Cách xử trí trước tình huống tắc ruột ở trẻ sơ sinh | Medlatec

Cách xử trí trước tình huống tắc ruột ở trẻ sơ sinh

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn chưa thực sự hoàn thiện, đây là nguyên nhân khiến bé rất dễ gặp phải tình trạng tắc ruột. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sức khỏe và tính mạng của trẻ có nguy cơ bị đe dọa. Bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh biết cách xử trí trước tình huống tắc ruột ở trẻ sơ sinh.


11/07/2022 | Những điều cần biết về tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh
23/06/2022 | Viêm gan ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không - bác sĩ tư vấn
04/12/2021 | Triệu chứng và các phương pháp điều trị tắc ruột non
03/12/2021 | Tắc ruột non: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1. Hiện tượng tắc ruột ở trẻ sơ sinh

Tắc ruột là một trong những vấn đề trẻ sơ sinh có nguy cơ gặp phải, lúc này bé cần được theo dõi và điều trị đúng cách để bảo vệ sức khỏe, tính mạng. Cụ thể, hiện tượng tắc ruột xảy ra khi các chất bị tắc nghẽn tại đại tràng cũng như ruột non. Đây là cơ hội giúp các loại vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột và gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng. 

Tắc ruột là vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng

Tắc ruột là vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tắc ruột, trong đó bác sĩ thường chia thành hai loại chính, đó là tắc ruột cơ học và tắc ruột do liệt ruột. Dù hiện tượng tắc ruột ở trẻ sơ sinh xảy ra vì nguyên nhân nào đi chăng nữa, các bậc phụ huynh cũng nên theo dõi và cho bé đi điều trị càng sớm càng tốt.

Đối với trẻ sơ sinh, nguyên nhân chính dẫn tới tắc ruột là do sinh non. Bên cạnh đó, trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ bầu bị cúm và không điều trị dứt điểm thì nguy cơ trẻ bị tắc ruột tương đối cao. Đó là lý do vì sao chị em phụ nữ cần chăm sóc sức khỏe cẩn thận trong suốt thời gian mang bầu, sức khỏe của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến em bé khi chào đời.

Bên cạnh đó, tắc ruột có thể là hậu quả của một số vấn đề sức khỏe, ví dụ như viêm ruột, viêm túi thừa hoặc xoắn đại tràng,… Để xử lý kịp thời và đúng cách, chúng ta cần chủ động đưa bé đi kiểm tra tại các bệnh viện lớn.

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị tắc ruột

Việc nắm được dấu hiệu tắc ruột ở trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết, nhờ vậy bé sẽ được chăm sóc và điều trị sớm, tránh những biến chứng xấu xảy ra. Thông thường, khi bị tắc ruột, trẻ sơ sinh thường nôn trớ ra dịch dạ dày hoặc dịch ruột. Đây là dấu hiệu đặc trưng mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Càng để lâu, tình trạng tắc ruột càng trở nên nghiêm trọng và đe dọa tới tính mạng của bé. Tắc ruột ở trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu nào?

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu nào?

Bên cạnh đó, ba mẹ nên lưu ý theo dõi vùng rốn hoặc ổ bụng của bé. Nếu phát hiện tình trạng chướng bụng, chúng ta cần theo dõi và đưa bé đi kiểm tra để xác định rõ nguyên nhân, có biện pháp điều trị kịp thời. Đồng thời, tắc ruột cũng khiến bé đi đại tiện ra phân su, hiện tượng trên kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ.

Các bác sĩ cũng cho biết tắc ruột ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ mất nước. Tùy vào mức độ tắc ruột, bé sẽ phải đối mặt với những dấu hiệu mất nước khác nhau, chính vì thế chúng ta tuyệt đối không được chủ quan.

3. Phương pháp chẩn đoán tắc ruột ở trẻ sơ sinh nhanh và hiệu quả nhất

Khi phát hiện những dấu hiệu nghi tắc ruột đối với trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán nào để đưa kết luận chính xác nhất? Ngày nay, với sự phát triển của y học, nhiều kỹ thuật hiện đại đã và đang được áp dụng để phát hiện sớm tình trạng tắc ruột ở trẻ sơ sinh.

Đối với tình trạng tắc ruột, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng khá phổ biến và cho kết quả tương đối chính xác. Cụ thể, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân đi chụp X-quang bụng để xác định vị trí tắc ruột và mức độ tắc nghẽn ở đường ruột. Ngoài ra, kỹ thuật chụp lưu thông tiêu hóa hoặc chụp khung đại tràng, siêu âm ổ bụng cũng được áp dụng khá phổ biến.

Bác sĩ thường chỉ định bé đi chụp X-quang hoặc siêu âm ổ bụngBác sĩ thường chỉ định bé đi chụp X-quang hoặc siêu âm ổ bụng

Song song với việc chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ cũng dựa vào kết quả xét nghiệm công thức máu, kiểm tra chức năng của thận, gan để đánh giá tình trạng sức khỏe của bé.

4. Góc chia sẻ: cha mẹ nên xử trí như thế nào khi phát hiện tình trạng tắc ruột ở trẻ sơ sinh?

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: cha mẹ cần xử trí như thế nào khi phát hiện tình trạng tắc ruột ở trẻ sơ sinh?

Nhìn chung, tắc ruột là vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng, bệnh nhân cần được điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tốt tình hình sức khỏe, ngăn ngừa diễn biến xấu do hiện tượng tắc ruột xảy ra. 

Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn, cha mẹ nhớ xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp dành cho trẻ nhỏ. Nhờ vậy, bé sẽ sớm phục hồi, tổn thương đường ruột được kiểm soát tốt nhất. Khi hiện tượng tắc ruột ở trẻ sơ sinh xuất hiện, cơ thể bé sẽ bị mất nước nghiêm trọng. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên bổ sung nước cho con bằng cách cho bé uống nước, bú sữa mẹ,…

Trẻ cần được bổ sung đủ nước cho cơ thể

Trẻ cần được bổ sung đủ nước cho cơ thể

Trong giai đoạn điều trị tắc ruột, chúng ta nên ưu tiên cho con ăn đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, ví dụ như cháo hoặc súp. Đồng thời, các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ hoặc dễ gây đầy hơi cần được loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của bé.

Tốt nhất, chúng ta nên cho con ăn nhiều bữa nhỏ thay vì cố gắng ép bé ăn quá nhiều đồ trong một bữa lớn. Điều này giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng tắc ruột trở nên nghiêm trọng và tồi tệ hơn. Nếu vô tình trẻ bị sặc, nghẹn khi ăn, cha mẹ cần có biện pháp xử trí trẻ sặc bột kịp thời.

Để được hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị hợp lý, chúng ta nên lựa chọn dịch vụ của các bệnh viện uy tín. Một gợi ý dành cho bạn đó là bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - cơ sở y tế có hơn 26 năm kinh nghiệm hoạt động và chuyên điều trị các vấn đề về tiêu hóa cho trẻ nhỏ. Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn.

tắc ruột ở trẻ sơ sinh

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế đã có hơn 26 năm kinh nghiệm hoạt động, chất lượng xét nghiệm và khám chữa uy tín

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp cha mẹ biết cách xử trí khi phát hiện tình trạng tắc ruột ở trẻ sơ sinh. Đồng thời, các bậc phụ huynh sẽ thận trọng hơn trước các dấu hiệu bất thường có liên quan tới đường ruột.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp