đảm bảo thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho kết quả nhanh và chính xác.
-
Có đa dạng các gói khám để khách hàng lựa chọn.
Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng mẹ trải qua thai kỳ đầy trọn vẹn và yêu thương. Liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết, cụ thể hơn.