Virus Zika: Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả | Medlatec

Virus Zika: Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Virus Zika là bệnh phổ biến ở các quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Virus này có thể lây nhiễm qua đường muỗi đốt. Muỗi chính là vật trung gian gây bệnh bằng cách hút virus từ người mắc bệnh, truyền sang người bình thường. Loại virus này đặc biệt nguy hiểm nếu truyền từ mẹ sang con vì có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi.


24/05/2020 | Virus Zika có nguy hiểm đối với phụ nữ có thai hay không?

1. Nguyên nhân gây virus Zika

Virus Zika là một loại bệnh truyền nhiễm. Điều đáng lo ngại là hầu hết những trường hợp nhiễm bệnh không có dấu hiệu đặc biệt, hoặc có những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với những bệnh thông thường khác. Một số triệu chứng có thể gặp phải như: Sốt, phát ban, tình trạng đau khớp, viêm kết mạc (đỏ, sưng mắt, đau đầu), đau cơ, đau lưng. 

Virus Zika là bệnh phổ biến ở các quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới

Virus Zika là bệnh phổ biến ở các quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới

Bệnh có thể gây ra các rối loạn thần kinh trung ương nghiêm trọng. Đối với phụ nữ mang thai, virus này có thể lây truyền từ thai phụ sang thai nhi khiến em bé sinh ra có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như mang dị tật ở mắt, bị mất thính lực, suy dinh dưỡng, bị tật đầu nhỏ, khiếm khuyết ở não thai nhi.

Nguyên nhân gây bệnh: 

  • Loại virus này có thể tìm thấy trên khắp thế giới, nhưng lần đầu tiên được phát hiện ở rừng Zika tại Uganda năm 1947. Những trường hợp bệnh nhân đầu tiên được phát hiện vào năm 1952 tại nước Cộng Hòa Tanzania. Những ổ dịch bệnh do virus này gây ra từng được ghi nhận ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và Thái Bình Dương.

  • Virus Zika lây nhiễm chủ yếu qua vết cắn của muỗi aedes đang mang bệnh. Khi muỗi đốt người nhiễm bệnh, virus đã xâm nhập vào muỗi và khi con muỗi này cắn người khác thì virus sẽ có cơ hội xâm nhập vào máu của người khỏe mạnh rồi gây bệnh. 

  • Ngoài ra, loại virus này còn có thể lây qua đường quan hệ tình dục, đường truyền máu và lây từ mẹ sang con. 

Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua vết cắn của muỗi

Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua vết cắn của muỗi

Như vậy, những người có nguy cơ mắc bệnh là những người: 

  • Đã từng sống tại vùng dịch. 

  • Ở trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới cũng tăng nguy cơ tiếp xúc với virus gây bệnh. 

  • Người quan hệ tình dục không an toàn

  • Người mẹ bị bệnh cũng có thể lây truyền sang thai nhi. 

2. Phương pháp điều trị bệnh virus Zika

Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc điều trị đặc hiệu đối với căn bệnh này. Hầu hết những người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc điều trị hỗ trợ, nghỉ ngơi và bổ sung đủ nước. Thông thường, triệu chứng của bệnh không quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể khỏi bệnh sau khoảng một tuần.

Đối với những bệnh nhân có hiểu hiện sốt và đau đầu thì có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý không sử dụng Aspirin và thuốc kháng viêm không steroid khác. 

Trong trường hợp những triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn thì cần tới các cơ sở y tế để điều trị bệnh.

3. Phòng ngừa bệnh virus Zika như thế nào?

Dưới đây là những phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả: 

3.1. Phòng muỗi đốt

  • Virus này có thể lây truyền qua đường muỗi đốt vì thế một trong những phương pháp hiệu quả nhất chính là phòng muỗi đốt và hạn chế khả năng sinh sản của muỗi.

  • Nên sử dụng màn chống muỗi khi đi ngủ, đặc biệt là khi sinh sống và làm việc tại những vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.  

  • Nên dùng thuốc chống muỗi khi bắt buộc phải đi vào những vùng có nhiều muỗi. Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn trường khi sử dụng, không bôi lên miệng, mắt hay những vết thương hở. Không để trẻ em tự bôi thuốc chống muỗi. 

  • Khi đi vào vùng nhiều muỗi cũng nên mắc quần áo dài và đi tất để tránh muỗi đốt. 

  • Sử dụng điều hòa, hoặc dùng lưới chắn cửa sổ, cửa ra vào để ngăn không cho muỗi vào nhà. 

3.2. Phòng ngừa muỗi sinh sản

Sử dụng các biện pháp diệt muỗi bằng cách dùng vợt bắt muỗi, phun hóa chất phòng muỗi. 

Phụ nữ mang thai bị bệnh có nguy cơ sinh con dị tật

Phụ nữ mang thai bị bệnh có nguy cơ sinh con dị tật

Nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, không để nước ứ đọng để muỗi có môi trường sinh sản, chẳng hạn như nếu không sử dụng thì nên úp các bình đựng nước, xô chậu, thùng rác,… để khô ráo. 

Nên dọn sạch lá rụng, rác ở những máng nước, thường xuyên dọn bể bơi, vứt bỏ các vỏ lon cũ,… vì đây là những môi trường mà muỗi hay sinh sống.

3.3. Những lưu ý quan trọng khác

Ngoài những cách phòng ngừa muỗi, hạn chế khả năng sinh sản của muỗi, chúng ta cần phải lưu ý những điều sau để phòng dịch hiệu quả: 

Virus Zika có thể gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai và thai nhi vì thế những thai phụ không nên đến vùng dịch để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất. 

Phòng ngừa muỗi sinh sản để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh

Phòng ngừa muỗi sinh sản để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh

Những người từ vùng dịch về cần phải chủ động theo dõi sức khỏe và trong trường hợp có biểu hiện khác thường thì cần phải khai báo y tế, thăm khám để được điều trị bệnh hiệu quả. Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 4 đến 8 tuần để phòng ngừa lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. 

Những cặp vợ chồng đang sinh sống hay về từ vùng dịch cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định mang thai. 

Các trường hợp cần xét nghiệm phát hiện virus Zika:

Nếu có biểu hiện sốt, phát ban hay có những triệu chứng giống như viêm kết mạc mắt, chẳng hạn như đau mỏi cơ, khớp,… bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định bệnh.

Nếu chưa có ý kiến tư vấn của nhân viên y tế thì bạn không tự chẩn đoán, xét nghiệm xác định virus Zika.

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, mà đã từng sống tại vùng dịch và có triệu chứng sốt, phát ban hoặc những triệu chứng viêm kết mạc mắt thì cần đi xét nghiệm xác định bệnh. 

Virus Zika là bệnh dễ lây truyền và tạo ổ dịch vì thế việc chủ động phòng ngừa, cũng như điều trị bệnh Zika là cách tốt nhất để giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Nếu bạn băn khoăn và có những thắc mắc liên quan đến bệnh hoặc những vấn đề sức khỏe khác, hãy gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Có cách nào điều trị dứt điểm giun kim ở trẻ không?

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. 
Ngày 20/06/2023

Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trứng giun kim hay giun kim được xác định là trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người mắc khó chịu. Để biết được hình dạng của trứng giun kim ra sao, biểu hiện khi nhiễm là gì và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây. 
Ngày 16/06/2023

Bạn có biết: Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
Ngày 14/06/2023

Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh

Trong thời gian gần đây, số người bị mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết nguyên nhân thủy đậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp