Sưng mắt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng có thể là một biểu hiện của bệnh lý nào đó. Khi thấy mắt bé bị sưng cha mẹ cần biết cách để chăm sóc con em mình. Thông tin cụ thể sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đến từ MEDLATEC chia sẻ trong bài viết dưới đây.
05/05/2023 | Mắt lác: nguyên nhân - biểu hiện và cách điều trị 04/05/2023 | Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh: nên lựa chọn, sử dụng như thế nào? 04/05/2023 | Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn có sao không? Làm thế nào để khắc phục?
1. Hiểu thêm về tình trạng bị sưng mắt của bé
Sưng mắt khiến trẻ khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Điều này gây ra những bất an lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, chỉ cần hiểu rõ sưng mắt là gì, biểu hiện ra sao sẽ giúp cha mẹ dễ hơn trong việc chăm sóc bé.
1.1 Sưng mắt ở trẻ là gì?
Sưng mắt là tình trạng mí trên, mí dưới hoặc cả hai mí bị nổi phồng gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Trường hợp này thường xảy ra phổ biến ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi. Sưng mí thường không ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bé nhưng đôi lúc chúng lại là dấu hiệu cho một bệnh lý nào đó.
Hiểu sưng mắt ở bé là gì giúp cha mẹ dễ dàng trong việc chăm sóc con
1.2 Biểu hiện khi trẻ bị sưng mắt
Mắt bị sưng sẽ kích thích tay trẻ dụi không ngừng và đi kèm với các biểu hiện khác như: mắt bị sưng đỏ, lòng mắt nổi lên những gân máu li ti. Mắt trở nên nhiều ghèn và chảy nước mắt sống nhiều. Bé có xu hướng quấy khóc hơn bình thường vì sưng mắt khiến chúng bị đau nhức, khó chịu.
Nếu nặng hơn có thể bị sốt. Trường hợp này thường hiếm gặp bởi nó là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm gây sưng, cực kỳ nguy hiểm với trẻ có đề kháng yếu. Ngoài ra, bé dễ bị ngã hơn bởi sưng mắt gây cản trở tầm nhìn của trẻ.
2. Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sưng mắt
Trẻ bị sưng mắt xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do một yếu tố vật lý tác động hoặc do bé mắc một bệnh lý nào đó liên quan tới mắt. Thế nhưng, phổ biến nhất là những nguyên nhân sau đây:
Viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng giác mạc thường xảy ra. Chúng còn có tên gọi khác là đau mắt đỏ. Bệnh này rất dễ lây lan, đặc biệt đối với những trẻ có sức đề kháng yếu. Tuy không gây nguy hiểm nhưng chúng sẽ khiến mắt bé bị sưng, tấy đỏ, tiết ra nhiều dịch ghèn khi thức dậy. Mắt bé bị sưng cũng gây khó khăn trong việc mở mắt. Nếu không điều trị bệnh đau mắt đỏ kịp thời sẽ gây ra nhiễm trùng nặng và ảnh hưởng tới thị lực của trẻ sau này.
Nắm bắt nguyên nhân gây ra tình trạng sưng mắt ở bé
Chắp mắt và lẹo mắt là hai loại viêm bờ mi thường gặp ở trẻ nhỏ. Chúng có biểu hiện tương đương và thường khiến cho mí mắt của bé bị sưng phồng, mọng đỏ, có nhân trắng. Sau vài ngày phát triệu chứng, nhân trắng vỡ ra, vết sưng cũng dần biến mất.
Tuy nhiên, lẹo mắt xuất phát từ việc nhiễm trùng mắt còn chắp mắt xảy ra khi tuyến bã nhờn ở mí mắt bị ách tắc. Cả hai đều khiến mắt bé bị sưng và đau nhức. Dù trong trường hợp nào, bố mẹ cũng nên chữa trị cho bé kịp thời để tránh lây lan và tái lại nhiều lần.
2.3 Viêm mô tế bào
Mắt bé bị sưng cũng có thể do viêm mô tế bào ở hốc mắt gây ra. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn ở vùng da xung quanh mắt. Tình trạng này thường là một biến chứng của viêm xoang. Nếu nặng sẽ gây ra áp xe mắt. Đi kèm với đó là các biểu hiện như sưng phồng, đỏ mắt,... Thậm chí là mất dần thị lực hoặc tử vong. Tình trạng này khá nguy hiểm nên cần có sự can thiệp của bác sĩ.
2.4 Các nguyên nhân khác
Dị ứng cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến mắt bé bị sưng. Khi có sự phản ứng mạnh với thành phần thuốc, một số thực phẩm,... mắt bé bị ngứa. Cảm giác khó chịu kéo dài sẽ kích thích tay bé dụi mắt, dần dẫn đến sưng.
Tình trạng sưng mắt xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Bên cạnh đó, do bản năng nghịch ngợm của trẻ nhỏ khiến bé bị chấn thương vùng mắt rồi dẫn đến sưng. Điển hình như bị các vật nhọn hay đồ chơi cọ vào hoặc trong quá trình nô đùa khiến bé bị ngã. Bố mẹ cần trông bé cẩn thận tránh các tai nạn không đáng tác động trực tiếp đến mắt.
Cơ thể bé thường có mùi sữa thơm. Đây cũng là nguyên nhân thu hút một số loại côn trùng như ong, muỗi, kiến,... Nếu không may bị các con vật này đốt mắt bé sẽ bị sưng. Một số loài có nọc độc như ong thường gây đau nhức khiến bé quấy khóc. Nhìn chung, tình trạng này chỉ kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Cần bôi các loại thuốc mỡ tra mắt để giúp bé nhanh khỏi hơn.
3. Cách khắc phục tình trạng sưng mắt ở trẻ
Sau khi đã nắm được nguyên do tại sao mắt bé bị sưng, các bậc phụ huynh cần tìm cách khắc phục tình trạng này.
3.1 Vệ sinh mắt cho bé
Hãy thường xuyên vệ sinh mắt cho trẻ từ 2 đến 3 lần một ngày để mắt bé luôn trong tình trạng sạch sẽ. Có thể vệ sinh bằng băng gạc, bông gòn, khăn mềm để tránh tối đa tình trạng mắt bé bị sưng. Không nên cho bé tiếp xúc gần với các loại thú cưng như chó, mèo. Bởi rất dễ gây ra tình trạng kích ứng mắt. Nếu xuất hiện tình trạng sưng đỏ hãy chườm lạnh để giúp cải thiện tình hình.
3.2 Sử dụng các thực phẩm tự nhiên
Các loại thực phẩm tự nhiên như nha đam, khoai tây, dưa leo,... rất tốt cho việc làm giảm sưng mắt. Mặc dù có tác dụng hơi chậm nhưng các loại thực phẩm này rất lành tính, giúp chống giảm viêm, giảm đau.
Cách giúp tình trạng sưng mắt của bé thuyên giảm
Rửa sạch chúng bằng nước muối sau đó cắt lát mỏng đắp lên mắt bé khoảng 15 phút. Lặp lại thao tác này nhiều lần sẽ khiến mắt giảm sưng trông thấy. Tuy nhiên, cần rửa lại bằng nước sạch sau khi đủ thời gian. Cách chữa này vô cùng đơn giản và đặc biệt an toàn đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.
3.3 Thăm khám tại các cơ sở y khoa
Trong trường hợp đã áp dụng những cách như trên nhưng mắt bé bị sưng một thời gian dài không thuyên giảm, thì bố mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y khoa để thăm khám kịp thời. Tùy vào từng mức độ, nguyên dẫn đến việc mắt bé bị sưng mà các bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp.
Cha mẹ chớ nên chủ quan khi mắt bé bị sưng. Hãy theo dõi sát sao tình trạng mắt của con em mình. Nếu có dấu hiệu bất thường hãy đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám, điều trị kịp thời. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể nhất.