Làm sao để nhận biết được đau ruột thừa bên nào? | Medlatec

Làm sao để nhận biết được đau ruột thừa bên nào?

Đau ruột thừa là một căn bệnh về đường ruột rất phổ biến, nếu chữa trị muộn có thể dẫn đến tử vong. Để nhận biết đau ruột thừa bên nào với các triệu chứng đi kèm, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của MEDLATEC. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đề cập đến các kiến thức liên quan về tình trạng này.


15/06/2020 | Dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa và cách phòng tránh
07/04/2020 | Đau ruột thừa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

1. Vị trí ruột thừa trong ổ bụng

Ruột thừa là một trong những bộ phận của ống tiêu hóa, có hình dáng giống ngón tay nên tương đối hẹp và kín. Vị trí của ruột thừa thường thay đổi: Có thể sau manh tràng, sau phúc mạc, trước hồi tràng, sau phần hồi tràng,… Đối với người trưởng thành, ruột thừa có chiều dài thường không cố định từ 5 - 10cm và kích thước đường kính là khoảng 6mm.

đau ruột thừa bên nào là thắc mắc chung của nhiều người Vị trí của ruột thừa

Về chức năng của ruột thừa, trước đây ruột thừa chỉ được nhận định là một cơ quan vô chức năng. Tuy nhiên, với những tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại, các nhà khoa học cho rằng ruột thừa có một chức năng rất quan trọng trong việc sản sinh ra kháng thể Globulin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngoài ra trong niêm mạc còn chứa nhiều lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa.

Vậy ruột thừa nằm ở đâu? 

 Do có sự liên quan đến manh tràng nên vị trí của ruột thừa thường không cố định như ở dưới gan và có thể nằm tại hố chậu bên trái bụng dưới (nếu người bị đảo ngược phủ tạng). Tuy nhiên, vị trí phổ biến nhất của ruột thừa chính là ở bụng dưới phía bên phải ổ bụng. 

2. Đau ruột thừa có nguy hiểm không? Đau ruột thừa ở bên nào?

Đau ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm do một trong nhiều nguyên nhân hoặc do khối u gây ra. Chính vì vậy, viêm ruột thừa cũng là căn bệnh thường gặp nhất gây đau đớn chiếm đến 70% trong tổng các ca cấp cứu. Dưới đây MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về mức độ nguy hiểm khi Đau ruột thừa và cách nhận biết đau ruột thừa bên nào trong ổ bụng.

Biến chứng của bệnh viêm ruột thừa

Đau ruột thừa do viêm ruột thừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Nếu không được chữa trị sớm hoặc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hay giảm đau, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cụ thể như sau:

  • Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn gây viêm ở ruột thừa sẽ xâm nhập vào máu, biến chứng này tuy ít gặp nhưng vô cùng nguy hiểm tới tính mạng.

  • Vỡ-thủng ruột thừa: Đa số người bị viêm ruột thừa sẽ gặp biến chứng này. Vỡ hay thủng ruột thừa gây ra áp xe xung quanh ruột thừa thậm chí là nhiễm trùng khắp màng bụng (lớp lót trong của ổ bụng và bộ phận vùng chậu). 

  • Bị tắc ruột: Khi ruột thừa bị viêm, các cơ thuộc thành ruột cũng ngừng hoạt động vì vậy mọi thành phần bên trong ruột bị tích tụ lại mà không được đẩy đi. Khi chứa quá nhiều dịch trong ruột, người bệnh sẽ cảm thấy chướng bụng, buồn nôn. Biến chứng này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

Viêm ruột thừa có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm

Viêm ruột thừa có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm

Như vậy, bênh viêm ruột thừa gây đau ruột thừa có thể được chữa trị nếu phát hiện sớm và được chữa trị kịp thời. Ngược lại, nếu để bệnh kéo dài có thể sẽ không lường được diễn biến phức tạp và không tránh được rủi ro cao nhất là tử vong. 

Nhận biết đau ruột thừa bên nào trong ổ bụng?

Đau bụng nói chung và đau ruột thừa nói riêng đều có biểu hiện tương đối giống nhau khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Dưới đây MEDLATEC sẽ liệt kê một số dấu hiệu cơ bản nhất giúp bạn nhận biết đau ruột thừa bên nào và ở những vị trí cụ thể nào.

  • Đau bụng dưới bên phải: Thông thường, người bị đau ruột thừa sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng. Quá trình đau diễn ra ban đầu là cảm giác âm ỉ xung quanh bụng và rốn.Tiếp theo, cơn đau liên tiếp di chuyển xuống vị trí 1/4 khu vực bụng dưới phía bên phải ổ bụng.

Viêm ruột thừa thường đau ở vị trí bụng dưới bên phải

Viêm ruột thừa thường đau ở vị trí bụng dưới bên phải

Ngoài triệu chứng đau bụng với cường độ tăng dần và liên tiếp, người bệnh còn bị nôn và buồn nôn, sốt nhẹ toàn thân, môi khô,...

  • Đau vùng thắt lưng bên phải: Khi viêm ruột thừa ở vị trí sau manh tràng người bệnh sẽ có triệu chứng này, cơn đau từ thắt lưng sẽ lan dần xuống hông, đùi bên phải.

  • Đối tượng bị viêm ruột thừa bao gồm mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ nhỏ. Do đó, các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm tới biểu hiện của trẻ khi đau và nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở bệnh viện uy tín để kiểm tra.

Một số dấu hiệu nhận biết khác

Bên cạnh triệu chứng đau ruột thừa bên nào đã được giải đáp ở trên thì các dấu hiệu nhận biết khác về đau ruột thừa cũng vô cùng quan trọng:

  • Rối loạn tiêu hóa ( tiêu chảy, chán ăn, nôn mửa,...): Không thể chủ quan với dấu hiệu tưởng chừng bình thường này vì người bị viêm ruột thừa thường gặp triệu chứng này. 

  • Sốt: Nếu người bệnh đau bụng và sốt từ 38 độ trở lên có khả năng đây là dấu hiệu bộ phận phúc mạc bị viêm, sốt lúc này là phản ứng tự nhiên của cơ thể đã bị nhiễm trùng.

Đau bụng kèm sốt là biểu hiện viêm ruột thừa

Đau bụng kèm sốt là biểu hiện viêm ruột thừa

  • Bàng quang đau và đi tiểu thường xuyên: Viêm ruột thừa sẽ kéo theo tình trạng nhiễm trùng ở nhiều bộ phận khác, cơ quan bài tiết cũng không thể ngoại trừ. Vì vậy nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm. 

  • Thành bụng co cứng: Đây là hiện tượng vốn là phản xạ tự nhiên của thành bụng nhằm bảo vệ các bộ phận ở bên trong khi bị tổn thương. Thành bụng phải liên tục co cứng và hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của người bệnh. Vì vậy, khi bị viêm ruột thừa, sự co cứng của thành bụng có thể khiến ruột thừa bị vỡ, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

3. Giải pháp phòng ngừa đau ruột thừa

Khi bệnh nhân bị viêm ruột thừa, các bác sĩ thường chỉ định phương pháp phẫu thuật (mổ hoặc nội soi) để cắt bỏ ruột thừa. Để giúp bạn giảm được nguy cơ mắc bệnh viêm ruột thừa, MEDLATEC gợi ý bạn một vài thực phẩm tốt cho toàn bộ hệ tiêu hóa cũng như ruột thừa như sau: 

  • Rau, củ xanh: Các loại rau màu xanh sẫm là lựa chọn nên được ưu tiên hàng đầu bởi có chứa nhiều chất xơ, ví dụ các loại rau cải có tác dụng lớn trong việc trung hòa một số độc tố bên trong ruột. Ngoài ra, đậu, củ cà rốt, củ khoai tây cũng chứa hàm lượng chất xơ lớn tốt cho hệ tiêu hóa.

  • Tỏi: Tỏi là loại gia vị có công dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và giảm đau rất tốt.

  • Các loại trái cây: Trái cây tươi chứa rất nhiều vitamin C và chất xơ. Đặc biệt chất xơ có thể làm sạch được các tạp chất trong ruột giúp ruột được sạch một cách tự nhiên.

  • Nghệ và chanh: Đây là hai loại thực phẩm có thể chống viêm nhiễm, giảm đau, tiêu viêm.

Nghệ được coi là “thần dược” chống viêm nhiễm

Nghệ được coi là “thần dược” chống viêm nhiễm

Đau ruột thừa do viêm ruột thừa là cấp cứu ngoại khoa, vì vậy việc phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn. MEDLATEC hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn cảnh giác hơn về mọi nguy cơ có thể gây tổn hại đến sức khỏe. Đặc biệt, nếu có biểu hiện đau bụng mà chưa thể xác định đau ruột thừa bên nào thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp