Tình trạng lớp niêm mạc trong buồng trứng tử cung bị nhiễm khuẩn được gọi là viêm nội mạc tử cung. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn ở những phụ nữ đã trải qua sinh đẻ, từng nạo phá thai hoặc đã từng phẫu thuật ở tử cung. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không và nên điều trị bằng phương pháp nào?
02/08/2022 | Ung thư nội mạc tử cung: Các dấu ấn sinh học khối u huyết thanh, các dấu ấn sinh học dựa trên sinh thiết lỏng, các thay đổi phân tử và điều trị đích 22/03/2022 | Polyp nội mạc tử cung: nguyên nhân và phương pháp điều trị 22/01/2022 | Hỏi đáp: U lạc nội mạc tử cung tái phát phải làm sao? 22/01/2022 | Lạc nội mạc tử cung ăn gì - Các loại thực phẩm bác sĩ khuyên dùng khi mắc bệnh
1. Góc giải đáp: Viêm nội mạc tử cung có nguy hiểm không?
- Viêm nội mạc tử cung có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
+ Do một số loại vi khuẩn như tụ cầu, lậu cầu, Chlamydia,…
+ Do tình trạng viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào nội mạc tử cung dẫn đến viêm nhiễm.
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm nội mạc tử cung
+ Do sảy thai, bế sản dịch, sót nhau thai, dụng cụ y tế được sử dụng trong quá trình sinh mổ không đảm bảo vô khuẩn, chuyển dạ kéo dài, nạo thai không an toàn,…
- Đặt dụng cụ tránh thai trong buồng tử cung.
- Nạo phá thai
- Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Dính buồng tử cung
- Viêm phần phụ gây dính tắc vòi trứng khiến cho trứng không có cơ hội gặp tinh trùng và không thể thụ tinh, do đó đây chính là nguyên nhân dẫn đến vô sinh.
- Viêm buồng trứng hoặc viêm vùng chậu.
- Nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng.
- Nguy cơ gây ung thư nội mạc tử cung
2. Viêm nội mạc tử cung gây ra những triệu chứng như thế nào?
Bệnh viêm nội mạc tử cung cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm kể trên. Do đó, việc nhận biết dấu hiệu bệnh sớm để thăm khám kịp thời là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu.
Đau bụng dưới là một trong những biểu hiện của bệnh
Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng dưới đây, chị em nên thận trọng vì đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm nội mạc tử cung:
- Trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt hay trong khi quan hệ tình dục, người bệnh sẽ có thể xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội.
- Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
- Đau khi đi tiểu.
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Buồn nôn hoặc nôn
- Dị ứng.
- Viêm nhiễm vùng kín.
- Trong những trường hợp bị viêm nội mạc tử cung cấp: Bệnh nhân không những gặp phải những cơn đau bụng dưới dữ dội mà còn có thể kèm theo một số biểu hiện như lượng khí hư nhiều bất thường, kèm theo mủ, có mùi hôi khó chịu và có thể bị sốt. Người bệnh cần điều trị sớm để bệnh không biến chuyển thành mạn tính.
3. Các phương pháp điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung
Mục đích của các phương pháp điều trị bệnh là giảm viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm lan rộng, đặc biệt là giúp chị em bảo vệ thiên chức làm mẹ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm nội mạc tử cung đang được áp dụng phổ biến hiện nay:
- Điều trị nội khoa
Bao gồm: Kháng sinh (đường uống hoặc tiêm và đặt âm đạo), chống viêm, giảm đau nếu có đau bụng nhiều. Tùy theo tác nhân vi khuẩn gây viêm để sử dụng kháng sinh. Ví dụ tác nhân gây viêm là lậu cầu cần sử dụng kháng sinh Ceftriaxone đường tiêm.
Điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh
Trong quá trình điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung, người bệnh cần lưu ý, không tự ý mua và sử dụng thuốc, hoàn toàn tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ, không lạm dụng thuốc kháng sinh, uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã hướng dẫn.
- Điều trị ngoại khoa
Đối với những trường hợp nghiêm trọng, có thể tính đến phương pháp nạo buồng tử cung. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại những nguy cơ nhất định. Phụ nữ đang mong muốn có con cũng không được khuyến khích áp dụng phương pháp điều trị này vì nó có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. Một số trường hợp được chỉ định nạo buồng tử cung như vùng viêm nhiễm đã lan rộng, có biểu hiện nhiễm trùng huyết trước đó đã có sử dụng kháng sinh nhưng không đỡ hoặc có nguy cơ tiến triển thành ung thư,…
- Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh:
+ Trước hết, nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được chẩn đoán tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, ngay cả khi cơ thể không xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn cũng cần lưu ý đến vấn đề thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp phụ nữ bất ngờ phát hiện bệnh khi thăm khám phụ khoa định kỳ.
+ Sử dụng thuốc kháng sinh và một số loại thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Vệ sinh vùng kín đúng cách để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh
+ Nên lựa chọn các bệnh viện uy tín, đáng tin cậy để thực hiện sinh đẻ hoặc một số thủ thuật phụ khoa khác. Đây là yếu tố quan trọng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Do lựa chọn thăm khám và điều trị tại những cơ sở y tế kém chất lượng, nhiều chị em đã phải đối mặt với những hậu quả đáng tiếc.
+ Nên quan hệ chung thủy một vợ một chồng, không nên quan hệ với nhiều bạn tình, dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ,… Trong thời gian điều trị nên kiêng quan hệ tình dục.
+ Không nạo hút thai nhiều lần.
+ Vệ sinh vùng kín đúng cách cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp bạn phòng ngừa bệnh và đẩy nhanh quá trình điều trị các bệnh phụ khoa.
+ Nên lựa chọn quần lót vừa vặn, được làm từ chất liệu thấm hút tốt để tránh tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
+ Người bệnh cũng nên ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng.
+ Luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực, loại bỏ căng thẳng.
Để tìm hiểu thêm thông tin về viêm nội mạc tử cung và phương pháp điều trị bệnh, chị em có thể liên hệ tới Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đội ngũ nhân viên tư vấn luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám sớm cho bạn.