Viêm phúc mạc, căn bệnh nguy hiểm nhưng chưa được hiểu rõ | Medlatec

Viêm phúc mạc căn bệnh nguy hiểm nhưng chưa được hiểu rõ

Phúc mạc là thanh mạc có chức năng bảo vệ các cơ quan trong ổ bụng. Viêm phúc mạc là tình trạng cấp cứu nguy hiểm và thường gặp, cần được xử lý kịp thời để tránh để lại di chứng hoặc dẫn đến nguy cơ tử vong. Dưới đây MEDLATEC đã tổng hợp một số thông tin liên quan đến tình trạng này cho các bạn tham khảo.


16/09/2020 | Thông tin tổng quan về viêm phúc mạc ruột thừa
09/09/2020 | Làm sao để nhận biết được đau ruột thừa bên nào?
09/09/2020 | Tổng quan về bệnh viêm ruột thừa và cách điều trị

1. Tìm hiểu về phúc mạc và bệnh viêm phúc mạc

Các bộ phận trong khoang bụng được bảo vệ bởi một lớp màng trơn láng được gọi là phúc mạc. Phúc mạc được chia thành các bộ phận gồm: thành phúc mạc lót khoang bụng, là phần có nhiều dây thần kinh và nhạy cảm với các kích thích; và phúc mạc tạng bao bọc dọc ống tiêu hóa dưới cơ hoành và các cơ quan tiêu hóa. Không gian mà 2 lớp thành phúc mạc tạo thành gọi là xoang phúc mạc, chứa dịch màu vàng trong, gồm 2 túi là túi nhỏ và túi lớn liên kết với nhiều bộ phận khác nhau. 

   Hình ảnh thành phúc mạc bao bọc các cơ quan trong ổ bụng

Hình ảnh thành phúc mạc bao bọc các cơ quan trong ổ bụng

Các triệu chứng của bệnh viêm phúc mạc

Tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh là nguyên phát hay thứ phát mà biểu hiện của bệnh lý cũng khác nhau. Triệu chứng chung của nhiễm trùng phúc mạc là:

  • Đau khắp bụng, liên tục và tăng lên khi bệnh nhân vận động.

  • Phúc mạc kích thích bệnh nhân nôn khan.

  • Gây nên tình trạng bí trung tiện và đại tiện.

  • Bụng trướng, thành bụng co cứng, người bệnh đau nhiều khi ấn vào bụng.

  • Bệnh nhân bị sốt cao từ 39 - 40 độ.

  • Môi khô, lưỡi bẩn, mắt thâm quầng và trũng xuống.

  • Thường xuyên khát nước.

  • Lượng nước tiểu thải ra ít.

Việc tích tụ dịch bẩn làm thành bụng trướng lên và co cứng

Việc tích tụ dịch bẩn làm thành bụng trướng lên và co cứng

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng phúc mạc

Bệnh viêm phúc mạc là bệnh lý xảy ra do thành phúc mạc bị viêm nhiễm. Một số nguyên nhân cơ bản gây ra viêm nhiễm phúc mạc bao gồm:

  • Nguyên phát: do nhiễm trùng lan tỏa từ trong ổ bụng nhưng không có nguồn bệnh rõ ràng, vi trùng xâm nhập vào xoang theo đường máu, đường bạch huyết, đường sinh dục nữ. Tác nhân được xác định thường là các vi khuẩn liên cầu, trực khuẩn lao.

  • Thứ phát: là tình trạng nhiễm trùng đã rõ nguồn gốc từ trong ổ bụng, do các bệnh lý tiêu hóa như ruột thừa, thủng dạ dày, áp xe gan, hoại tử túi mật, liên quan đến tử cung và phần phụ như vỡ tử cung,… Chấn thương hoặc vết thương vùng bụng cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm. Tác nhân là các vi khuẩn đường ruột như E. coli, Pseudomonas và các vi khuẩn kỵ khí.

  • Đối với các tác nhân hóa học, các chất trong khoang bụng như dịch vị, nước tiểu, dịch tụy,… hoặc các dị vật như bột găng tay,… có thể kích thích phản ứng viêm. 

Một số yếu tố kích thích nhiễm trùng phúc mạc gồm:

  • Chạy thận phúc mạc: Là biến chứng phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm phúc mạc.

  • Các bệnh lý liên quan khác: Các bệnh lý trong ổ bụng cũng ảnh hưởng đến việc kích thích phúc mạc nhiễm trùng như bệnh xơ gan, bệnh Crohn, viêm ruột thừa, loét dạ dày, viêm tụy, viêm túi thừa.

  • Tiền sử viêm phúc mạc: Khi đã bị viêm nhiễm thành phúc mạc, người bệnh có nguy cơ tái phát bệnh cao hơn so với người chưa viêm nhiễm.

Các biến chứng của bệnh lý

Nếu không được điều trị, các biến chứng của bệnh lý có thể mở rộng ra ngoài vùng phúc mạc, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể:

  • Du khuẩn huyết: Tình trạng vi khuẩn đi vào máu.

  • Nhiễm trùng huyết: Tình trạng này diễn biến rất nhanh, có thể làm suy yếu nhiều cơ quan, gây shock và đe dọa tính mạng của người bệnh. 

Biến chứng của viêm phúc mạng có thể gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm

Biến chứng của viêm phúc mạng có thể gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm

2. Quy trình xét nghiệm và điều trị viêm phúc mạc

Quá trình xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lý

Sau khi khám trực tiếp để lấy thông tin và xác định tình trạng của bệnh nhân. Trường hợp viêm nhiễm do các bệnh lý nhiễm trùng khác hoặc do nhiễm trùng dịch báng, bệnh nhân có thể phải tiến hành thêm một số xét nghiệm.

  • Kiểm tra sự gia tăng bạch cầu và rối loạn điện giải bằng xét nghiệm máu.

  • Thực hiện chẩn đoán xét nghiệm hình ảnh bằng X - quang để kiểm tra thành bụng, thành quai ruột và các lỗ thủng ở các bộ phận trong ổ bụng. 

  • Phương pháp siêu âm giúp kiểm tra dịch ổ bụng, nhiều trường hợp có thể cho biết nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng. 

  • Chọc dò lấy dịch phúc mạc được tiến hành khi lọc màng bụng hay có dịch trong ổ bụng do bệnh lý gan, chỉ thực hiện khi bụng không quá chướng, dịch hút ra được làm xét nghiệm vi trùng và kiểm tra sự gia tăng bạch cầu.

Phương pháp điều trị

  • Sử dụng thuốc kháng sinh, đặt ống hút dạ dày để làm bụng bớt chướng, ruột bớt căng, đau.

  • Thực hiện phẫu thuật để xử lý ổ nhiễm khuẩn trong khoang bụng bằng cách cắt bỏ phần viêm nhiễm, đưa ra ngoài và dẫn lưu để lấy phần mủ và phần dịch mà lúc mổ chưa lấy ra hết. 

  • Quá trình điều trị thường đi kèm phương pháp điều trị khác như giảm đau, truyền dịch đường tĩnh mạch, thở oxy, một vài trường hợp có thể là truyền máu.

3. Những lưu ý trong chăm sóc bệnh nhân sau điều trị

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cần được chú ý bổ sung nước, truyền đường, đạm và máu. Tùy vào hồi phục của bệnh nhân để vận động sớm sau phẫu thuật, điều này giúp kích thích nhu động ruột và ngừa tắc ruột, ngoài ra cũng giúp phòng ngừa các biến chứng về phổi, nhiễm trùng đường tiểu, huyết khối tĩnh mạch,… và giúp phấn chấn tâm lý. Bệnh nhân có thể ngồi dậy, đi quanh giường bệnh, quanh phòng bệnh và tăng dần về thời gian và khoảng cách vận động trên mức tình trạng sức khỏe cho phép.

Phương pháp chọc dò ổ bụng để thực hiện xét nghiệm dịch ổ bụng

Phương pháp chọc dò ổ bụng để thực hiện xét nghiệm dịch ổ bụng

4. Các phương pháp phòng ngừa

Đối với các bệnh nhân đang phải thực hiện lọc máu qua màng bụng sẽ có nguy cơ rất cao bị nhiễm trùng phúc mạc. Một số lưu ý nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày sau đây sẽ giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm:

  • Thường xuyên vệ sinh bàn tay, đặc biệt là vùng dưới móng và giữa các ngón tay.

  • Sử dụng chất khử trùng và các dụng cụ vệ sinh để làm sạch vùng da xung quanh ống thông mỗi ngày.

  • Lưu trữ các thiết bị lọc máu ở nơi sạch sẽ. 

  • Không ngủ với thú nuôi.

Là bệnh cấp cứu nguy hiểm và phổ biến, với nhiều biến chứng nghiêm trọng, mỗi người đều cần tìm hiểu về căn bệnh viêm phúc mạc để có những biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời khi nghi ngờ. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của độc giả đối với các vấn đề về sức khỏe, hãy gọi đến hotline 1900565656 để được đội ngũ bác sĩ chuyên môn tư vấn tận tình và miễn phí. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp