Viêm khớp là gì và cách phát hiện sớm bệnh viêm khớp? | Medlatec

Viêm khớp là gì và cách phát hiện sớm bệnh viêm khớp?

Viêm khớp là một bệnh lý thường gặp, nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh có thể gặp quanh năm, trội nhất là vào các thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh. Việc tìm hiểu cách phát hiện sớm bệnh viêm khớp là rất quan trọng để có thể điều trị sớm nhằm giảm các triệu chứng đau nhức cũng như hạn chế tối đa các biến chứng không đáng có.


09/11/2021 | Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức phải làm sao để chấm dứt?
06/11/2021 | Các dấu hiệu viêm khớp mạn tính ở người trẻ thanh thiếu niên
26/10/2021 | 4 thể viêm khớp xuất hiện ở trẻ không phải ai cũng biết!

1. Tìm hiểu về bệnh viêm khớp

Để tìm hiểu về cách phát hiện sớm bệnh viêm khớp, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ lược về bệnh lý này nhé.

Viêm khớp là tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau tại một hay nhiều khớp trên cơ thể. Bệnh lý này khá thường gặp và nó gây ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động của khớp, gây hạn chế vận động, khó khăn trong sinh hoạt hay thể thao của người bệnh.

Cách phát hiện sớm bệnh viêm khớp

Viêm khớp gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh

Có nhiều loại viêm khớp khác nhau nhưng thường gặp nhất là hai loại: viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA)

  • Viêm khớp dạng thấp (RA): là một trong các bệnh lý tự miễn thường gặp. Bệnh xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công chính các màng hoạt dịch của khớp khiến cho màng này bị tổn thương và gây sưng đau, tràn dịch khớp,... Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên (>40 tuổi) và thường gặp ở nữ hơn nam giới.

  • Viêm xương khớp (OA): Đây là loại viêm khớp có tỉ lệ thường gặp cao nhất. Bệnh gây tổn thương lên phần lớn các mô trong khớp, bao gồm sụn khớp, bao hoạt dịch, dây chằng, đầu xương... Khi bị viêm xương khớp, các lớp sụn sẽ dần bị mỏng đi và trở nên thô ráp hơn, khiến cho việc hoạt động của khớp hạn chế hơn, người bệnh dễ bị đau và cảm giác lục khục khi di chuyển, vận động. Thậm chí, các tổn thương nặng có thể khiến bệnh nhân dễ bị trật khớp, di lệch xương,...

2. Những người nào dễ bị viêm khớp?

Cách phát hiện sớm bệnh viêm khớp sẽ dựa vào các đối tượng dễ mắc bệnh. Viêm khớp có thể gặp ở tất cả mọi người, ngay cả trẻ em. Tuy nhiên, có những đối tượng có nguy cơ viêm khớp cao hơn, đó là:

  • Người cao tuổi: Do tình trạng lão hóa khiến xương khớp bị thoái hóa, các tổn thương viêm mạn tính cũng khiến cho xương khớp bệnh nhân dễ bùng phát các đợt viêm cấp;

  • Tỷ lệ nữ giới bị viêm khớp cao hơn nam giới;

  • Những người lao động nặng, hoặc vận động thể lực cường độ cao nhưng không chú ý bảo vệ khớp, người làm công việc phải thường xuyên đứng lâu hoặc ngồi lâu ở một tư thế;

  • Những người béo phì, thừa cân nặng;

  • Các bệnh nhân bị bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh hệ thống, hoặc các bệnh lý phải uống thuốc khiến ảnh hưởng đến xương khớp;

  • Những người có chế độ ăn nhiều Purin (hải sản, thịt đỏ,...), thường xuyên uống rượu bia, có thể gây ra tình trạng tăng acid uric máu, lâu dần có thể dẫn tới bệnh gút;

  • Những người có thói quen hút thuốc lào, thuốc lá thường xuyên cũng là yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm khớp dạng thấp.

3. Chẩn đoán bệnh viêm khớp

Chẩn đoán viêm khớp sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng phối hợp kết quả cận lâm sàng.

3.1. Lâm sàng:

  • Đau khớp: Đây là triệu chứng điển hình, đau có thể nhiều hay ít, tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân viêm khớp đều có triệu chứng đau khớp. Đặc biệt, bệnh nhân đau tăng lên khi vận động, nếu đau do viêm có thể đau về đêm hoặc khi thời tiết thay đổi;

  • Sưng, nóng, đỏ khớp: Khi có viêm khớp, các phần mềm quanh khớp, bao hoạt dịch sẽ có tình trạng phù nề, sưng tấy, có thể có tràn dịch khớp, nhất là khớp gối;

  • Cứng khớp buổi sáng là triệu chứng thường gặp, nhất là trong trường hợp viêm khớp dạng thấp (cứng khớp buổi sáng trên 1 giờ). Bệnh nhân thường khó vận động khớp vào buổi sáng hoặc khi không vận động một thời gian dài;

  • Khớp bị biến dạng: Do tình trạng bào mòn sụn khớp gây ra tình trạng biến dạng khớp;

  • Bên cạnh những triệu chứng điển hình như trên, bệnh nhân bị viêm khớp có thể có tình trạng mệt mỏi, ăn uống kém, thiếu máu nhẹ,...

3.2. Cận lâm sàng

Để tìm hiểu về cách phát hiện sớm bệnh viêm khớp, ngoài những triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân cần thực hiện một số chỉ định cận lâm sàng sau:

Xét nghiệm máu:

  • Đánh giá chỉ số viêm: Tổng phân tích tế bào máu, CRP tốc độ máu lắng;

  • Tầm soát các bệnh tự miễn: Xét nghiệm RF, Anti CCP;

  • Sàng lọc nguy cơ bệnh gút: xét nghiệm acid uric,...

Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc khảo sát hình thái của các khớp bị viêm, các phương pháp này gồm có:

  • Siêu âm khớp: Nằm đánh giá tình trạng tổn thương phần mềm quanh khớp, bao hoạt dịch, dây chằng,.. phát hiện và đánh giá tràn dịch khớp gối,...;

  • Chụp Xquang khớp: Phương pháp này được thực hiện để tìm các dấu hiệu bào mòn sụn khớp, gai xương, hẹp khe khớp hoặc dính khớp,...

Các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng sẽ giúp phát hiện bệnh viêm khớp

Các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng sẽ giúp phát hiện bệnh viêm khớp

  • Chụp cắt lớp vi tính khớp: Phương pháp này được chỉ định thực hiện trong các trường hợp nghi viêm tủy xương;

  • Chụp cộng hưởng từ khớp: đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh toàn diện nhất để đánh giá các bệnh lý của khớp. Chụp MRI khớp cho phép đánh giá được toàn bộ mọi tình trạng của khớp như dây chằng, bao hoạt dịch, sụn khớp, dịch khớp,...;

  • Xạ hình xương: Phương pháp này thực hiện khá phức tạp nhưng lại có thể đánh giá được tình trạng xương khớp của toàn bộ cơ thể, đặc biệt, thông qua xạ hình xương còn có thể phát hiện tình trạng ung thư xương nguyên phát hoặc ung thư di căn xương.

4. Điều trị bệnh viêm khớp

Điều trị bệnh viêm khớp cần phối hợp giữa điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống.

4.1. Điều trị nội khoa:

Điều trị nội khoa viêm khớp là việc tận dụng các thuốc giảm đau chống viêm kèm theo các thuốc ức chế miễn dịch và thuốc chống thoái hóa, cụ thể như sau:

  • Thuốc giảm đau: thuốc được sử dụng theo bậc giảm đau của tổ chức y tế thế giới quy định;

  • Thuốc chống viêm Non-Steroid (NSAID): Thuốc vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng giảm viêm;

  • Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm Glucosamin;

  • Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng trong trường hợp viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh lý tự miễn, bệnh hệ thống,...

4.2. Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp hỗ trợ quan trọng trong điều trị viêm khớp:

  • Tập vận động: Giúp bệnh nhân hạn chế tình trạng cứng khớp hay dính khớp. Tuy nhiên, chỉ nên tập vận động khi tình trạng viêm khớp đã ổn định;

  • Trị liệu bằng siêu âm cũng giúp giảm viêm;

  • Nhiệt trị liệu cũng cần được sử dụng một cách hợp lý: Khi viêm cấp cần chườm mát, lạnh. Khi tình trạng viêm đã ổn định thì sẽ sử dụng nhiệt nóng giúp tăng tưới máu khớp và hạn chế xơ hóa phần mềm quanh khớp.

4.3. Thay đổi lối sống

  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao phù hợp với thể trạng;

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý theo BMI;

  • Giữ ấm khớp trong môi trường lạnh;

  • Không hút thuốc lá, rượu bia, ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý;

  • Hạn chế các đồ ăn giàu chất béo, tăng cường rau xanh, chất xơ, bổ sung Vitamin D và Calci.

Vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân cải thiện bệnh viêm khớp

Vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân cải thiện bệnh viêm khớp

Bệnh lý viêm khớp cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm với sự hỗ trợ của máy móc, trang thiết bị hiện đại cùng đầy đủ những xét nghiệm chuyên sâu. Tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cơ xương khớp giàu kinh nghiệm điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, hệ thống máy xét nghiệm tự động hoàn toàn đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 hỗ trợ chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác cho các bệnh nhân viêm khớp. Hãy gọi điện tới tổng đài 1900565656 để được tư vấn và hỗ trợ tối đa cũng như đặt lịch khám trước nhé.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp